Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Yêu sách đòi thả Nguyễn Tường Thụy của các rận mùa Covid

 

Yêu sách đòi thả Nguyễn Tường Thụy của các rận mùa Covid


Ảnh: lợi dụng tình hình dịch covid 19, các rận chủ lại tiếp tục đưa ra các yêu sách mới (nguồn Internet)

Việt Nam đang diễn ra làn sóng dịch covid 19 lần thứ 4. Trước những nguy hiểm của đại dịch, người dân Việt Nam vẫn đồng lòng và tin tưởng đất nước có thể chiến thắng đại dịch như những lần trước. Để chiến thắng đại dịch Covid 19, một trong những yếu tố quan trọng được lấy từ kinh nghiệm thực tế của Việt Nam là cần có một xã hội ổn định, một hệ thống chính quyền được người dân tin tưởng và ủng hộ. Tuy nhiên, trong xã hội đâu đó vẫn có những kẻ phá bĩnh không muốn điều đó chỉ vì những lợi ích cá nhân trước mắt. Trong khi cả nước đang đồng lòng chống dịch, những cá nhân này lại tìm cách phá hoại đất nước. Không cần đoán cũng biết, đó chính là các “Nhà rận chủ” ngày đêm bới móc, xuyên tạc về Việt Nam để ăn tiền tài trợ của các tổ chức nước ngoài. Và mới đây, một số kẻ như thế đang được vận động đòi thả ra ngoài xã hội.

Cụ thể, một nhóm thành viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam và rận chủ trong nước đã tổ chức vận động một số chính phủ trên thế giới, các tổ chức nhân quyền yêu cầu chính quyền Việt Nam hoãn thi hành án đối với đối tượng Nguyễn Tường Thụy với lý do “trong bối cảnh Việt Nam đang tái bùng dịch Covid-19 lây lan cộng đồng, thì với người tù có nhiều bệnh lý nền như ông Nguyễn Tường Thụy – theo ý kiến của người viết – nhóm thành viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam cùng các thân hữu nên vận động một số chính phủ trên thế giới, các tổ chức nhân quyền, theo hướng kêu gọi chính quyền Việt Nam giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trong trường hợp đặc biệt đối với ông Nguyễn Tường Thụy”.

Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, với trường hợp Nguyễn Tường Thụy là một kẻ nguy hiểm với xã hội, bị cách ly ra khỏi xã hội để cải tạo nhưng không lo cải tạo mà luôn chống đối thì thiết nghĩ thời điểm này chẳng có trường hợp đặc biệt nào được áp dụng  để hoãn thi hành án với đối tượng này cả./.

Ông của Việt tân

 

Ông của Việt tân


Ảnh: Ranh con Lê Chí Thành được Việt tân xưng “ông” (Nguồn Internet)

Cộng đồng mạng chắc không lạ lẫm gì đối với “chí phèo thế kỷ 21” Lê Chí Thành. Vừa qua, trên các trang thông tin nhà rận Lê Chí Thành được Việt tân và giới rận chủ tôn vinh vì những thành tích chống phá.

Chí phèo Lê Chí Thành đã từng đứng trong hàng ngũ lực lượng vũ trang nhưng lười phấn đấu, rèn luyện nên đã bị đuổi khỏi ngành, tước danh hiệu đại úy Công an nhân dân vào tháng 7/2020. Kể từ đó, với thái độ bất mãn, Thành thường xuyên cố tình vi phạm luật giao thông để thách thức và quay các clip mà Việt tân tung hô là “các clip ghi hình mà ông cho rằng đang thực hiện quyền “giám sát” các cảnh sát giao thông, gây xôn xao dư luận. Các clip của ông thường dễ dàng đạt con số hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn lượt view, kể cả hàng triệu lượt view. Thậm chí, có clip đạt số view “khủng” lên đến trên 10 triệu lượt xem, gần 300 nghìn lượt thích và 24 nghìn lời bình luận.” Nhưng thực tế, Việt tân đâu biết là người ta vào xem vì thấy Thành giống chí phèo, Thành nổi tiếng nhờ tai tiếng và các bình luận hầu hết thể hiện phản ứng tiêu cực với cách xử sự của Thành.

