Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

TRUY TÌM 2 NGHI CAN SÁT HẠI TÀI XẾ GRABBIKE


THÔNG BÁO TRUY TÌM 2 NGHI CAN SÁT HẠI TÀI XẾ GRABBIKE

 

Theo tài liệu điều tra ban đầu, khoảng 20 giờ 30 ngày 26.9, anh Nguyễn Cao Sang (18 tuổi, quê tại xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) điều khiển xe máy nhãn hiệu Yamaha Exciter, màu xanh, mang biển số 36B5 - 443.41 (số máy: G3D4E363338, số khung: RLCUG0610GY346223) chở theo 2 nam thanh niên, là khách vẫy ngang đường từ khu vực bến xe Mỹ Đình đến khu vực phường Thụy Phương (quận Bắc Từ Liêm).
Khi anh Sang chở 2 người này đến khu vực tổ dân phố Tân Phong (phường Thụy Phương) thì bị khách dùng hung khí đâm tử vong và cướp đi chiếc xe máy cùng chiếc điện thoại iphone 7 Plus màu đen. Gây án xong, các đối tượng bỏ lại thi thể anh Sang tại bãi đất hoang, khu vực công trường đường nối với đường Hoàng Quốc Việt kéo dài rồi bỏ trốn.
Ảnh: Hình ảnh 2 đối tượng là nghi can trong vụ án.
Công an quận Bắc Từ Liêm đang phối hợp với Phòng CSHS truy tìm 2 thanh niên trong nội dung tin nhắn nạn nhân trao đổi với người thân trước khi gặp nạn, được xác định là nghi can trong vụ án giết người, cướp tài sản này.
Trong đó, 1 nghi can khoảng 23 – 30 tuổi, cao khoảng 1,65 – 1,7 mét, mặc quần soóc tối màu, áo phông cộc tay màu đen có cổ, có họa tiết màu sáng, tóc ngắn, đi dép tông. Người còn lại cao khoảng 1,6 – 1,65 m, mặc quần soóc màu trắng, áo cộc tay màu đen, đi dép lê màu đen có đính nhiều hạt trắng, cánh tay trái có hình xăm.
Người dân trên cả nước biết, hoặc có thông tin về 2 đối tượng, tài sản kể trên đề nghị liên hệ với cơ quan chức năng gần nhất, hoặc báo tin về Phòng CSHS Công an thành phố Hà Nội và Công an quận Bắc Từ Liêm để cung cấp thông tin, phục vụ công tác điều tra theo số điện thoại: Đồng chí Hoàng Thế Hiển, Đội phó Đội 9, Phòng CSHS công an thành phố Hà Nội: 0983.304.879.
 @NKT

