Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN THÀNH TỰU NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

 

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN THÀNH TỰU NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

Trên trang rfavietnam vừa mới đăng tải bài viết với tiêu đề “Báo cáo vi phạm nhân quyền từ Việt Nam giảm đi do nhiều người sợ bị trả thù” với những lời lẽ hằn học, thù địch và vô căn cứ.  Để hiểu rõ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, chúng ta cần tiếp cận, xem xét một cách toàn diện, khách quan, cụ thể, cả bối cảnh trong nước và quốc tế. Việc tiếp cận này không chỉ đảm bảo sự công bằng mà còn giúp chúng ta đấu tranh loại bỏ những quan điểm sai trái, thù địch ra khỏi đời sống xã hội.

  1. Luật pháp Việt Nam luôn bảo đảm quyền con người và tự do ngôn luận

Bài viết cáo buộc rằng chính quyền Việt Nam trả thù các cá nhân và tổ chức lên tiếng về vi phạm nhân quyền, gây ra sự sợ hãi và giới hạn tự do ngôn luận. Tuy nhiên, thực tế là Việt Nam có một khung pháp lý hoàn chỉnh và rõ ràng nhằm bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 tại Điều 25 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội và biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” Điều này thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền cơ bản của con người theo đúng quy chuẩn quốc tế.

Việt Nam cũng đã tham gia nhiều công ước quốc tế về quyền con người như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ước chống tra tấn (CAT). Những công ước này ràng buộc Việt Nam phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận và ngăn chặn mọi hình thức tra tấn hay đối xử tàn bạo. Tuy nhiên, trong mọi xã hội, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận không được vượt quá giới hạn của luật pháp và không được xâm phạm đến quyền lợi của cá nhân khác hoặc lợi ích quốc gia. Điều này phù hợp với Điều 19 của ICCPR, trong đó nêu rõ rằng việc thực thi quyền tự do ngôn luận có thể bị hạn chế để bảo vệ an ninh quốc gia.

Việc các cơ quan chức năng tại Việt Nam kiểm soát những hành động liên quan đến vi phạm pháp luật không phải là hình thức trả thù mà là biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Những biện pháp này không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn được áp dụng tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia phát triển. Tổ chức Freedom House, một tổ chức quốc tế phi chính phủ về tự do và nhân quyền, cũng đã nhấn mạnh rằng việc hạn chế một số quyền tự do nhất định là cần thiết trong bối cảnh nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự công cộng .

  1. Việt Nam luôn minh bạch và hợp tác quốc tế trong vấn đề nhân quyền

Bài viết trên cho rằng chính quyền Việt Nam trấn áp những người cộng tác với LHQ trong việc báo cáo vi phạm nhân quyền, dẫn đến việc thông tin về nhân quyền bị giảm sút. Tuy nhiên, thực tế, Việt Nam đã và đang thể hiện sự hợp tác tích cực với các cơ chế quốc tế về nhân quyền, bao gồm cả việc tham gia Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của LHQ.

Ngày 10/5/2024, Nhóm làm việc về Cơ chế soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Báo cáo của Nhóm làm việc ghi nhận Báo cáo quốc gia của Việt Nam, nội dung phiên đối thoại ngày 7/5 và ghi nhận 320 khuyến nghị do 133 nước đưa ra. Qua các chu kỳ UPR, Việt Nam luôn được đánh giá tốt về nỗ lực triển khai nghiêm túc các khuyến nghị đã chấp thuận, nhất là thông qua việc xây dựng các kế hoạch quốc gia, các báo cáo giữa kỳ, quá trình tham vấn, lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân. Các nước cũng đánh giá tích cực tinh thần đối thoại chân thành, thẳng thắn và cởi mở của đoàn Việt Nam. Việc hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế không chỉ là nghĩa vụ mà còn là cơ hội để Việt Nam thể hiện những thành tựu trong việc bảo vệ quyền con người và tiếp thu những khuyến nghị hợp lý để cải thiện hệ thống pháp luật và chính sách. Trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số và người khuyết tật. Báo cáo của LHQ về những tiến bộ này đã ghi nhận những nỗ lực cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

  1. Việt Nam không “vũ khí hóa luật pháp” để đàn áp những người bất đồng chính kiến

Bài viết đưa ra nhận định rằng chính quyền Việt Nam “vũ khí hóa luật pháp” để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Điều này, là không chính xác và không phản ánh đúng chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Việt Nam, giống như bất kỳ quốc gia nào khác, có quyền và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, và sự ổn định của đất nước. Những biện pháp pháp lý mà Việt Nam áp dụng nhằm kiểm soát những hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là những hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc đe dọa an ninh quốc gia, hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Liên Hợp Quốc, trong các báo cáo về an ninh quốc gia, cũng công nhận rằng việc bảo vệ trật tự xã hội và an ninh quốc gia là cần thiết, miễn là nó không xâm phạm quyền tự do cơ bản của người dân. Quyền tự do ngôn luận, như được quy định trong Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), cũng cho phép các quốc gia áp dụng biện pháp hạn chế trong trường hợp cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng và an ninh quốc gia .