Mặc nhiên từ một kẻ rạch mặt ăn vạ, Thành được Việt tân tung hô như là một “ngôi sao” trong làng chống phá, có sức hút và được dư luận quan tâm để rồi khi Thành vi phạm pháp luật  thì Việt tân suy diễn ngay thành “sự lan tỏa này vô hình chung trở thành nguy cơ rủi ro rất cao về phương diện pháp lý nếu ông có những phát biểu hoặc hành vi bị quy kết là trái pháp luật”. Với Việt tân, cứ ai chống phá, chửi bới, phá hoại xã hội Việt Nam thì đều là “anh hùng”. Chính sự tâng bốc của Việt tân và bè lũ rận chủ đã khiến Thành lạc lối đến con đường không lối về. Thậm chí chúng còn hướng dẫn Thành cách xử lý nếu vướng vào pháp luật.  Lẽ hiển nhiên khi Thành bị bắt, các rận sẽ thi nhau kêu oan cho Thành, tiếp tục tâng bốc Thành nhưng hậu quả chính bản thân Thành và gia đình phải gánh chịu. Không biết khi nào Thành mới tỉnh ra. Đây chính là bài học cảnh tỉnh cho những kẻ “ảo tưởng” và không muốn làm nhưng vẫn muốn ăn chơi./.

SỰ NGU DỐT CỦA TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN

 

SỰ NGU DỐT CỦA TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN


Nhân viên an ninh đang cho chó nghiệp vụ kiểm tra hành lý của các hành khách trên chuyến bay Ryanair 4978 tại sân bay quốc tế Minsk, Belarus ngày 23/5. Ảnh internet

Thế giới đang “nóng” về vụ việc ngày 23/5 khi Belarus điều tiêm kích MiG-29 áp sát máy bay chở khách của hãng hàng không Ryaniar (Ireland), khi đó đang hành trình từ Athens đến Litva, buộc máy bay đổi hướng và đáp xuống Minsk.

Khi máy bay hạ cánh, nhà chức trách Belarus đã bắt nhà báo đối lập Roman Protasevich - người thường xuyên chỉ trích Tổng thống Lukashenko và trốn ra nước ngoài vào năm 2019 - cùng bạn gái ông này là Sofia Sapega.

Và gần như ngay lập tức tổ chức khủng bố Việt Tân cũng liền đăng đàn mượn sự việc này để xuyên tạc những câu chuyện khác của Việt Nam trong đó có liên hệ với sự việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt giữ.

Nhưng càng nói, càng viết thì nó càng cho thấy sự ngu dốt, kém hiểu biết của tổ chức khủng bố Việt Tân. Vì sao tổ chức khủng bố Việt Tân biết là ký giả Roman Protasevich là một nhà đấu tranh chống độc tài? Liệu kí giả này có giống như các thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân hay không? Ẩn náu dưới danh người người bất đồng chính kiến để tiến hành tuyên truyền, kích động phá hoại, tiến hành cách mạng màu… Tổ chức khủng bố Việt tân miệng thì luôn nói dân chủ nhân quyền, luôn tung hô, bợ đỡ cho các tổ chức phản động, thù địch nước ngoài chống phá Việt Nam nhưng khi người gốc châu Á bị kì thị, khủng bố, bị phân biệt đối xử (trong đó có cả những người gốc Việt) ở Mỹ và châu Âu nhưng tổ chức Việt Tân không dám một lần lên tiếng phản đối sự kì thị này. Phải chăng họ sợ nếu lên tiếng thì sẽ không được tài trợ tiền để sống nữa hay sợ sẽ bị “đá” ra khỏi Mỹ nên chỉ dám nằm im, không dám ho he nửa lời.