Cảnh giác với hình thức vay tiền online


Thời gian gần đây, mô hình cho vay tiền trực tuyến thông qua ứng dụng (app) có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Người vay chỉ cần tải ứng dụng vay tiền về điện thoại di động, đăng ký thông tin cá nhân và gửi yêu cầu vay. Chỉ vài giờ sau đó, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hang cá nhân. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kĩ người vay tiền rất dễ “sập bẫy” của hình thức cho vay này.
Không khó để người tiêu dùng có thể tiếp cận đến các ứng dụng cho vay Online. Chỉ cần vào CH Play hoặc Apple Store bấm từ khóa “vay tiền online” ngay lập tức sẽ hiện ra hàng loạt các (app) cho vay như: Hot Vay, Dễ vay, iDong, Vinvay, Vay vui vẻ, Vay hạnh phúc… Sau khi cài đặt, để đăng nhập được vào ứng dụng, người vay phải cung cấp các thông tin như: số điện thoại, địa chỉ, chứng minh nhân dân và cho ứng dụng được phép truy cập danh bạ, vị trí, hình ảnh, trang cá nhân facebook, zalo trên điện thoại (tùy app). Để tạo lòng tin cho người vay tiền, ứng dụng hiện các thông báo sẽ bảo mật các thông tin của khách hàng, không xử dụng vào mục đích khác. Nếu hoàn thành các bước trên, ít phút sau sẽ có người gọi đến tự xưng là nhân viên bên cho vay để xác nhận thông tin. Khi người vay chấp nhận các yêu cầu và xát nhận vay tiền, chỉ vài giờ sau đó tiền sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng.
Hầu hết các ứng dụng này báo lãi suất vừa phải, có khi còn thấp hơn lãi xuất của các công ty tín dụng và ngân hàng. Nhưng đến khi duyệt xong sẽ tính lãi xuất khác, số tiền thực nhận cũng thấp hơn so với khoản vay ban đầu với đủ các lí do như phí bổ sung, phí bảo hiểm. Trường hợp của anh V.V.B, vì đang cần tiền để mở cơ sở kinh doanh nhỏ nhưng gia đình khó khăn không ai giúp được anh. Qua lời giới thiệu của bạn bè và các tin quảng cáo trên mạng xã hội anh biết đến việc vay tiền bằng ứng dụng trên điện thoại. Vì lần đầu, anh chỉ được vay ở mức 1 triệu đồng (1.000.000 triệu đồng) và trả trong vòng 7 ngày, nhưng số tiền chuyển vào tài khoản của anh chỉ có 700 trăm ngàn đồng (700.000 ngàn đồng), đến hạn anh phải trả đúng 1 triệu đồng. Khi anh B thắc mắc do không nhận đúng số tiền mình vay thì được trả lời rằng 300 ngàn đồng còn lại là phí dịch vụ. Những lần tiếp theo anh B được nâng hạn mức vay, nhưng khi anh vay 2 triệu đồng (2.000.000 đồng) chỉ nhận được 1,1 triệu đồng (1.100.000 đồng); vay 4 triệu đồng (4.000.000 đồng) thì được nhận 2,8 triệu đồng (2.800.000 triệu đồng). Như vậy số tiền mà anh B nhận được chỉ từ 60% đến 80% so với số mà anh muốn vay, thời gian trả tiền dứt điểm chỉ từ 1 tuần đến 2 tuần, tùy theo gói tiền vay. Nếu trả trể hạn sẽ bị phạt mỗi ngày từ 100 ngàn đồng đến 300 trăm ngàn đồng chưa tính khoảng lãi cắt cổ.
Vay được một thời gian, do lãi chồng lãi, anh B không có khả năng trả nợ thì bị bên cho vay khủng bố tinh thần bằng cách nhắn tin, gọi điện đe dọa đến người thân bạn bè, tung hình ảnh của anh lên mạng xã hội để bêu xấu nhằm gây áp lực buộc anh phải trả nợ. Những thông tin từ số điện thoại và hình ảnh mà bên cho vay có được, khi đăng nhập vào anh B cho phép ứng dụng được quyền truy cập danh bạ, hình ảnh và các trang cá nhân của anh, nên khi trễ hẹn thanh toán bên cho vay đã xử dụng các thông tin này vào mục đích khác, không giống như những lời cam kết ban đầu. Lo sợ sẽ gặp nguy hiểm, anh B buộc phải đến cơ quan Công an trình báo nhờ can thiệp.
Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp khi đến hạn phải trả, khi nhân viên thu tiền gọi điện thoại thúc giục người vay trả tiền sẽ đồng thời giới thiệu người vay tiếp tục vay online qua những ứng dụng khác. Nếu người vay tiếp tục vay qua những ứng dụng khác để có tiền trả những khoản đã vay thì tổng số nợ sẽ tăng lên rất nhanh chóng.
Hiện nay, việc cho vay tiền qua các ứng dụng đã biến tướng thành một dạng tín dụng đen và đang lách luật để hoạt động, phương thức cho vay áp dụng công nghệ cao làm người dân tin vào hoạt động này nhằm cung cấp thông tin hình, ảnh để đăng ký vay. Do vậy cùng với sự quyết liệt của các lực lượng chức năng trong phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động “tín dụng đen” thì mỗi người dân cũng phải hết sức cảnh giác khi thực hiện các giao dịch dân sự về tiền tệ, nhất là khi thực hiện online.

@ Lúa vàng

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

KẾT CỤC CỦA LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ CHỐNG PHÁ


KẾT CỤC CỦA NHỮNG KẺ LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, hẠ UY TÍN lỰC LƯỢNG CÔNG AN

           
Thời gian qua, nhiều đối tượng thường xuyên sử dụng điện thoại, sử dụng mạng xã hội để quay video, ghi lại hình ảnh lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, đặc biệt là lực lượng Công an để đăng tải lên mạng nhằm hạ uy tín, vu khống lực lượng chức năng khi làm nhiệm vụ. Đây là những hành vi, thủ đoạn hoạt động mang tính chất tương tự với hoạt động của các đối tượng phản động nhằm mục đích chống Đảng, chống Nhà nước và lực lượng Công an nhân dân.