Việc một số cá nhân hoặc tổ chức bị ngăn chặn hoặc bắt giữ không phải là vì họ lên tiếng về nhân quyền mà vì họ có những hành động vi phạm pháp luật Việt Nam, chẳng hạn như tuyên truyền chống nhà nước, kích động bạo lực, hoặc tổ chức các hoạt động bất hợp pháp. Những hành vi này vi phạm Điều 109 và Điều 117 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, liên quan đến “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Việc xử lý những trường hợp này là cần thiết để bảo vệ lợi ích của xã hội và duy trì ổn định chính trị.

Luật pháp Việt Nam không phân biệt đối xử với bất kỳ cá nhân nào về mặt quan điểm chính trị, nhưng không cho phép lạm dụng quyền tự do ngôn luận để gây hại cho an ninh quốc gia và trật tự công cộng. Điều này cũng tương đồng với các quy định của nhiều quốc gia trên thế giới, nơi mà việc lạm dụng quyền tự do ngôn luận để tuyên truyền bạo lực hoặc chống lại chính quyền đều bị ngăn cấm và trừng phạt theo luật pháp.

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC NHÀ NƯỚC TA CỦA HƯNG MAI

 

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC NHÀ NƯỚC TA CỦA HƯNG MAI

          Gần đây, trên trang mạng Saigonnhonew, Hưng Mai đăng bài viết “Nhà nước bây giờ của ai?”. Trong đó có nội dung:  Mô hình “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” mà ĐCSVN luôn tuyên bố theo đuổi đang đứng trước nguy cơ trở thành một lời hứa bị phản bội, khi quyền lực ngày càng tập trung vào tay một nhóm nhỏ, phục vụ cho lợi ích của nhóm này hơn là lợi ích của toàn dân”. Đây là những luận điệu phản động, xuyên tạc của Hưng Mai, nhằm gây hoang mang, tạo hoài nghi của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thứ nhất, tại Điều 2, Hiến pháp 2013 khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 nêu rõ: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật; Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán…; tôn trọng và bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.

Thứ hai, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước. Toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện “bao nhiêu quyền hạn đều là của dân”. Ở nước ta, nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân tổ chức ra, nhân viên nhà nước là người được ủy quyền, thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc của nhân dân. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân của Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở văn bản pháp luật, trong các bài nói, bài viết của Người mà còn thấm đượm lòng nhân ái, thương yêu nhân dân, chăm lo cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã phát triển tới một đỉnh cao, phản ánh giá trị cao quý nhất của chế độ nhà nước dân chủ và pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, thực tiễn đã chứng minh: Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng gần 40 năm, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Vì vậy, chúng ta khẳng định rằng: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; nhà nước tồn tại và hoạt động vì quyền lợi nhân dân lao động, chứ không phải như quan điểm có tính chất bóp méo, xuyên tạc, áp đặt của Hưng Mai. Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh, lên án, phê phán và bác bỏ những luận điệu sai trái, dối trá, không đúng sự thật do Hưng Mai bịa đặt ra./.

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN THÀNH TỰU NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

 

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN THÀNH TỰU NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

Trên trang rfavietnam vừa mới đăng tải bài viết với tiêu đề “Báo cáo vi phạm nhân quyền từ Việt Nam giảm đi do nhiều người sợ bị trả thù” với những lời lẽ hằn học, thù địch và vô căn cứ.  Để hiểu rõ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, chúng ta cần tiếp cận, xem xét một cách toàn diện, khách quan, cụ thể, cả bối cảnh trong nước và quốc tế. Việc tiếp cận này không chỉ đảm bảo sự công bằng mà còn giúp chúng ta đấu tranh loại bỏ những quan điểm sai trái, thù địch ra khỏi đời sống xã hội.