Bài viết thể hiện sự ngu dốt của tổ chức khủng bố Việt Tân

Tổ chức khủng bố Việt Tân dám mạnh miệng thể hiện sự “thông minh quá” khi so sánh vụ việc ở Belarus với việc Việt Nam bắt giữ Trịnh Xuân Thanh. Đúng là một sự ngu dốt không tưởng. Việt Nam chưa từng một lần ép may bay nước nào hạ cánh tại sân bay của Việt Nam cả.Tại sao Việt Tân không mạnh dạn so sánh vụ việc ở Belarus với vụ việc vào tháng 7/2013, Tổng thống Morales đang trên đường từ Moscow trở về quê nhà. Chuyên cơ của ông Morales bị điều hướng tới sân bay ở Vienna, Áo sau khi nhiều quốc gia châu Âu không cho phép chiếc chuyên cơ bay qua không phận của họ dưới sức ép của Mỹ để tìm cách bắt giữ Edward Snowden. Do Mỹ nghi ngờ  Edward Snowden - người đánh cắp và tiết lộ vô số tin tức tình báo của Mỹ - được cho là đang trú ẩn tại một sân bay ở Moscow, Nga. Còn về phía Bolivia, Tổng thống Morales tuyên bố sẵn sàng cấp quy chế tị nạn cho cựu đặc vụ Mỹ.

Đây là hai vụ việc có thể nói có tính chất tương đồng nhau về mặt bản chất. Chỉ khác một điều là Mỹ - nơi có các tổ chức đang cung cấp tiền và cho nơi sống của tổ chức khủng bố

Việt Tân là quốc gia đứng ra chỉ đạo vụ việc ở sân bay Áo. Và tất nhiên Việt Tân không dám ho he đả động gì đến Mỹ cả.

Cuối cùng thì càng nói thì tổ chức khủng bố Việt Tân càng chứng tỏ sự ngu dốt của chúng, chúng nên bớt hoang tưởng là sẽ lừa gạt được nhiều người dân Việt Nam bởi những luận điệu, thông tin xuyên tạc bằng đầu óc ngu dốt của tổ chức này.

ĐỘNG THÁI QUYẾT LIỆT CỦA CHÍNH QUYỀN TRƯỚC VI PHẠM PHÒNG, CHỐNG DỊCH

 

ĐỘNG THÁI QUYẾT LIỆT CỦA CHÍNH QUYỀN TRƯỚC VI PHẠM PHÒNG, CHỐNG DỊCH


Trong những ngày qua tình hình dịch bệnh covid 19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, cả nước liên tục ghi nhận nhiều ca mắc mới. Tính đến ngày hôm nay 25/5/2021 Việt Nam đã có 5561 ca mắc covid 19 và chỉ riêng tối ngày hôm nay 25/5 đã ghi nhận 287 ca mắc mới, tập trung tại một số địa phương như Bắc Giang, Hà Nội, Bắc Ninh… Cả hệ thống chính trị, cả ngành Y tế đang dốc toàn lực để cố gắng không chế dịch bệnh, chữa trị cho những người bị nhiễm và đảm bảo cuộc sống cho nhân dân. Trong khi có lẽ rất nhiều người vẫn được bình an ngồi ở nhà cùng gia đình thì hàng nghìn cán bộ chiến sĩ công an, quân đội, y bác sĩ…vẫn đang căng mình chiến đấu với dịch bệnh covid 19 tại các tâm dịch không quản ngày đêm, mưa nắng.

Vậy nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa có ý thức, vẫn chủ quan với dịch bệnh covid 19 bất chấp các quy định của chính quyền về việc cấm tụ tập đông người, bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng hay khai báo y tế khi đi từ vùng dịch trở về... và sẵn sàng vi phạm các quy định này. Tuy nhiên gần như ngay lập tức khi nhận được thông tin các trường hợp vi phạm trên, hệ thống chính quyền cơ sở đã ngay lập tức vào cuộc một cách quyết liệt để xác minh, xử lý nghiêm khắc trước các vi phạm về phòng chống dịch.

