Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Hãy cảnh giác và đấu tranh với mọi âm mưu phá hoại

Vũ Nhã Hân @ 
                            Hãy cảnh giác và đấu tranh với mọi âm mưu phá hoại
Âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch
Các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị không hài lòng với sự phát triển của đất nước, luôn tìm cách cản trở sự phát triển, phá hoại sự bình yên của thành phố, của đất nước chúng ta; chúng bôi nhọ những giá trị tinh thần, niềm tự hào lớn lao của đất nước, phủ nhận ý nghĩa thiêng liêng của hòa bình, độc lập, tự do đối với nhân dân ta, làm mơ hồ nhận thức của thế hệ trẻ.
Hiện nay, trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, các phần tử xấu đang kêu gọi người dân chống đối chính quyền bằng nhiều hình thức như:
 Hướng dẫn chế tạo bom, chất nổ, thả bóng bay, sử dụng máy bay mô hình điều khiển từ xa (flycam) để rải truyền đơn phản động, kêu gọi, kích động người dân xuống đường biểu tình hoặc nguy hiểm hơn là gắn chất nổ để phá hoại trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, Công an, Quân đội .
Chúng viết lời kêu gọi chống phá chế độ, kích động tụ tập, biểu tình trên những tờ tiền Việt Nam.
Tất cả những hành vi trên là vi phạm pháp luật, cần phải được phê phán và xử lý nghiêm khắc.
Người dân cần lưu ý, việc sử dụng máy bay mô hình điều khiển từ xa phải được cấp phép theo đúng quy định của pháp luật và chỉ được cho bay tại các khu vực trống trải đã được chính quyền địa phương quy định. Hành vi viết vẽ lên tiền là vi phạm pháp luật; những tờ tiền bị viết, vẽ không được phép sử dụng. Chính vì vậy, khi phát hiện việc sử dụng các phương tiện trên cần ngăn chặn ngay và báo cho chính quyền địa phương gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã xử lý nghiêm khắc những đối tượng tổ chức hoạt động gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội, phá hoại sự ổn định và cuộc sống bình yên của nhân dân. Cụ thể, Nguyen William Anh (35 tuổi, người gốc Việt, quốc tịch Mỹ), ngày 20 tháng 7 năm 2018 bị tuyên án trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, bản án có hiệu lực lập tức về tội gây rối trật tự công cộng; Nguyen James Han (51 tuổi, Việt kiều Mỹ, quốc tịch Hoa Kỳ và Việt Nam), Phan Angel (62 tuổi, quốc tịch Hoa Kỳ) ngày 23 tháng 8 năm 2018 bị tuyên phạt 14 năm tù và trục xuất ngay sau khi chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam vì đã tổ chức hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Các đối tượng gây ra vụ đặt chất nổ tại trụ sở Công an phường 12 Quận Tân Bình đã bị bắt và sẽ chịu trách nhiệm nghiêm khắc trước pháp luật…
Hãy cảnh giác và đấu tranh với mọi âm mưu phá hoại.
          Tất cả Nhân dân Việt Nam  không mắc mưu kẻ xấu, không để những kẻ xấu lợi dụng, kích động, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại sự ổn định, bình yên của thành phố, phá hoại những ngày nghỉ lễ vui tươi bên gia đình, người thân
Người dân hãy nâng cao tinh thần cảnh giác, tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại từng địa bàn, khu dân cư, nơi công cộng. Khi phát hiện những dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật thì kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng gần nhất để ngăn chặn, xử lý.
Mỗi người dân cùng tuyên truyền, cùng đấu tranh, phản bác các luận điệu xấu, vận động bạn bè, người thân hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, không tham gia các hoạt động gây mất ổn định xã hội, không tham gia tụ tập, biểu tình.
Mọi người dân đều được quyền bày tỏ ý kiến của mình trong khuôn khổ pháp luật. Mọi ý kiến của người dân luôn được lãnh đạo chính quyền các cấp lắng nghe, tiếp thu.
Người yêu nước chân chính là người không vi phạm pháp luật.
Vì sự bình yên của Nhân dân.
Vì những ngày nghỉ lễ thật vui tươi, lành mạnh và an toàn.

Chúng ta nói không với mọi âm mưu phá hoại cuộc sống của nhân dân.