  1. Luật pháp Việt Nam luôn bảo đảm quyền con người và tự do ngôn luận

Bài viết cáo buộc rằng chính quyền Việt Nam trả thù các cá nhân và tổ chức lên tiếng về vi phạm nhân quyền, gây ra sự sợ hãi và giới hạn tự do ngôn luận. Tuy nhiên, thực tế là Việt Nam có một khung pháp lý hoàn chỉnh và rõ ràng nhằm bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 tại Điều 25 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội và biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” Điều này thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền cơ bản của con người theo đúng quy chuẩn quốc tế.

Việt Nam cũng đã tham gia nhiều công ước quốc tế về quyền con người như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ước chống tra tấn (CAT). Những công ước này ràng buộc Việt Nam phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận và ngăn chặn mọi hình thức tra tấn hay đối xử tàn bạo. Tuy nhiên, trong mọi xã hội, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận không được vượt quá giới hạn của luật pháp và không được xâm phạm đến quyền lợi của cá nhân khác hoặc lợi ích quốc gia. Điều này phù hợp với Điều 19 của ICCPR, trong đó nêu rõ rằng việc thực thi quyền tự do ngôn luận có thể bị hạn chế để bảo vệ an ninh quốc gia.

Việc các cơ quan chức năng tại Việt Nam kiểm soát những hành động liên quan đến vi phạm pháp luật không phải là hình thức trả thù mà là biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Những biện pháp này không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn được áp dụng tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia phát triển. Tổ chức Freedom House, một tổ chức quốc tế phi chính phủ về tự do và nhân quyền, cũng đã nhấn mạnh rằng việc hạn chế một số quyền tự do nhất định là cần thiết trong bối cảnh nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự công cộng .

  1. Việt Nam luôn minh bạch và hợp tác quốc tế trong vấn đề nhân quyền

Bài viết trên cho rằng chính quyền Việt Nam trấn áp những người cộng tác với LHQ trong việc báo cáo vi phạm nhân quyền, dẫn đến việc thông tin về nhân quyền bị giảm sút. Tuy nhiên, thực tế, Việt Nam đã và đang thể hiện sự hợp tác tích cực với các cơ chế quốc tế về nhân quyền, bao gồm cả việc tham gia Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của LHQ.

Ngày 10/5/2024, Nhóm làm việc về Cơ chế soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Báo cáo của Nhóm làm việc ghi nhận Báo cáo quốc gia của Việt Nam, nội dung phiên đối thoại ngày 7/5 và ghi nhận 320 khuyến nghị do 133 nước đưa ra. Qua các chu kỳ UPR, Việt Nam luôn được đánh giá tốt về nỗ lực triển khai nghiêm túc các khuyến nghị đã chấp thuận, nhất là thông qua việc xây dựng các kế hoạch quốc gia, các báo cáo giữa kỳ, quá trình tham vấn, lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân. Các nước cũng đánh giá tích cực tinh thần đối thoại chân thành, thẳng thắn và cởi mở của đoàn Việt Nam. Việc hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế không chỉ là nghĩa vụ mà còn là cơ hội để Việt Nam thể hiện những thành tựu trong việc bảo vệ quyền con người và tiếp thu những khuyến nghị hợp lý để cải thiện hệ thống pháp luật và chính sách. Trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số và người khuyết tật. Báo cáo của LHQ về những tiến bộ này đã ghi nhận những nỗ lực cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

  1. Việt Nam không “vũ khí hóa luật pháp” để đàn áp những người bất đồng chính kiến

Bài viết đưa ra nhận định rằng chính quyền Việt Nam “vũ khí hóa luật pháp” để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Điều này, là không chính xác và không phản ánh đúng chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Việt Nam, giống như bất kỳ quốc gia nào khác, có quyền và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, và sự ổn định của đất nước. Những biện pháp pháp lý mà Việt Nam áp dụng nhằm kiểm soát những hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là những hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc đe dọa an ninh quốc gia, hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Liên Hợp Quốc, trong các báo cáo về an ninh quốc gia, cũng công nhận rằng việc bảo vệ trật tự xã hội và an ninh quốc gia là cần thiết, miễn là nó không xâm phạm quyền tự do cơ bản của người dân. Quyền tự do ngôn luận, như được quy định trong Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), cũng cho phép các quốc gia áp dụng biện pháp hạn chế trong trường hợp cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng và an ninh quốc gia .