Nhiều người dân tụ tập vui chơi tại bãi đá sông Hồng bất chấp quy định phòng chống dịch, ảnh internet

Điển hình như vào cuối tuần qua, trong khi Hà Nội liên tục ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với covid19 thì vẫn có rất nhiều người dân tụ tập tại bãi sông Hồng để vui chơi, không đeo khẩu trang. Ngay sau đó, UBND quận Tây Hồ, Hà Nội đã chỉ đạo UBND phường Nhật Tân tiến hành xử phạt hành chính 17,5 triệu đồng đối với cửa hàng mở bán đồ tại bãi đá sông Hồng, đồng thời cử lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, chốt trực tại đây để nhắc nhở người dân không được tụ tập đồng người cũng như để xử lý các cá nhân vi phạm phòng chống dịch.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Công an TP vào cuộc xử lý Giám đốc Hacinco theo đúng quy định pháp luật, ảnh internet

Hay như trường hợp nguyên giám đốc công ty Hacinco đi du lịch Đà Nẵng về không khai báo y tế đã vi phạm quy định phòng chống dịch và làm lây lan dịch bệnh. Ngay lập tức, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng gồm Sở Nội vụ và Công an TP Hà Nội phải kiểm tra, xác minh và xử lí nghiêm theo đúng quy định. Ngay sau đó ông Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc công ty Hacinco đã bị cách chức giám đốc và bí thư đảng ủy.

Việc xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội là việc làm hết sức cần thiết để răn đe, chấn chỉnh, nâng cao ý thức cho nhiều cá nhân, tổ chức vẫn đang bàng quang với dịch bệnh. Mong rằng, mọi người dân sẽ lấy các tấm gương trên là bài học để từ đó chấp hành tốt các quy định về phòng, chống dịch covid 19 để chung tay góp sức cùng chính quyền, cùng hệ thống y tế để có thể nhanh chóng khống chế được dịch bệnh đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân cả nước.

Cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc sau Ngày Bầu cử

 

Cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc sau Ngày Bầu cử


Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

Hướng dẫn kê khai tờ khai điện tử đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông

 

Hướng dẫn kê khai tờ khai điện tử đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông

Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước có nhu cầu cấp hộ chiếu phổ thông có thể truy cập vào hệ thống điện tử của Cục Quản lý xuất nhập cảnh để khai tờ khai điện tử theo hướng dẫn sau đây:

I. KHAI TỜ KHAI NGOÀI PHÒNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH VÀ ĐẶT LỊCH HẸN NỘP HỒ SƠ

1. Bước 1: Khai thông tin vào tờ khai điện tử

Truy cập vào hệ thống điện tử của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh tại địa chỉ https://hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn, vào mục “Chọn mục này để khai thông tin tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu” để nhập thông tin vào tờ khai điện tử, theo thứ tự từ mục 1 đến mục 17; đối với những mục không có thông tin kê khai thì để trống.

2. Bước 2: Xác nhận thông tin đã khai

Sau khi nhập thông tin vào các mục trong tờ khai, xác nhận lại thông tin bằng cách nhập lại các ký tự hiển thị tự động trên màn hình

3. Bước 3: Kiểm tra thông tin và đặt lịch hẹn nộp hồ sơ

Sau khi nhập thông tin vào tờ khai điện tử, vào mục “Kiểm tra lại thông tin đã khai” để kiểm tra các thông tin đã nhập. Nếu thông tin chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ thì chọn mục “Quay lại” để sửa chữa, bổ sung thông tin. Nếu thông tin đã đầy đủ, chính xác thì nhấn vào nội dung “Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên” để xác nhận thông tin đã khai, sau đó vào mục “Đặt lịch hẹn” để lựa chọn thời điểm nộp hồ sơ phù hợp với lịch tiếp nhận hồ sơ của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh. Khi đã hoàn tất việc khai thông tin và đặt lịch hẹn, chọn mục “Kết thúc” để lưu thông tin và ghi nhận mã số tờ khai.

4. Bước 4: In tờ khai

Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ Luật dân sự, người chưa đủ 14 tuổi sau khi nhập thông tin vào tờ khai và đặt lịch hẹn nộp hồ sơ, người đề nghị phải in tờ khai (chọn mục “In tờ khai và kết thúc”) và dán ảnh vào tờ khai để lấy xác nhận và giáp lai ảnh của Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú.