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Truyền thông Triều Tiên nói Việt Nam nhiệt tình chào đón Chủ tịch Kim

Vũ Nhã Hân @

 Truyền thông Triều Tiên nói Việt Nam nhiệt tình chào đón Chủ tịch Kim


Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm nay đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Kim Jong-un, công bố chi tiết đoàn đón tiếp của nước chủ nhà, cũng như mô tả sự "nhiệt tình" chào đón ông của người dân trên đường phố.
"Chủ tịch đã nhận được báo cáo về các hoạt động của phái đoàn đàm phán cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai sau khi tới Hà Nội, Việt Nam hôm 26/2", KCNA cho biết. Hãng thông tấn cũng đưa tin ông Kim đến thăm Đại sứ quán Triều Tiên tại Hà Nội và kêu gọi nỗ lực "nhằm củng cố các quan hệ hợp tác và thân thiện sâu sắc giữa hai đảng và hai quốc gia". 
Chủ tịch Kim Jong-un sáng qua tới ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, sau hơn 60 giờ đi tàu hỏa từ ga Bình Nhưỡng qua lãnh thổ Trung Quốc, sau đó di chuyển bằng ôtô về Hà Nội. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã xuống sân bay Nội Bài vào tối cùng ngày.
Truyền thông Triều Tiên đã đưa tin sát sao về chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Kim kể từ khi ông khởi hành hôm 23/2. Điều này dường như khác với xu hướng trước đây, bởi họ thường hạn chế đưa tin về các chuyến công du nước ngoài của ông Kim, hoặc chỉ công bố những bài viết chi tiết sau khi ông về nước. 
Hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Chủ tịch Kim và Tổng thống Trump tại Hà Nội diễn ra 8 tháng sau cuộc gặp đầu tiên hồi tháng 6/2018 tại Singapore, nơi họ đạt được thỏa thuận chung về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Hội nghị lần này dự kiến tập trung thảo luận các bước phi hạt nhân hóa cụ thể của Bình Nhưỡng và các biện pháp tương ứng từ phía Washington mà họ yêu cầu, như nới lỏng lệnh trừng phạt và cải thiện quan hệ song phương.


Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên 2019 sẽ mang lại kết quả tích cực, lâu dài Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội, báo chí và các học giả quốc tế đều tin tưởng rằng, hội nghị sẽ mang lại kết quả tích cực, lâu dài, đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Trả lời phóng viên TTXVN tại New York, Giáo sư Leon Sigal - Giám đốc Chương trình An ninh hợp tác Đông Bắc Á thuộc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội của Mỹ, cho rằng, sự kiện này là một bước tiến quan trọng đối với Triều Tiên trong tiến trình đàm phán, đồng thời là bước đi đặc biệt quan trọng cả với phía Mỹ. Giáo sư Sigal nêu rõ, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất, diễn ra ở Singapore vào tháng 6-2018, đã đặt ra một số nguyên tắc nhất định, tạo tiền đề để hội nghị lần này đạt được một số thỏa thuận và hành động thực sự. Khi được hỏi về những vấn đề Mỹ và Triều Tiên muốn đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, Giáo sư Sigal cho biết, mục tiêu căn bản đặt ra đối với lần gặp này rất rõ ràng. Đối với Mỹ, việc đạt được cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là mục tiêu trung tâm trong cả quá trình đàm phán. Trong khi đó, mục tiêu quan trọng của Triều Tiên là muốn có được cam kết của phía Mỹ trong việc cải thiện quan hệ song phương, đồng thời tiến tới mục tiêu lâu dài là xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Tại Hàn Quốc, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội, nhiều học giả Hàn Quốc đã nhận định khá lạc quan về kết quả của sự kiện chính trị quan trọng này. Giáo sư - Tiến sĩ Lee Woong-hyeon, Khoa Quan hệ quốc tế Trường Đại học Hàn Quốc, đồng thời là Chủ tịch Viện Nghiên cứu địa chính trị Hàn Quốc, bày tỏ lạc quan về kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới. Theo ông Lee, dù hai bên không thể giải quyết hoàn toàn các bất đồng, nhưng sẽ đạt được một số thỏa thuận trong một số vấn đề, ít nhất là Triều Tiên đưa ra được thời gian biểu phi hạt nhân hóa và Mỹ dỡ bỏ phần nào các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên. Truyền thông quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 27 đến 28-2, giới truyền thông Czech đã đồng loạt đưa tin về sự kiện quốc tế quan trọng này, trong đó đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong công tác đăng cai tổ chức sự kiện, đồng thời nêu bật ý nghĩa của sự kiện đối với Việt Nam. Về ý nghĩa của việc đăng cai tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 đối với Việt Nam, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế của báo Tin tức Czech - nhà báo Alex Svamberk, cho rằng, chưa bao giờ dư luận Czech lại quan tâm tới Việt Nam như hiện nay. Việc cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Hà Nội mang lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam. Thứ nhất, vai trò và vị thế của Việt Nam được cả thế giới biết đến do cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un luôn được xem là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế. Thứ hai, việc đăng cai tổ chức sự kiện này cho thấy, Việt Nam có khả năng đóng góp tích cực vào nhiều vấn đề quốc tế, khi mà tình hình bán đảo Triều Tiên là một trong những vấn đề khó khăn và kéo dài nhất. Tờ The Wall Street Journal của Mỹ ngày 24-2 viết: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đầu người của Việt Nam ngày nay gấp 10 lần so với trước khi cải cách bắt đầu vào năm 1986, lợi ích một phần từ đầu tư nước ngoài đến từ các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn hàng đầu của Việt Nam. Bài báo cho rằng tình hình của Triều Tiên hiện nay giống Việt Nam giữa thập niên 1980, vì vậy, nhà lãnh đạo Kim Jong-un muốn học theo mô hình phát triển đất nước giống Việt Nam.