Việc một số cá nhân hoặc tổ chức bị ngăn chặn hoặc bắt giữ không phải là vì họ lên tiếng về nhân quyền mà vì họ có những hành động vi phạm pháp luật Việt Nam, chẳng hạn như tuyên truyền chống nhà nước, kích động bạo lực, hoặc tổ chức các hoạt động bất hợp pháp. Những hành vi này vi phạm Điều 109 và Điều 117 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, liên quan đến “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Việc xử lý những trường hợp này là cần thiết để bảo vệ lợi ích của xã hội và duy trì ổn định chính trị.

Luật pháp Việt Nam không phân biệt đối xử với bất kỳ cá nhân nào về mặt quan điểm chính trị, nhưng không cho phép lạm dụng quyền tự do ngôn luận để gây hại cho an ninh quốc gia và trật tự công cộng. Điều này cũng tương đồng với các quy định của nhiều quốc gia trên thế giới, nơi mà việc lạm dụng quyền tự do ngôn luận để tuyên truyền bạo lực hoặc chống lại chính quyền đều bị ngăn cấm và trừng phạt theo luật pháp.

“VIỆT TÂN” KHÔNG ĐẠI DIỆN CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM

 

Gần đây, trên trang viettan.org vừa mới đăng tải bài viết với tiêu đề “Tại sao CSVN e ngại Việt Tân?” của đối tượng Hoàng Mai Linh với những lời lẽ hằn học, thù địch và vô căn cứ, cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam e ngại Việt Tân. Để hiểu rõ về vấn đề này, chúng ta cần tiếp cận, xem xét một cách toàn diện, khách quan, cụ thể, cả bối cảnh trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo sự công bằng và giúp chúng ta đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch không cho chúng cơ hội làm “vẩn đục: đời sống xã hội.

Thứ nhất, phải khẳng định rằng, Việt Tân không đại diện cho nhân dân Việt Nam

Việt Tân tự xưng là đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng của người dân Việt Nam, nhưng thực chất tổ chức này chỉ là một nhóm nhỏ với những mục tiêu chính trị, không có căn cứ rõ ràng và không được nhân dân trong nước thừa nhận.

Tổ chức phản cách mạng lưu vong “Việt Tân” là tên viết tắt của cái gọi là “Việt Nam canh tân cách mạng đảng”, trụ sở chính đặt tại 2530 đường Berryessa 234 San Jose, California, Mỹ và “Văn phòng 2” tại Bangkok, Thái Lan. Ngày 4-10-2016, căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an đã đưa “Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố, chống Nhà nước Việt Nam. Từ khi thành lập năm 1981 đến nay, tổ chức này đã có nhiều hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhiều đối tượng đã bị bắt giữ, xét xử nhưng chúng vẫn không từ bỏ dã tâm lật đổ chính quyền ở Việt Nam. Thay vì đóng góp xây dựng đất nước, họ lại thường xuyên có những hành vi chống phá, lợi dụng vấn đề dân chủ và nhân quyền để gây bất ổn xã hội, phục vụ cho những lợi ích riêng của mình. Các quốc gia trên thế giới cũng không công nhận tính hợp pháp và chính danh của Việt Tân. Trong khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân bầu chọn và lãnh đạo đất nước qua nhiều thời kỳ lịch sử quan trọng, từ giành độc lập, thống nhất đất nước đến phát triển kinh tế và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy lợi ích dân tộc làm mục tiêu tối thượng, khác biệt hoàn toàn với các tổ chức phản động như Việt Tân.

Thứ hai, Việt Tân là một tổ chức khủng bố

Việt Tân cho rằng Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam gán nhãn “khủng bố” nhằm bôi nhọ và cô lập tổ chức này. Tuy nhiên, sự thật là Việt Tân đã có những hoạt động bất hợp pháp và thậm chí bị cáo buộc liên quan đến bạo lực. Ví dụ trong năm 2019, số cầm đầu “Việt Tân” tại Mỹ còn chỉ đạo số đối tượng tại thành phố Hồ Chí Minh tính toán khả năng thực hiện một số hoạt động phá hoại ở Việt Nam vào các dịp lễ lớn. Ban đầu, Việt Tân chủ trương tiến hành đặt bom phá hoại một số tượng đài ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sau đó, các đối tượng đã thay đổi kế hoạch nhằm vào thành phố Hà Nội theo 3 hướng. Hướng thứ nhất là đặt bom trong thùng rác công cộng ở một số địa điểm quan trọng, tập trung là khu vực trung tâm của Hà Nội. Phương án hai là kích động một số đối tượng cực đoan, quá khích tập trung gây “náo loạn” trước khu vực trung tâm chính trị nhằm tạo điểm nóng, thu hút sự chú ý của lực lượng an ninh để các đối tượng khác tiến hành đánh bom theo kế hoạch. Sau đó, bố trí ghi hình, tung lên mạng xã hội tất cả các hoạt động nhằm gây tiếng vang, vu cáo chính quyền Việt Nam “đàn áp khủng bố” các nhà “hoạt động dân chủ”, “bất đồng chính kiến”.