Để thu hút sự quan tâm của xã hội, các phần tử phản động trong nước và nước ngoài cùng những người cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất đã và đang triệt để lợi dụng Internet và mạng xã hội đăng tải những thông tin sai trái, bịa đặt. Họ lập ra các website, nhóm, hội, fanpage, sử dụng nhiều tài khoản facebook để thu thập, nhào nặn, trộn lẫn thông tin thật - giả, cắt ghép hình ảnh, tán phát, nhằm thu hút sự hiếu kỳ của người đọc, nhất là thanh, thiếu niên. Bằng các hình thức khác nhau. Chúng triệt để lợi dụng các báo điện tử, các trang cá nhân làm “nóng” các vấn đề của đất nước như tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí, đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân…Từ đó tạo bức xúc, nghi ngờ, bất bình trong công chúng, kích động gây rối, chống đối chính quyền địa phương, nhằm gây tác động xấu đến tư tưởng tâm lý của người dân.
Qua tổng hợp những thông tin trên Internet và mạng xã hội cho thấy, sự tưởng tượng của họ ngày càng “phong phú”, vẽ ra bức tranh xám màu, đầy tiêu cực về tình hình đất nước ta: “Đảng và Nhà nước biến chất; cán bộ, đảng viên suy đồi; xã hội thối nát, rối loạnLợi dụng tâm lý hiếu kỳ của một số người dùng mạng xã hội, họ sử dụng công nghệ số để nhặt nhạnh, chắp nối một số tư liệu, các thông tin không thể kiểm chứng để bổ sung cho có vẻ xác thực, thêm thắt một số chi tiết mùi mẫn, nhằm tạo ra những sự kiện “giật gân”, gợi sự tò mò của người đọc hòng biến cái không có thật “trở thành có thật”. Đáng chú ý hơn nữa là họ bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ thanh danh của Đảng, Nhà nước; đặc biệt nhằm vào các đồng chí lãnh đạo cấp cao có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng; chọn thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, của đất nước và lực lượng vũ trang để tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ; đồng thời tổ chức lực lượng chia sẻ cũng như bình luận với mục đích hạ uy tín, làm hoen ố hình ảnh cao đẹp của Đảng, Nhà nước ta và các đồng chí lãnh đạo cấp cao trong hệ thống chính trị.
“Trần Đình Sang” là một ví dụ cho những âm mưu và thủ đoạn trên, đối tượng này thường xuyên quay video, clip đăng tải lên mạng xã hội vu khống lực lượng Công an vi phạm quy trình công tác, chửi bới lực lượng, chống người thi hành công vụ. Và chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến, những việc làm vi phạm phạm luật của Trần Đình Sang đã bị xã hội lên án và bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Cụ thể ngày 23/3, cảnh sát cơ động tỉnh Yên Bái đang xử lý người đi xe máy vi phạm luật giao thông ở thành phố Yên Bái thì Sang đi ôtô đến xem rồi quay video phát trực tiếp trên tài khoản Facebook cá nhân. Khi người vi phạm nộp phạt và rời đi, Sang chặn đầu xe máy đặc chủng của cảnh sát gây áp lực. Bị nhắc nhở, Sang gây sự, chửi xúc phạm. Bị cáo sau đó hai lần đe dọa bằng vũ lực và dùng tay đánh vào mặt một cảnh sát. Hành vi của Sang khiến tổ công tác không thể tiếp tục làm nhiệm vụ. Ngày 18/9, Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Trần Đình Sang, sinh năm 1980, trú tại tổ 7, phường Minh Tân, Tp Yên Bái, Yên Bái tuyên phạt bị cáo Trần Đình Sang 2 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”, quy định tại khoản 1, Điều 330, Bộ luật hình sự năm 2015.
Từ vụ việc trên, các cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần nhận thức rõ các vụ việc liên quan đến hoạt động của các đối tượng trên; đồng thời nâng cao cảnh giác trước những thông tin sai lệch do nhóm người cố ý tạo ra. Cảnh giác, tiếp thu có chọn lọc những thông tin chính thống, không nên kết luận một vụ việc khi chưa có kết quả điều tra, xử lý của cơ quan chức năng. Đồng thời lên án và đấu tranh mạnh mẽ với những hành vi lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước ta, vu khống lực lượng chức năng.
@@NKT



Cẩn trọng khi vay tiêu dùng tại các công ty tài chính.