VŨ Nhã Hân @

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên 2019 sẽ mang lại kết quả tích cực, lâu dài

Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội, báo chí và các học giả quốc tế đều tin tưởng rằng, hội nghị sẽ mang lại kết quả tích cực, lâu dài, đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Trả lời phóng viên TTXVN tại New York, Giáo sư Leon Sigal - Giám đốc Chương trình An ninh hợp tác Đông Bắc Á thuộc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội của Mỹ, cho rằng, sự kiện này là một bước tiến quan trọng đối với Triều Tiên trong tiến trình đàm phán, đồng thời là bước đi đặc biệt quan trọng cả với phía Mỹ. Giáo sư Sigal nêu rõ, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất, diễn ra ở Singapore vào tháng 6-2018, đã đặt ra một số nguyên tắc nhất định, tạo tiền đề để hội nghị lần này đạt được một số thỏa thuận và hành động thực sự. Khi được hỏi về những vấn đề Mỹ và Triều Tiên muốn đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, Giáo sư Sigal cho biết, mục tiêu căn bản đặt ra đối với lần gặp này rất rõ ràng. Đối với Mỹ, việc đạt được cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là mục tiêu trung tâm trong cả quá trình đàm phán. Trong khi đó, mục tiêu quan trọng của Triều Tiên là muốn có được cam kết của phía Mỹ trong việc cải thiện quan hệ song phương, đồng thời tiến tới mục tiêu lâu dài là xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Tại Hàn Quốc, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội, nhiều học giả Hàn Quốc đã nhận định khá lạc quan về kết quả của sự kiện chính trị quan trọng này. Giáo sư - Tiến sĩ Lee Woong-hyeon, Khoa Quan hệ quốc tế Trường Đại học Hàn Quốc, đồng thời là Chủ tịch Viện Nghiên cứu địa chính trị Hàn Quốc, bày tỏ lạc quan về kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới. Theo ông Lee, dù hai bên không thể giải quyết hoàn toàn các bất đồng, nhưng sẽ đạt được một số thỏa thuận trong một số vấn đề, ít nhất là Triều Tiên đưa ra được thời gian biểu phi hạt nhân hóa và Mỹ dỡ bỏ phần nào các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên. 
Truyền thông quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam 
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 27 đến 28-2, giới truyền thông Czech đã đồng loạt đưa tin về sự kiện quốc tế quan trọng này, trong đó đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong công tác đăng cai tổ chức sự kiện, đồng thời nêu bật ý nghĩa của sự kiện đối với Việt Nam. Về ý nghĩa của việc đăng cai tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 đối với Việt Nam, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế của báo Tin tức Czech - nhà báo Alex Svamberk, cho rằng, chưa bao giờ dư luận Czech lại quan tâm tới Việt Nam như hiện nay. Việc cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Hà Nội mang lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam. Thứ nhất, vai trò và vị thế của Việt Nam được cả thế giới biết đến do cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un luôn được xem là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế. Thứ hai, việc đăng cai tổ chức sự kiện này cho thấy, Việt Nam có khả năng đóng góp tích cực vào nhiều vấn đề quốc tế, khi mà tình hình bán đảo Triều Tiên là một trong những vấn đề khó khăn và kéo dài nhất. Tờ The Wall Street Journal của Mỹ ngày 24-2 viết: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đầu người của Việt Nam ngày nay gấp 10 lần so với trước khi cải cách bắt đầu vào năm 1986, lợi ích một phần từ đầu tư nước ngoài đến từ các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn hàng đầu của Việt Nam. Bài báo cho rằng tình hình của Triều Tiên hiện nay giống Việt Nam giữa thập niên 1980, vì vậy, nhà lãnh đạo Kim Jong-un muốn học theo mô hình phát triển đất nước giống Việt Nam.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên: Hạ thấp mục tiêu nhưng Tổng thống Donald Trump vẫn cần những kết quả cụ thể