5. Bước 5: Nộp hồ sơ

Người đã khai tờ khai điện tử căn cứ vào lịch hẹn nộp hồ sơ để đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nơi đã đăng ký để nộp hồ sơ, khi nộp hồ sơ cung cấp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tờ khai, CMND hoặc thẻ Căn cước công dân để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày đặt lịch hẹn, nếu công dân không đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nộp hồ sơ thì thông tin về tờ khai điện tử sẽ tự động xóa trên trang Web của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh.

II. KHAI TỜ KHAI TẠI PHÒNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH

Công dân khai tờ khai điện tử tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh thực hiện theo các bước nêu trên và bỏ qua mục “Đặt lịch hẹn”. Công dân chụp ảnh tại trụ sở qua máy ảnh có kết nối dữ liệu với Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh và trực tiếp nộp hồ sơ.


Hướng dẫn thủ tục dành cho công dân Việt Nam

 Hướng dẫn thủ tục dành cho công dân Việt Nam

HƯỚNG DẪN KHAI TỜ KHAI ĐIỆN TỬ ĐỀ NGHỊ CẤP HỘ CHIẾU PHỔ THÔNG

Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước có nhu cầu cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông có thể truy cập vào hệ thống điện tử của Cục Quản lý xuất nhập cảnh để khai tờ khai điện tử và đặt lịch hẹn nộp hồ sơ theo hướng dẫn sau đây:

1. Bước 1: Khai thông tin vào tờ khai điện tử

Truy cập vào hệ thống điện tử của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh tại địa chỉ https://hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn, vào mục “Chọn mục này để khai thông tin tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu” để nhập thông tin vào tờ khai điện tử, theo thứ tự từ mục 1 đến mục 17; đối với những mục không có thông tin kê khai thì để trống.

2. Bước 2: Xác nhận thông tin đã khai

Sau khi nhập thông tin vào các mục trong tờ khai, xác nhận lại thông tin bằng cách nhập lại các ký tự hiển thị tự động trên màn hình

3. Bước 3: Kiểm tra thông tin và đặt lịch hẹn nộp hồ sơ

Sau khi nhập thông tin vào tờ khai điện tử, vào mục “Kiểm tra lại thông tin đã khai” để kiểm tra các thông tin đã nhập. Nếu thông tin chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ thì chọn mục “Quay lại” để sửa chữa, bổ sung thông tin. Nếu thông tin đã đầy đủ, chính xác thì nhấn vào nội dung “Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên” để xác nhận thông tin đã khai, sau đó vào mục “Đặt lịch hẹn” để lựa chọn thời điểm nộp hồ sơ phù hợp với lịch tiếp nhận hồ sơ của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh. Khi đã hoàn tất việc khai thông tin và đặt lịch hẹn, chọn mục “Kết thúc” để lưu thông tin và ghi nhận mã số tờ khai.

4. Bước 4: In tờ khai

Đối với trường hợp gửi hồ sơ đề nghị cấp lại hộ chiếu qua đường Bưu điện, trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi đề nghị cấp hộ chiếu hoặc trường hợp ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu, sau khi nhập thông tin vào tờ khai và đặt lịch hẹn nộp hồ sơ, người đề nghị phải in tờ khai (chọn mục “In tờ khai và kết thúc”) và dán ảnh vào tờ khai để lấy xác nhận và giáp lai ảnh của Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác. Trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, công dân chụp ảnh tại cơ sở chụp ảnh có kết nối dữ liệu với Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh.

Đối với trường hợp đề nghị cấp chung 02 trẻ em vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ, sau khi nhập thông tin phải in 02 tờ khai, mỗi tờ tương ứng với thông tin của 01 trẻ em để lấy xác nhận và giáp lai ảnh của Công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ em thường trú hoặc tạm trú.