Có thể nhiều người vẫn nghĩ mức lãi suất 20% (theo điều 468 BLDS) là tối đa khi vay tiền từ các công ty tài chính tuy nhiên điều này là không đúng. Các công ty tài chính có thể áp dụng mức lãi suất lên đến 40%-50%/năm thậm chí hơn mà vẫn không vi phạm pháp luật.
Điều này là do các công ty tài chính hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, có thể tự thỏa thuận lãi suất với khách hàng được quy định tại khoản 2, điều 91 Luật các tổ chức tín dụng.
Áp dụng cụ thể, các công ty tài chính báo cao khung lãi suất (khách hàng sẽ vay theo lãi suất trong khung này) cho Ngân hàng nhà nước, quy định tại Điều 9, Thông tư 43/2016/TT-NHNN do Ngân hàng nhà nước ban hành về các QUY ĐỊNH CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH:
Như vậy, hiện nay chưa có quy định về mức lãi suất tối đa áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng từ từ các công ty tài chính mà các công ty tài chính tự áp khung lãi suất sau đó báo cáo Ngân hàng nhà nước, nếu NHNN không phản đối thì các Cty tài chính sẽ áp dụng mức lãi suất này. Do vậy, khi thực hiện vay tiền từ các Cty tài chính cần đọc kỹ các điều khoản, nhất là lãi suất để tránh phải chịu lãi suất cao quá khả năng chi trả.
Fact: tín dụng đen cho vay >20%/năm là phạm luật còn cty tài chính 40%-50%/năm vẫn có thể hợp pháp.
Link các văn bản có liên quan:
Bộ luật dân sự 2015: http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx…
Luật các tổ chức tín dụng 2010: http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx…
Thông tư 43/2016/TT-NHNN về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính: http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx…

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

Khởi tố 4 đối tượng liên quan đến vụ tự gây tại nạn rồi vu khống CSGT tại Đắk Nông


Ngày 18/9, tin từ VKSND huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) cho biết, đơn vị đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Lê Hồ Châu Trang (SN 1980), Nguyễn Ngọc Hiệp (SN 1989) để làm rõ hành vi Chống người thi hành công vụ. Ngoài ra, Nguyễn Tiến Huy (SN 1992), Võ Văn Kết (SN 1995) cũng bị khởi tố, bắt tạm giam để làm rõ hành vi Gây rối trật tự công cộng.
Cả 4 đối tượng này đều liên quan đến vụ việc hàng trăm người bao vây, vu vạ cho Cảnh sát giao thông (CSGT) gây tai nạn vào ngày 25/8 tại xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
Theo kết quả điều tra, vào khoảng 15h ngày 25/8, anh Nguyễn Tăng Toàn (SN 1990, ngụ huyện Đắk Mil, Đắk Nông) điều khiển xe máy lưu thông trên đường liên thôn địa phận thôn Đắk Xô (xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil) thì tự tông vào bờ cống bê tông trên lề đường.
Sau đó, anh Toàn được anh Võ Tá Lư (SN 1992, ngụ xã Đắk Sắk) và chị Trần Thị Ánh (SN 1995, vợ Toàn) dùng xe máy đưa đi cấp cứu. Do không làm chủ được tốc độ, khi chạy đến khu vực chợ Đắk Sắk, anh Lư đã để xe va chạm vào phía sau xe mô tô của CSGT do Trung úy Phạm Văn Hà (Đội CSGT Công an huyện Đắk Mil) điều khiển, lưu thông cùng chiều phía trước.
Sau khi va chạm với xe CSGT, xe anh Lư tiếp tục va chạm với một chiếc xe máy khác ở chiều ngược lại. Những cú va chạm liên tiếp khiến anh Toàn tử vong ngay sau đó.
Dù xe CSGT không có lỗi nhưng một số đối tượng đã tung tin sai sự thật, vu khống lực lượng CSGT truy đuổi, gây tai nạn chết người để kích động người dân. Sau đó, hàng trăm người đã tập trung về hiện trường, cản trở lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ.
Thậm chí, một số người đã có thái độ quá khích, chửi bới, tấn công lực lượng CSGT. Đến khoảng 23h cùng ngày, một số đối tượng quá khích đã kích động gia đình nạn nhân đưa thi thể anh Toàn ra khu vực hiện trường tai nạn, gây áp lực cho cơ quan chức năng, gây mất trật tự tại hiện trường, khiến giao thông bị tắc nghẽn.
Trước tình hình này, Công an huyện Đắk Mil đã báo cáo lên Công an tỉnh Đắk Nông để tăng cường lực lượng bảo vệ hiệ́n trường, triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự.
Đến khoảng 4h sáng ngày 26/8, khi camera an ninh của người dân ghi lại toàn cảnh vụ việc được lan truyền trên mạng xã hội Facebook, chứng minh xe CSGT không có lỗi trong vụ việc này, đám đông mới giải tán.
Sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng công an đã trích xuất camera an ninh, camera nghiệp vụ, truy xuất địa chỉ IP các trang Facebook cá nhân phát tán trên mạng xã hội, các clip liên quan đến vụ việc, để điều tra, xử lý các đối tượng nói trên.
@ Lúa vàng.


Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

Nhà báo “Tuyết babel” biến chất chống chính quyền, bôi nhọ Bác Hồ là ai?



Nhà báo “Tuyết babel” biến chất chống chính quyền, bôi nhọ Bác Hồ là ai?

Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết kích động, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng tải nhiều video kích động, cổ súy liên quan chế độ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn; vu cáo, xuyên tạc tình hình trong nước với các tài khoản facebook cá nhân “Tuyết babel”, “Trần Thị Tuyết Diệu” và cả trên kênh Youtube. Vậy đối tượng này là ai?
Chân dung đối tượng biến chất, phản nghịch để các bạn cùng chia sẻ, cảnh giác.
Đối tượng chúng ta đang nói đến có nhân thân, lai lịch như sau:
Họ tên: Trần Thị Tuyết Diệu;
Ngày tháng năm sinh: 15-9-1988;
Quê quán: xã Hoà Tân Tây, huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên;
Nơi thường trú: Thôn Xuân Thạnh 1, xã Hoà Tân Tây, huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên;
Trần Thị Tuyết Diệu sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở một vùng quê với truyền thống hiếu học, yêu nước. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông tại địa phương, Diệu thi đậu vào Khoa báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Sau 4 năm đại học trở về quê hương, Diệu được ưu ái nhận vào làm việc tại Tòa soạn báo Phú Yên – Cơ quan tiếng nói của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Phú Yên. Đây là vinh dự lớn lao đối với một sinh viên trẻ mới ra trường mà không phải ai cũng có được.
Tại Tòa soạn Báo Phú Yên với vai trò là một phóng viên, thế nhưng Diệu không lo tu dưỡng phẩm chất, bản lĩnh chính trị, tìm tòi, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để phục vụ cho công tác chuyên môn, mà thông qua mạng xã hội Facebook để kết bạn và có “tình cảm cá nhân” với Nguyễn Viết Dũng – Dũng Phi Hổ, quê Nghệ An kẻ tội đồ phản quốc.
Với các tài khoản FB cá nhân “Tuyết babel”, Trần Thị Tuyết Diệu, kênh Youtube đối tượng này đã có nhiều bài viết kích động, xuyên tạc lịch sử, lãnh tụ Hồ Chí Minh, đăng tải nhiều video kích động, cổ súy liên quan chế độ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn vu cáo, xuyên tạc tình hình trong nước. Diệu liên tục có nhiều bài viết trên Facebook với lời lẽ hằn học, xuyên tạc cho rằng bị “Công an Nghệ An bắt cóc và đánh đập chỉ vì tiện tay lấy điện thoại để bấm một tấm hình tại phiên tòa”; cho rằng “Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An man rợ, xử người yêu nước bất chấp công lý”…
Với những hành vi như vậy, kết cục của Diệu chắc ai cũng đã đoán ra. Trần Thị Tuyết Diệu đã bị Tòa soạn báo Phú Yên buộc thôi việc vì việc làm của Diệu đã vi phạm quy chế làm việc cơ quan, vi phạm Luật viên chức, lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Mặc dù vậy, Diệu vẫn lừa thiên hạ là phóng viên, không chỉ sử dụng facebook tuyên truyền xuyên tạc, nay Diệu lại lập thêm kênh Youtube cũng với mục đích này. Trần Thị Tuyết Diệu vẫn còn rêu rao, tự xưng: “Tôi là nhà báo, tôi viết báo là chuyện tự nhiên không có gì đáng nói. Tôi có quyền tự do tư tưởng (tự do suy nghĩ), tự do biểu đạt suy nghĩ, tự do báo chí, tự do ngôn luận”. Thực tế, bà Trần Thị Tuyết Diệu không có tên trong làng báo Việt Nam.Cộng đồng mạng hết sức bức xúc và nhiều lần lên tiếng, vào bình luận các video, bài viết của Diệu nhưng bị Diệu chặn, mắng chửi.
Năm nay Trần Thị Tuyết Diệu mới hơn 30 tuổi, tương lai vẫn đang ở phía trước nếu Diệu biết nhìn nhận, chấm dứt ngay những suy nghĩ, hành động đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của đất nước. Kết cục của biết bao nhiêu kẻ chống lại đất nước này sẽ là tấm gương để Diệu soi vào mà chỉnh sửa bản thân. Nếu với cứ đà này, không chỉ là đuổi việc, không chỉ là rút Thẻ nhà báo mà ngày Trần Thị Tuyết Diệu bị xử lý theo quy định của pháp luật sẽ không còn xa.
NKT
@nguonInternet.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