Thứ ba, Đảng Cộng sản Việt Nam không chống lại dân chủ, mà bảo vệ một nền dân chủ có tổ chức

Việt Tân lập luận rằng Đảng Cộng sản Việt Nam chống lại các phong trào dân chủ và quyền tự do của nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn hướng tới xây dựng một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong đó quyền lợi của người dân được đặt lên hàng đầu. Dân chủ không có nghĩa là sự tự do tuyệt đối để phá vỡ các quy tắc và luật pháp. Mọi quốc gia trên thế giới đều có những giới hạn nhất định để đảm bảo sự hài hòa giữa tự do cá nhân và lợi ích chung của xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước qua nhiều thời kỳ khó khăn, đảm bảo quyền tự do, công bằng và cơ hội phát triển cho toàn dân, đặc biệt là sau công cuộc đổi mới (1986). Những thành tựu về kinh tế, văn hóa và xã hội của Việt Nam ngày nay là minh chứng rõ nét cho vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng, và điều này không thể phủ nhận chỉ bằng những cáo buộc vô căn cứ.

Thứ tư, phong trào dân chủ Việt Tân chỉ là vỏ bọc mang tính chất mị dân, lừa gạt để chống phá đất nước

Việt Tân khẳng định rằng phong trào dân chủ của tổ chức này sẽ giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, cần nhìn rõ rằng những phong trào dân chủ vô tổ chức và thiếu tính thực tế chỉ mang lại sự chia rẽ và bất ổn, như đã thấy ở nhiều quốc gia khác. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua nhiều khó khăn và đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là những thành tựu to lớn đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế một cách thành công, cải thiện đời sống của người dân và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Những luận điệu tuyên truyền của Việt Tân không chỉ thiếu căn cứ mà còn đi ngược lại với nguyện vọng của đại đa số người dân Việt Nam. Việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là trách nhiệm của Đảng mà còn là trách nhiệm của toàn thể nhân dân. Những luận điệu xuyên tạc từ các tổ chức phản động như Việt Tân không chỉ nhằm phá hoại sự ổn định và phát triển của đất nước, mà còn là mối đe dọa tới quyền lợi của nhân dân. Thực tiễn đã chứng minh rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đang ngày càng phát triển và vững mạnh. Điều này là minh chứng rõ ràng nhất cho việc bảo vệ đúng đắn và vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

VẠCH TRẦN ÂM MƯU LỢI DỤNG, LÔI KÉO, KÍCH ĐỘNG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI PHÁP XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA CỦA TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN

 

VẠCH TRẦN ÂM MƯU LỢI DỤNG, LÔI KÉO, KÍCH ĐỘNG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI PHÁP XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA CỦA TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN

Gần đây, trên trang “Viettan.org”, Trần Đức Tuyết Tiên đã đăng bài viết tựa đề “Hành khúc tháng Mười” tuyên truyền cho cái gọi là “hoạt động biểu tình của 18 hội đoàn của cộng đồng người Việt tại Pháp”, mang theo các biểu ngữ, truyền đơn với nội dung kêu gọi cộng đồng quốc tế “lên án, gây áp lực mạnh mẽ lên nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải thả tất các tù nhân lương tâm”. Đồng thời, phản đối sự hiện diện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 ở Paris và chuyến thăm chính thức của Nhà nước ta theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (từ ngày 4 đến ngày 7/10/2024).

Bài viết “Hành khúc tháng Mười” thực chất là hoạt động lôi kéo, kích động một nhóm thiểu số người Việt tại Pháp nhằm xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta và bôi nhọ, hạ thấp uy tín của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Tuy nhiên, hoạt động chống phá này đã thất bại ngay cả khi nó đang diễn ra giữa lòng thủ đô Paris của nước Pháp, bởi những lý do sau:

Thứ nhất, cần khẳng định rằng trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay hoàn toàn không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng truy tố, xử lý theo đúng quy định. “Tù nhân lương tâm” về bản chất là sự đánh tráo khái niệm nhằm cổ súy cho những kẻ đột lốt “dân chủ”, lợi dụng dân chủ để chống phá đất nước, vi phạm pháp luật bị kết án và phải chấp hành hình phạt tù. Mục đích chính của việc gắn mác “tù nhân lương tâm” đó là biến các đối tượng vi phạm pháp luật thành những công dân đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ. Đây là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động nhằm đánh lừa dư luận trong nước và quốc tế; cổ súy, hậu thuẫn, hỗ trợ cho số đối tượng chống đối, phá hoại công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Thứ hai, cuộc biểu tình lấy danh nghĩa 18 hội đoàn cộng đồng người Việt tại Pháp như Trần Đức Tuyết Tiên giật tít với tên gọi mỹ miều: “Hành khúc tháng Mười” với một số ít người tham gia, trên tay cầm lá cờ vàng ba sọc (cờ của chế độ Việt Nam cộng hòa), cùng các pa nô, khẩu hiệu, băng rôn, áp phích, hình ảnh mang nội dung xuyên tạc, suy diễn, kích động chống phá Đảng, Nhà nước ta và bôi xấu hạ thấp uy tín của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm…Thực chất đây chỉ là hoạt động của một nhóm nhỏ thiểu số người Việt Nam sống lưu vong tại Pháp bị các phần tử khủng bố Việt Tân lừa bịp, lôi kéo, kích động. Hành động trên còn đi ngược lại với chính lợi ích, nguyện vọng và truyền thống, văn hóa của đại đa số cộng đồng kiều bào ta đang sinh sống tại Pháp. Bỏi vì, hiện nay ở nước Pháp cộng đồng người Việt có hơn 300.000 người đang sinh sống, sinh hoạt trong hơn 200 hội đoàn. Kiều bào ta ở Pháp được đánh giá là một cộng cồng đồng có trình độ hội nhập tốt, có ý thức cao trong xây dựng, phát triển cộng đồng vững mạnh, luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. Ngày nay, đại đa số cộng đồng người Việt Nam tại Pháp dù sinh ra ở Việt Nam hay tại Pháp vẫn luôn gắn bó với quê hương và hướng về quê hương đất nước, quan tâm sâu sắc đến đồng bào ở quê nhà… Những thông tin trên như một bức tranh phản chiếu, lật tẩy chiêu trò lôi kéo, kích động, lừa bịp, kích động đồng bào ta tham gia cuộc biểu tình, nó giống như một trò hề, kệch cỡm, hay như một tiếng nói lẻ loi, lạc lõng, vô vọng nơi xứ người.

Thứ ba, chuyến thăm chính thức nước Pháp của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã thành công tốt đẹp trên mọi phương diện. Việc tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 đã tiếp tục khẳng định vai trò của Việt Nam là thành viên chủ chốt của cộng đồng Pháp ngữ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào các hoạt động của cộng đồng Pháp ngữ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chúng. Điều đặc biệt hơn nữa, trong tổng số 60 nguyên thủ quốc gia và chính phủ đến từ gần 100 nước tham dự Hội nghị, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ có duy nhất có một hoạt động song phương cấp Nhà nước với khách mời là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Tại cuộc gặp này, lãnh đạo hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện là một dấu ấn đặc biệt, tạo đà vô cùng quan trọng để phát triển quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Pháp trên nhiều lĩnh vực.

Trên đây là những minh chứng hùng hồn cho thấy, những hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam và bôi nhọ uy tín cá nhân đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thông qua cuộc biểu tình của nhóm nhỏ thiểu số người Việt Nam sống lưu vong tại Pháp do tổ chức khủng bố Việt Tân tiến hành đã thất bại hoàn toàn ngay trước mắt của cộng đồng quốc tế, nhân dân và chính phủ Pháp cùng đại đa số kiều bào ta ở Pháp có điều kiện nhìn rõ thủ đoạn, chiêu trò bỉ ổi, trơ trẽn, cũng như bộ mặt thật phản động của tổ chức khủng bố Việt Tân.

BÁC BỎ QUAN ĐIỂM CỦA NGUYỄN HUY VŨ VỀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

 

BÁC BỎ QUAN ĐIỂM CỦA NGUYỄN HUY VŨ VỀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Văn hóa cũng là một trong những trụ cột chủ yếu của công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Đây cũng là lĩnh vực các thế lực thù địch tập trung chống phá, gần đây, trên trang Viettan.org, Nguyễn Huy Vũ có bài viết: “Văn hóa”, đã vu cáo, xuyên tạc Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần phá hủy văn hóa của quốc gia.