5. Bước 5: Nộp hồ sơ

Người đã khai tờ khai điện tử căn cứ vào lịch hẹn nộp hồ sơ để đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nơi đã đăng ký để nộp hồ sơ, khi nộp hồ sơ cung cấp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tờ khai, CMND hoặc thẻ Căn cước công dân để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày đặt lịch hẹn, nếu công dân không đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nộp hồ sơ thì thông tin về tờ khai điện tử sẽ tự động xóa trên trang Web của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh.

MUỐN LÀ GIÁO DÂN TỐT THÌ PHẢI LÀ CÔNG DÂN TỐT ĐÃ!

 MUỐN LÀ GIÁO DÂN TỐT THÌ PHẢI LÀ CÔNG DÂN TỐT ĐÃ!

Trong khi cả nước đang hân hoan, hứng khởi chào đón ngày hội non sông, thì linh mục Đặng Hữu Nam lại đăng tải công khai trên facebook cá nhân “Hoài Thạch Sơn” một cách trắng trợ như sau “Không một linh mục nào được quyền tham gia ứng cử vào các cơ quan như Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Và các Giám mục cũng không thể cho phép các linh mục dưới quyền mình tham gia".

Có thể thấy đây không phải lần đầu tiên linh mục Đặng Hữu Nam có những phát ngôn đi ngược lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thậm chí, linh mục Đặng Hữu Nam còn xuyên tạc, kích động giáo dân vào các hoạt động gây mất an ninh trật tự trên địa bàn quản lý khiến cho nhân dân cả nước vô cùng bức xúc.


Những hành động này của linh mục Đặng Hữu Nam đang đi ngược lại tinh thần đoàn kết dân tộc, đi ngược lại tinh thần chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam là “người Công giáo tốt cũng là công dân tốt”, những năm qua, đồng bào Công giáo không chỉ ra sức thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, mà còn đoàn kết chung sức xây dựng quê hương.

Hay linh mục Đặng Hữu Nam quên rằng linh mục cũng là một người dân Việt Nam, cần phải “ tuân tùng luật pháp".  Cần sống, làm việc và hành đạo theo quy định của pháp luật, mọi tín đồ có trách nhiệm bảo vệ quê hương, đất nước mình. Mà những người mang trọng trách lớn, xây dựng đức tin theo giáo lý tôn giáo như linh mục Đặng Hữu Nam thì càng phải củng cố niềm tin, ý thức trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc.

Trách nhiệm của mỗi người, đặc biệt là các chức sắc, chức việc trong tôn giáo phải thể hiện đúng đắn, tích cực trong việc định hướng hành đạo, xây dựng địa bàn tôn giáo an ninh, trật tự.

Vì vậy, thay vì lên mạng để xuyên tạc, kích động thì hãy làm một người công dân tốt trước khi học làm một người công dân tốt, trước khi làm một người Công giáo tốt, một linh mục có ích cho đời./.

CÁI KẾT CỦA VIỆC ĐƯA TIN SAI LỆCH!

 CÁI KẾT CỦA VIỆC ĐƯA TIN SAI LỆCH!

Trong lúc hệ thống chính quyền và người dân tỉnh Bắc Giang đang tập trung tất cả nguồn lực để phòng chống dịch Covid-19 và tìm các biện pháp hỗ trợ cho nông sản của người dân thì lại xuất hiện những luận điệu xuyên tạc, sai sự thật gây hoang mang cho dư luận nhân dân, và điển hình trong đó và việc một số đối tượng tung tin vải thiều bị ép giá còn 2.000 đồng/kg.


Trước thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, Công an huyện Lục Ngạn vào cuộc điều tra xác định tài khoản facebook “Minh Leo” là của anh Leo Văn M. (SN 1991, trú tại xã Qúy Sơn, Lục Ngạn) với hành vi đăng tìa thông tin sai sự thật về việc vải thiều bị ép giá còn 2.000 đồng/kg khiến dư luận xôn xao từ ngày 27/5/2021.

Anh M. hừa nhận sử dụng facebook cá nhân để đăng tải nội dung gây hiểu lầm về giá vải Lục Ngạn, gây hoang mang trong nhân dân về việc tiêu thụ vải. Anh M. đã nhận thức được hành vi của mình và gỡ bài viết, đính chính lại thông tin, cam kết sẽ không tái phạm.