HÀNG LOẠT CÁC SAI PHẠM CỦA LÃNH ĐẠO SỞ, BAN TỈNH ĐỒNG NAI

Công tác phòng, chống tham nhũng trong những năm qua, có thể khẳng định, hoàn toàn "không có vùng cấm"


Ông Hồ Văn Năm, Trưởng ban Nội chính Tỉnh uỷ Đồng Nai bị Ban Bí thư kỷ luật vì có sai phạm nghiêm trọng. Cùng với ông Năm, Giám đốc Công an Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh cũng bị kỷ luật cách hết mọi chức vụ trong đảng.

Ngày 10/9/2019, Ban Bí thư họp xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Hồ Văn Năm, Trưởng Ban Nội chính, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai  và quyết định cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với Giám đốc Công an Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh. 

Ông Hồ Văn Năm được xác định đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thực hiện không đúng nhiệm vụ, can thiệp trái quy định vào việc xử lý một số vụ án, vụ việc, vi phạm Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 07/7/2007 của Bộ Chính trị.

Trong thời gian giữ cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đồng Nai, ông Năm chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Viện KSND tỉnh trong chỉ đạo, xử lý nhiều vụ án, vụ việc không đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, với cương vị Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, ông Năm đã ký văn bản không đúng quy định của pháp luật có biểu hiện can thiệp vào hoạt động của cơ quan chức năng giải quyết vụ án hình sự.

Vi phạm, khuyết điểm của ông Hồ Văn Năm là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, của các cơ quan tiến hành tố tụng, của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai và cá nhân nên cần phải thi hành kỷ luật nghiêm minh.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Năm bằng hình thức cách chức Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Nai nhiệm kỳ 2015- 020 và Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ Đồng Nai; đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ông Năm thôi làm đại biểu Quốc hội khoá XIV.


Thông tin từ Văn phòng T.Ư Đảng, Ban Bí thư họp xem xét, thi hành kỷ luật đối với đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai. Sau khi xem xét Tờ trình của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư đã kết luận, ông Huỳnh Tiến Mạnh chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2015 - 2020, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng và các quy định của Bộ Công an về công tác điều tra hình sự; để nhiều cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh vi phạm kỷ luật và pháp luật; vi phạm trong công tác cán bộ.

Trong thời gian giữ cương vị Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, ông Mạnh cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2010 - 2015 khi trực tiếp phụ trách, để Phòng Cảnh sát giao thông (đồng chí trực tiếp phụ trách) xảy ra nhiều vi phạm kéo dài nhiều năm, có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Theo Ban Bí thư, vi phạm, khuyết điểm của ông Huỳnh Tiến Mạnh là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của ngành công an và cá nhân ông Mạnh, gây bức xúc trong dư luận xã hội, cần phải thi hành kỷ luật nghiêm minh theo quy định của Đảng.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Huỳnh Tiến Mạnh bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Huỳnh Tiến Mạnh tương ứng với kỷ luật đảng.