Bài viết này vẫn tiếp tục luận điệu gặm nhấm một chiêu bài cũ rích: xuyên tạc, bóp méo, vu cáo quan điểm, đường lối phát triển văn hóa hiện nay, đồng thời nói xấu Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên sự thâm hiểm của bài viết này được thể hiện với cái giọng điệu thâm thù, vu khống, bịa đặt, bôi nhọ của Nguyễn Huy Vũ.

Từ khi đất nước ta giành được độc lập đến nay, mặc dù kinh tế đất nước còn khó khăn, song Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng, phát triển văn hóa.

 Thứ nhất, ngày 16-7-1998, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết đã bổ sung, phát triển, làm sâu sắc, phong phú hơn kho tàng lý luận văn hóa, đường lối văn hóa của Đảng và mở đường cho thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam thu được những thành tựu to lớn trong hơn hai thập niên qua. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã có quan niệm rộng hơn, toàn diện hơn, bao quát hơn về văn hóa, về văn hóa và phát triển, về di sản văn hóa, về bản sắc, đặc trưng văn hóa Việt Nam, về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…

Văn hóa được đề cập ở đây theo nghĩa rộng, bao gồm các lĩnh vực chủ yếu tạo nên đời sống văn hóa như: Tư tưởng, đạo đức, lối sống; Môi trường văn hóa; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Văn học nghệ thuật; Thông tin đại chúng; Giao lưu văn hóa với nước ngoài; Thể chế và thiết chế văn hóa…Với tính cách bao trùm như vậy, văn hóa được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh thì không có sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương,… biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển.

Thứ hai, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), ngày 09/6/2014, đã thông qua Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ ba, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 76-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2020, tiếp tục thực hiện hiệu quả Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Không ngừng phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam, quan tâm hơn việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, văn hoá dân tộc, các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các vùng, miền; ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa. Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị thuần phong, mỹ tục, nhất là trên không gian mạng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, thực hiện tốt công tác kiểm kê, xếp hạng, ghi danh, quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi, bảo vệ và phát huy giá trị di sản, di tích…

Thứ tư, tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (ngày 14/9/2022), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo: Việc xây dựng Quy hoạch cần quán triệt và cụ thể hóa phát triển nhanh nhưng bền vững, phát triển hài hòa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường, đặt văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã hội, xác định văn hóa, lịch sử truyền thống là một nguồn lực; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Vì vậy mọi luận điệu xuyên tạc, bóp méo của Nguyễn Huy Vũ về văn hóa ở nước ta là hoàn toàn sai trái. Chúng ta cần kiên quyết đấu tranh, vạch trần âm mưu đen tối, ngăn chặn, không lan truyền, cổ súy những thông tin xấu độc trên không gian mạng.

“VIỆT TÂN” KHÔNG ĐẠI DIỆN CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM

 

“VIỆT TÂN” KHÔNG ĐẠI DIỆN CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM

Gần đây, trên trang viettan.org vừa mới đăng tải bài viết với tiêu đề “Tại sao CSVN e ngại Việt Tân?” của đối tượng Hoàng Mai Linh với những lời lẽ hằn học, thù địch và vô căn cứ, cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam e ngại Việt Tân. Để hiểu rõ về vấn đề này, chúng ta cần tiếp cận, xem xét một cách toàn diện, khách quan, cụ thể, cả bối cảnh trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo sự công bằng và giúp chúng ta đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch không cho chúng cơ hội làm “vẩn đục: đời sống xã hội.

Thứ nhất, phải khẳng định rằng, Việt Tân không đại diện cho nhân dân Việt Nam

Việt Tân tự xưng là đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng của người dân Việt Nam, nhưng thực chất tổ chức này chỉ là một nhóm nhỏ với những mục tiêu chính trị, không có căn cứ rõ ràng và không được nhân dân trong nước thừa nhận.

Tổ chức phản cách mạng lưu vong “Việt Tân” là tên viết tắt của cái gọi là “Việt Nam canh tân cách mạng đảng”, trụ sở chính đặt tại 2530 đường Berryessa 234 San Jose, California, Mỹ và “Văn phòng 2” tại Bangkok, Thái Lan. Ngày 4-10-2016, căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an đã đưa “Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố, chống Nhà nước Việt Nam. Từ khi thành lập năm 1981 đến nay, tổ chức này đã có nhiều hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhiều đối tượng đã bị bắt giữ, xét xử nhưng chúng vẫn không từ bỏ dã tâm lật đổ chính quyền ở Việt Nam. Thay vì đóng góp xây dựng đất nước, họ lại thường xuyên có những hành vi chống phá, lợi dụng vấn đề dân chủ và nhân quyền để gây bất ổn xã hội, phục vụ cho những lợi ích riêng của mình. Các quốc gia trên thế giới cũng không công nhận tính hợp pháp và chính danh của Việt Tân. Trong khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân bầu chọn và lãnh đạo đất nước qua nhiều thời kỳ lịch sử quan trọng, từ giành độc lập, thống nhất đất nước đến phát triển kinh tế và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy lợi ích dân tộc làm mục tiêu tối thượng, khác biệt hoàn toàn với các tổ chức phản động như Việt Tân.