Vũ Nhã Hân @
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên: Hạ thấp mục tiêu nhưng Tổng thống Donald Trump vẫn cần những kết quả cụ thể
Sáng 28/2, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp 1:1 tại khách sạn Metropole, Hà Nội. Sau đó, hai nhà lãnh đạo sẽ họp với các cố vấn và cùng ăn trưa kết hợp làm việc. Hai nguyên thủ Mỹ và Triều Tiên được kỳ vọng sẽ đạt được một thỏa thuận chung mang tính lịch sử tại Hà Nội, trong đó đề cập tới tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Từ Washington, phóng viên Trường Sơn - Thường trú Đài THVN tại Mỹ đã chia sẻ một số quan điểm của người dân Mỹ xung quanh sự kiện quan trọng này.
"Các kênh truyền hình của Mỹ đã trực tiếp, cập nhật diễn biến 24/24hcủa Hội nghị, từ màn chào hỏi cuộc gặp 1-1, bữa ăn tối đến cuộc gặp giữa hai đoàn. Một số cuộc thăm dò gần đây cho thấy đại bộ phận người dân Mỹ quan tâm và có cái nhìn lạc quan với sự kiện này. Họ coi Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội là cơ hội tốt để Mỹ và Triều Tiên bắ bước đi cụ thể đầu tiên trong quá trình lập lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Chính giới và các nhà phân tích Mỹ đánh giá kết quả của hội nghị không chỉ quyết định tới tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên mà còn ảnh hưởng lớn tới uy tín chính trị của Tổng thống Donald Trump ở trong nước. Đáng chú ý, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders- người luôn chỉ trích ông Donald Trump trong nhiều vấn đề - đã lên tiếng ca ngợi Tổng thống trong cách tiếp cận ngoại giao thượng đỉnh để giải quyết vấn đề hạt nhân và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên".
"Người dân Mỹ trông đợi đầu tiên là cam kết về phi hạt nhân hóa từ Triều Tiên. Tổng thống Mỹ Donald Trump trước chuyến đi đã hạ thấp kỳ vọng vào cuộc gặp này. Tại thượng đỉnh ở Singapore, ông Trump muốn thấy Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn, còn giờ ông nói chỉ cần Triều Tiên không tiến hành thêm các vụ thử tên lửa và hạt nhân, và rằng không vội vàng thúc ép Triều Tiên trong vấn đề này.
Có thể hạ thấp mục tiêu sẽ khiến khả năng thành công của Hội nghị thượng đỉnh cao hơn nhưng tất nhiên, không vì thế mà ông Donald Trump từ Hà Nội về Mỹ mà không có những cam kết cụ thể. Cam kết cụ thể ở đây có thể là việc Triều Tiên công bố danh sách các cơ sở hạt nhân tên lửa mà họ sở hữu, cho phép quan sát viên quốc tế tới một số cơ sở hạt nhân hay tên lửa mà từ trước tới nay họ chưa từng được tới….".
Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tiến hành tổ chức họp báo để công bố kết quả hội nghị trước khi lên máy bay trở về Mỹ trong ngày 28/2.



KINH TẾ VIỆT NAM SẼ NHƯ THẾ NÀO SAU HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU TIÊN

Vũ Nhã Hân @
KINH TẾ VIỆT NAM SẼ NHƯ THẾ NÀO SAU HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU TIÊN

 “Hội nghị này thành công hay không là do sự đàm phán của Mỹ và DPRK, Việt Nam chỉ có vai trò là nước chủ nhà đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ. Tuy nhiên, dù thế nào, cuộc gặp lần này cũng sẽ tác động tích cực tới nền kinh tế Việt Nam”,

Tuy bối cảnh quốc tế không thuận lợi, Việt Nam và Triều Tiên có khá nhiều tiềm năng để hợp tác. Nếu như do tác động của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 dẫn đến sự nới lỏng cấm vận của Mỹ và Liên hợp quốc, chắc chắn tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ phát triển rất mạnh mẽ. Triều Tiên có quan hệ hữu nghị lâu năm với Việt Nam về mặt chính trị cũng như ngoại giao. Đó là những yếu tố thuận lợi và quan trọng để hợp tác kinh tế diễn ra một cách tốt đẹp.
Còn về kinh tế, hai nước có sự bổ sung cho nhau rất rõ. Triều Tiên do điều kiện tự nhiên nên gặp nhiều hạn chế về sản xuất lương thực, thực phẩm; trong khi Việt Nam lại là một cường quốc xuất khẩu những sản phẩm này. Triều Tiên còn có nguồn khoáng sản dồi dào mà trong số đó có nhiều loại Việt Nam rất cần phải nhập khẩu với số lượng lớn. Đồng thời, Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu quan trong về một số lĩnh vực khoa học-công nghệ có thể giúp Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước có kinh nghiệm phong phú về chuyển đổi thành công từ mô hình kinh tế kiểu Xô Viết sang nền kinh tế thị trường mà vẫn giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là một lĩnh vực mà Việt Nam có thể hợp tác, trao đổi với Triều Tiên nếu phía Triều Tiên thấy cần thiết.