Thứ hai, Việt Tân là một tổ chức khủng bố

Việt Tân cho rằng Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam gán nhãn “khủng bố” nhằm bôi nhọ và cô lập tổ chức này. Tuy nhiên, sự thật là Việt Tân đã có những hoạt động bất hợp pháp và thậm chí bị cáo buộc liên quan đến bạo lực. Ví dụ trong năm 2019, số cầm đầu “Việt Tân” tại Mỹ còn chỉ đạo số đối tượng tại thành phố Hồ Chí Minh tính toán khả năng thực hiện một số hoạt động phá hoại ở Việt Nam vào các dịp lễ lớn. Ban đầu, Việt Tân chủ trương tiến hành đặt bom phá hoại một số tượng đài ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sau đó, các đối tượng đã thay đổi kế hoạch nhằm vào thành phố Hà Nội theo 3 hướng. Hướng thứ nhất là đặt bom trong thùng rác công cộng ở một số địa điểm quan trọng, tập trung là khu vực trung tâm của Hà Nội. Phương án hai là kích động một số đối tượng cực đoan, quá khích tập trung gây “náo loạn” trước khu vực trung tâm chính trị nhằm tạo điểm nóng, thu hút sự chú ý của lực lượng an ninh để các đối tượng khác tiến hành đánh bom theo kế hoạch. Sau đó, bố trí ghi hình, tung lên mạng xã hội tất cả các hoạt động nhằm gây tiếng vang, vu cáo chính quyền Việt Nam “đàn áp khủng bố” các nhà “hoạt động dân chủ”, “bất đồng chính kiến”.

Thứ ba, Đảng Cộng sản Việt Nam không chống lại dân chủ, mà bảo vệ một nền dân chủ có tổ chức

Việt Tân lập luận rằng Đảng Cộng sản Việt Nam chống lại các phong trào dân chủ và quyền tự do của nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn hướng tới xây dựng một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong đó quyền lợi của người dân được đặt lên hàng đầu. Dân chủ không có nghĩa là sự tự do tuyệt đối để phá vỡ các quy tắc và luật pháp. Mọi quốc gia trên thế giới đều có những giới hạn nhất định để đảm bảo sự hài hòa giữa tự do cá nhân và lợi ích chung của xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước qua nhiều thời kỳ khó khăn, đảm bảo quyền tự do, công bằng và cơ hội phát triển cho toàn dân, đặc biệt là sau công cuộc đổi mới (1986). Những thành tựu về kinh tế, văn hóa và xã hội của Việt Nam ngày nay là minh chứng rõ nét cho vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng, và điều này không thể phủ nhận chỉ bằng những cáo buộc vô căn cứ.

Thứ tư, phong trào dân chủ Việt Tân chỉ là vỏ bọc mang tính chất mị dân, lừa gạt để chống phá đất nước

Việt Tân khẳng định rằng phong trào dân chủ của tổ chức này sẽ giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, cần nhìn rõ rằng những phong trào dân chủ vô tổ chức và thiếu tính thực tế chỉ mang lại sự chia rẽ và bất ổn, như đã thấy ở nhiều quốc gia khác. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua nhiều khó khăn và đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là những thành tựu to lớn đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế một cách thành công, cải thiện đời sống của người dân và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Những luận điệu tuyên truyền của Việt Tân không chỉ thiếu căn cứ mà còn đi ngược lại với nguyện vọng của đại đa số người dân Việt Nam. Việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là trách nhiệm của Đảng mà còn là trách nhiệm của toàn thể nhân dân. Những luận điệu xuyên tạc từ các tổ chức phản động như Việt Tân không chỉ nhằm phá hoại sự ổn định và phát triển của đất nước, mà còn là mối đe dọa tới quyền lợi của nhân dân. Thực tiễn đã chứng minh rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đang ngày càng phát triển và vững mạnh. Điều này là minh chứng rõ ràng nhất cho việc bảo vệ đúng đắn và vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.