Những lợi ích trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Triều Tiên chỉ hiện thực hóa được khi những biện pháp cấm vận với Triều Tiên được chính thức nới lỏng và đi đến gỡ bỏ. Đặc biệt là cấm vận của Mỹ vì cho dù Liên Hợp Quốc có dỡ bỏ cấm vận hoàn toàn mà Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận Triều Tiên thì quan hệ kinh tế giữa Việt Nam hay của bất kỳ nước nào cũng phải chấp nhận phương thức hàng đổi hàng - một hình thức rất kém hiệu quả trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
Hy vọng từ cuộc gặp thượng đỉnh của Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un sẽ có những thuận lợi cơ bản để mở ra những cơ hội hợp tác về nhiều mặt giữa Việt Nam với Triều Tiên. 
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần này sẽ mang lại những cơ hội hợp tác mới nào cho Mỹ và Việt Nam?
Quan hệ Mỹ và Việt Nam phát triển rất ấn tượng từ nhiều năm nay. Trong chuyến sang Việt Nam tham dự Thượng đỉnh lần này, Tông thống Donald Trump chắc chắn sẽ dành thời gian để cùng các nhà lãnh đạo Việt Nam có những thỏa thuận mới giữa hai bên. Đó có thể là việc đẩy nhanh đàm phán để có bản Hiệp định Thương mại mới nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Tiếp theo, Việt Nam là nước đã làm khá nhiều để giảm xuất siêu sang Mỹ, và sau sự kiện này, sẽ có những tiến triển trong việc đàm phán để phía Mỹ chấp nhận một tỷ lệ xuất siêu nhất định của Việt Nam. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp của Mỹ cũng sẽ gia tăng phù hợp với vị thế của nền kinh tế Mỹ và kỳ vọng của Việt Nam.
Cuối cùng đây là dịp để Việt Nam nhắc lại đề nghị Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo nội dung Hiệp định gia nhập WTO của Việt Nam, điều mà đến nay vẫn chưa hiện thực hóa được. Bên cạnh đó, những hợp tác về du lịch, về mở đường bay thẳng sang Mỹ, thống nhất lập trường về Biển Đông,…cũng sẽ được xem xét.
Triều Tiên không phải một nền kinh tế đang chuyển đổi, họ đang phải tập trung vào các vấn đề quốc phòng - an ninh. Chính phủ Triều Tiên từng đề nghị Liên hợp quốc nới lỏng viện trợ nhân đạo và một số nhu cầu khác. Chính vì thế, hiện nay họ cũng có những vấn đề khó khăn nhất định về kinh tế.
Tại cuộc gặp ngày 12/6/2018 ở Singapore, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un mới chỉ nhất trí "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" chứ chưa có những bước tiếp theo đáng kể. Do vậy lệnh cấm vận vẫn duy trì và chưa giúp gì đáng kể để Triều Tiên khắc phục những khó khăn kinh tế đang gặp phải.

Nếu xét trong giai đoạn vừa qua thì có một số ít nước chuyển đổi thành công từ mô hình kinh tế kiểu Xô Viết sang nền kinh tế thị trường. Trong số ít ỏi đó, Việt Nam là nước có điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội tương đồng nhất với Triều Tiên. Nhân Hội nghị Thượng đỉnh lần này, lãnh đạo Triều Tiên thăm chính thức Việt Nam, qua đó họ cũng sẽ tìm hiểu những kinh nghiệm của phía Việt Nam. Và chắc chắn, các nhà lãnh đạo các cấp của Việt Nam cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ Triều Tiên trong việc này.
Những thành công của Việt Nam cũng là tấm gương để khuyến khích Triều Tiên thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế mà không quá lo ngại tới những hậu quả bất ổn về mặt chính trị-xã hội. Vì vậy, theo quan điểm của tôi, Triều Tiên hoàn toàn có thể chuyển đổi theo mô hình của Việt Nam. Tuy nhiên, lãnh đạo Triều Tiên cũng còn có thể có những sự lựa chọn khác. Đó là công việc nội bộ và trách nhiệm của họ với vận mệnh đất nước.
Thứ nhất, đây là cơ hội để Việt Nam thể hiện vị thế quốc tế của mình trong việc tham gia giải quyết những vấn đề của khu vực và thế giới. Nếu sau sự kiện này, quan hệ giữa hai nước Mỹ-Triều tiếp tục giảm bớt căng thẳng thì uy tín của Việt Nam chắc chắn sẽ được khẳng định với thế giới.
Thứ hai, khi chúng ta được chọn và làm tốt Hội nghị thượng đỉnh này, Việt Nam sẽ thu được những lợi ích kinh tế rõ ràng về du lịch và dịch vụ. Điển hình như thay vì phải bỏ ra cả triệu USD để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông quốc tế về tiềm năng du lịch, kinh tế, bản sắc văn hóa của Việt Nam, lần này, chúng ta được quảng bá hoàn toàn miễn phí.
Thứ ba, ngoài hơn 3000 phóng viên, nhà báo đến đưa tin về Hội nghị, lượng khách du lịch cũng sẽ gia tăng trước, trong và sau Hội nghị.
Thứ tư, các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh ở Hà Nội và một số nơi khác có cơ hội bày bán những sản phẩm mới như áo phông in hình Tổng thống hai nước, đồ lưu niệm, nón lá… cho các du khách quốc tế.
Nhưng nói là miễn phí thì cũng không hoàn toàn đúng bởi Thành phố Hà Nội bỏ ra rất nhiều tiền để phục vụ báo chí trong và ngoài nước?

Điều đó là hoàn toàn xứng đáng bởi hình thức mời họ dùng cà phê, phở, trứng, bún chả… cũng là một hình thức quảng bá ẩm thực. Nó giống như khi ta tham gia triển lãm, hội chợ phải mời du khách dùng thử trước khi muốn bán hàng. Lợi ích thu lại sẽ lớn hơn rất nhiều lần so với số chi phí bỏ ra.

Hội Nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tiên: Lựa chọn Việt Nam vượt trên ý nghĩa biểu tượng.

 Vũ Nhã Hân@ Hội Nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tiên: Lựa chọn Việt Nam vượt trên ý nghĩa biểu tượng.

Giới quan sát chính trị quốc tế đang hướng mắt về Việt Nam sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố địa điểm tổ chức cuộc gặp lần hai giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Cuộc gặp dự kiến diễn ra trong hai ngày 27-28/2 tại Hà Nội.
Bình luận về sự kiện, ông Carl Thayer, giáo sư Đại học New South Wales, nhà nghiên cứu lâu năm về đối ngoại Việt Nam, cho rằng Việt Nam được tất cả các bên liên quan coi trọng vì khả năng cung cấp môi trường an ninh chất lượng cao cho cuộc gặp
Tại sao chọn Việt Nam?
Một số nhà quan sát cho rằng việc chọn Việt Nam làm địa điểm tổ chức cuộc gặp mang tính biểu tượng cao. Với Mỹ, điều này phù hợp với kỳ vọng của họ về việc Triều Tiên đi theo con đường Việt Nam trong cải cách kinh tế. Còn với Triều Tiên, Việt Nam là biểu tượng cho nỗ lực thống nhất dân tộc.
Tuy nhiên, giáo sư Thayer cho rằng việc chọn Việt Nam còn mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ là tính biểu tượng.
"Việt Nam được chọn vì những lý do thực tế khi tất cả các bên có lợi ích đều coi trọng khả năng của Việt Nam trong việc cung cấp một môi trường an ninh chất lượng cao cho hội nghị", ông nói. "Tất cả các bên đều tin tưởng Việt Nam là một chủ nhà trung lập".
Ông cũng cho rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un muốn thăm chính thức Việt Nam để cho thấy Triều Tiên không bị cô lập. Triều Tiên đã học tập công cuộc "Đổi mới" của Việt Nam, đồng thời việc Việt Nam bình thường hóa quan hệ hay đàm phán hiệp định thương mại tự do với Mỹ đều là mối quan tâm của Bình Nhưỡng.
"Triều Tiên sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ của Việt Nam cho việc duy trì đối thoại với Mỹ cũng như sự có qua có lại giữa Mỹ và Triều Tiên", ông cho biết.
Còn về phía Mỹ, giáo sư Thayer cho rằng "Việt Nam nằm trong vùng an toàn" của Tổng thống Trump, người đã đến cả Đà Nẵng và Hà Nội ngay trong năm đầu nhiệm kỳ. Mỹ cũng nhận thức được sự ủng hộ lâu nay của Việt Nam đối với việc chống phổ biến vũ khí và thực thi các lệnh trừng phạt của LHQ nhằm vào Bình Nhưỡng.
Việt Nam cùng với Thái Lan, Hawaii và cả Singapore được cho là những nơi nằm trong danh sách lựa chọn. Theo ông Thayer, các bên ưu tiên chọn thủ đô của nước chủ tịch ASEAN năm nay, tức Thái Lan, song Bangkok sau đó bị loại vì nguy cơ an ninh trong bối cảnh có thể có biểu tình trước thềm cuộc bầu cử ngày 24/3.
Lợi ích lớn nhất của Việt Nam?
Lợi ích lớn nhất của Việt Nam khi trở thành chủ nhà cho cuộc gặp này, theo giáo sư Thayer, là việc giúp tái khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại "đa dạng hóa, đa phương hóa" và "làm bạn với tất cả".
Với việc tổ chức hội nghị, Việt Nam sẽ có thể nâng cao uy tín trong việc đóng góp cho an ninh khu vực và toàn cầu. Tất cả các nước lớn đều có lợi ích ở việc Việt Nam đóng vai trò độc lập và mang tính xây dựng tại khu vực.
"Việt Nam sẽ có được đòn bẩy trong quan hệ song phương với tất cả các bên có lợi ích liên quan, để họ không thực thi các chính sách gây tổn hại đến lợi ích của Việt Nam, từ đó làm suy yếu vai trò độc lập và mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên", nhà nghiên cứu nhận định.
Trông đợi điều gì từ cuộc gặp?
Giới phân tích cho rằng cuộc gặp Trump - Kim năm ngoái tại Singapore đã không mang lại gì nhiều hơn vài cam kết mơ hồ, đồng thời bày tỏ nghi ngờ rằng cuộc gặp năm nay sẽ tạo ra những kết quả thực chất. Theo giáo sư Thayer, hai bên nhiều khả năng sẽ tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, cũng như đồng ý tiến thêm một vài bước nhỏ, chẳng hạn như cho phép thanh sát viên quốc tế đến Triều Tiên.
"Triều Tiên và Mỹ cũng có thể đạt được đồng thuận về việc tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho đất nước Đông Bắc Á cũng như ủng hộ nỗ lực của Bình Nhưỡng trong việc mở cửa nền kinh tế bằng cách hồi sinh các khu kinh tế đặc biệt", vị chuyên gia nói.
Ông Thayer nói việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên sẽ là quá trình hai chiều lâu dài. Bình Nhưỡng muốn tuyên bố chính thức về việc kết thúc cuộc chiến 1950-1953, sự công nhận ngoại giao và đảm bảo an ninh của Mỹ cũng như việc Mỹ chấm dứt hiện diện quân sự tại Hàn và rút vũ khí khỏi Nhật.
Mỹ muốn Triều Tiên hoàn thành phi hạt nhân hóa trước khi đáp ứng các yêu cầu của họ nhưng điều này khó có thể xảy ra. Triều Tiên cũng sẽ không cung cấp danh mục vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo như Mỹ yêu cầu.
Báo DongA Ilbo của Hàn Quốc hôm 11/2 dẫn nguồn tin ngoại giao nói rằng Mỹ và Triều Tiên đã đồng ý đưa tuyên bố kết thúc chiến tranh và báo cáo sơ bộ về cơ sở hạt nhân Yongbyon vào tuyên bố chung tại Hà Nội. Điều này có nghĩa là hai bên đã thống nhất các biện pháp mà Bình Nhưỡng cần thực hiện trong giai đoạn đầu của tiến trình phi hạt nhân hóa.


Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Du lịch Thường Xuân trong dịp Tết Nguyên Đán




Đấu tranh chống các quan điểm sai trái và luận điệu phản động của các thế lực thù địch trong bối cảnh hiện nay

Vũ Nhã Hân @
Đấu tranh chống các quan điểm sai trái và luận điệu phản động của các thế lực thù địch trong bối cảnh hiện nay
Cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam diễn ra ngày càng quyết liệt, là mặt trận nóng bỏng hàng đầu, nhằm tạo ra sức "đề kháng" trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những âm mưu, thủ đoạn mới, nham hiểm và ngày càng tinh vi của các thế lực thù địch, cơ hội; trên cơ sở đó, nhằm tạo ra sự thống nhất cao về chính trị-tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội đối với sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN.




Kỳ 1: Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là sau khi chế độ XHCN hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch đã xây đựng chiến lược “diễn biến hòa bình” với những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, chúng sử dụng một khối lượng khổng lồ các phương tiện thông tin, truyền thông với 63 đài phát thanh có chương trình tiếng Việt, trên 400 báo, tạp chí, 88 nhà xuất bản và nhiều hãng thông tấn báo chí nước ngoài tuyên truyền chống phá Việt Nam, như đài PFI (Pháp), BBC (Anh), VOA, RFA (Mỹ)... sản xuất hàng chục nghìn tin, bài, video, bảng tin có nội dung sai sự thật để phát tán vào trong nước, gây nhiễu loạn thông tin nhằm phê phán chế độ, kích động chống Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, có trên 300 tổ chức phản động lưu vong, hoạt động chống phá Việt Nam rất quyết liệt...

Phương tiện, phương thức các thế lực thù địch sử dụng khá tinh vi. Chúng thường sử dụng các trang mạng xã hội, hiện nay chủ yếu là Facebook để kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép, kích động bạo loạn lật đổ; đồng thời, tạo lập các blog thu hút hàng triệu lượt truy cập như: “Quan làm báo”, “Dân làm báo”, “Vàng Anh”, “Cầu nhật tân”, “Bồ câu đen”, “Tạp chí sự thật”, “Bỏ đảng”, ‘Ngày phán xét”, “Lỗi hệ thống”... thực hiện các chiến dịch chống phá tư tưởng quy mô lớn. Lợi dụng các vấn đề phức tạp, nhạy cảm như: “dân tộc”, “tôn giáo”, “nhân quyền” và vấn đề Biển Đông... phát tán các thông tin về “bí mật nội bộ”, “bí mật đời tư lãnh đạo” để bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xuyên tạc chia rẽ nội bộ, gieo rắc tâm lý hoang mang, hoài nghi, bất bình trong nhân dân...

Những năm gần đây, lợi dụng xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là tin học đang phát triển mạnh mẽ cùng với những khó khăn, thách thức nảy sinh do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu và những diễn biến phức tạp mới trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, các thế lực thù địch ngày càng ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”.

Hiện nay âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đã có những thay đổi, không còn theo nguyên nghĩa chỉ là những tác động về tư tưởng, lý luận như phê phán mô hình CNXH kiểu cũ, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tuyên truyền các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây... mà đã chuyển sang kết hợp tác động về tư tưởng, lý luận với tiến công về chính tri - công kích trực tiếp vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số lãnh tụ của Đảng, Nhà nước; thành quả cách mạng, thể chế quốc gia... Chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch không dừng lại ở lĩnh vực tư tưởng, chính trị, “bất bạo động”, mà còn đẩy tới kích động tâm lý dân tộc hẹp hòi, tư tưởng cực đoan, gây lối, bạo loạn xã hội, lật đổ chế độ.

Bên cạnh đó, nhằm mục tiêu “chuyển hóa” niềm tin của nhân dân, chúng thường xuyên theo dõi mọi diễn biến đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta; tổng hợp có hệ thống mọi vấn đề; tận dụng triệt để những nhận định hạn chế, yếu kém, sơ hở trên các mặt, nhất là về chính trị, kinh tế, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại qua các báo cáo chính thức của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, địa phương... “chứng minh” cho những quan điểm, chính kiến, nhận địch sai lầm của chúng. Để tăng “hiệu quả”, chúng luôn đan cài những tư tưởng, quan điểm mácxít-giả danh mácxít, đúng-sai lẫn lộn, làm cho người đọc mất phương hướng, không phân biệt được ngay-gian, chính-tà. Chúng tìm cách cắt xén, nửa vời những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đối lập, bác bỏ, phủ nhận hệ thống đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước, nhằm bác bỏ, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hướng người đọc theo định hướng tư tưởng của chúng, mà thực chất chỉ là những tư tưởng hận thù dân tộc, dân tộc cực đoan hay dân chủ tư sản phản động.

Thâm độc hơn, với những âm mưu, thủ đoạn mới, nhất là thông qua “diễn biến hòa bình” để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong. Sau thành công của Đại hội XII (2016) của Đảng, nhất là chủ trương đẩy mạnh chống tham nhũng của Đảng được triển khai sâu rộng, các thế lực thù địch, phản động đã tăng cường tuyên truyền, xuyên tạc mục đích tốt đẹp của cuộc chiến chống “nội xâm” do Đảng Cộng sản Việt Nam khới xướng. Chúng lớn tiếng rằng: Đó chỉ là “hô khẩu hiệu”, là “đấu đá phe cánh”, là “thanh trừng nội bộ”... nhằm làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, gây hoài nghi trong dân chúng...

Vậy mục tiêu mà chúng hướng đến là gì?

Thứ nhất, xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, tức là phủ định hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong xã hội Việt Nam, thay thế bằng hệ tư tưởng tư sản. 

Thứ hai, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Vệt Nam, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Luận điệu của chúng là Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo là “độc tài”, là ‘bóp nghẹt dân chủ”; vì thế, phải thay thế bằng chế độ chính trị đa đảng! 

Thứ ba, gây mất ổn định về chính trị. Thủ đoạn thuờng xuyên được sử dụng là lợi dụng, kích động những vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để gây mâu thuẫn nội bộ, phá vỡ sự đồng thuận xã hội và khi có thời cơ lôi kéo một bộ phận quần chúng vào các cuộc bạo loạn chính trị. 

Thứ tư, làm suy yếu, chệch hướng phát triển của nền kinh tế, tiến tới chi phối, lũng đoạn, khống chế về kinh tế. 

Thứ năm,chuyển hóa văn hóa, đạo đức, lối sống theo quỹ đạo và các giá trị phương Tây, từ đó, làm biến đổi theo chiều hướng tiêu cực và tha hóa con người, dẫn tới biến chất cả một xã hội. 

Thứ sáu, ‘‘phi chính trị hóa” quân sự để vô hiệu hóa lực lượng vũ trang… 

Nhận diện được những âm mưu, thủ đoạn này của các thế lực thù địch Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chỉ đạo kiên quyết và nhất quán trong cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái và luận điệu phản động của các thế lực thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ chế độ XHCN