Theo trần tình của anh M., do vải của gia đình không được đẹp nên thương lái trả giá 8.000 đồng/kg nhưng anh không bán. Tới gần trưa, anh đến điểm thu mua của bà Nguyễn Thị H. (thôn Kim 1, xã Phượng Sơn, Lục Ngạn) để bán. Tuy nhiên, bà H. không mua vì đã đủ hàng. Vì mệt mỏi và bức xúc nên M. mang vải cho người quen rồi về nhà đăng tin bị ép giá còn 2.000 đồng/kg.

Hành động này của M không chỉ khiến cho những dân dân ở Bắc Giang và những những người trồng vải mà còn khiến cuộc chống dịch Covid đã khó khăn lại còn vất vả hơn. Mong rằng bài học lần này của M có thể là tấm gương răn đe cho những người khác. Thay vì lên mạng đưa tin ra thì tại sao không chung sức cùng nhân dân và chính quyền để chống dịch??? Thay vì gây hoang mang dư luận thì hãy tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, ở trong nhà nếu không thật cần thiết ra ngoài và tuân thủ 5K.

Vài điểm thiếu khách quan trong Báo cáo Nhân quyền năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ

 

Vài điểm thiếu khách quan trong Báo cáo Nhân quyền năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ

 

Vào ngày 30/03/2021, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo Nhân quyền năm 2020, trong đó đánh giá tình hình nhân quyền ở các quốc gia là thành viên Liên Hiệp Quốc. Phần báo cáo về Việt Nam dài 45 trang, và chứa nhiều nhận định tiêu cực.

Xem link https://www.state.gov/reports/2020-country-reports-on-human-rights-practices/vietnam/

Đáp lại, ngày 10/04, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hồi đáp rằng “báo cáo vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam”.



Bài viết này sẽ điểm qua một vài ví dụ về những nhận định thiếu khách quan đó.

1. Ví dụ đầu tiên là một đoạn ở trang 2, xoay quanh vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội lúc rạng sáng 09/01/2020. Báo cáo viết:

“Ngày 9 tháng 1, một lực lượng lớn công an có vũ trang thuộc Bộ Công an và công an  thành phố Hà Nội đã bao vây xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Vào sáng sớm,  họ đột kích nhà của ông Lê Đình Kình, một người cao tuổi ở địa phương đã lãnh đạo  dân làng nhiều năm chống lại việc thu hồi 145 héc ta đất nông nghiệp để xây dựng  một công trình quân sự mới. Trong cuộc đột kích đó, công an và những người dân có  vũ trang đã đụng độ với nhau bằng bạo lực, dẫn đến cái chết của 3 cán bộ công an và  ông Lê Đình Kình. Các nhân chứng, trong đó có vợ của ông Kình, nói rằng công an  đã ném lựu đạn hơi cay vào nhà khi gia đình đang ngủ và bắn ông Kình chết tại chỗ.  Các nhà hoạt động nhân quyền bày tỏ sự nghi ngờ về tính hợp pháp của cuộc đột  kích cũng như về các báo cáo chính thức của công an rằng ông Kình được vũ trang bởi lựu đạn cầm tay, trong khi ông cụ 84 tuổi này bị khuyết tật.”



Không khó để nhận ra trong đoạn văn trên, có một số chi tiết tự mâu thuẫn với nhau. Nếu “công an và những người dân có  vũ trang đã đụng độ với nhau bằng bạo lực”, thì không thể có chuyện khi công an tiến vào nhà ông Kình, cả gia đình ông vẫn đang ngủ. Thêm nữa, đoạn văn trên cũng lược bỏ một chi tiết quan trọng: nhóm nông dân là bên tấn công trước, khi họ ném pháo nổ, bom xăng vào công an khi công an mới chỉ dựng hàng rào sát cổng làng. Nếu chi tiết này không bị lược bỏ, thì độc giả sẽ thấy cuộc đột kích có tính hợp pháp.



Thực tế, trước khi cuộc đụng độ nổ ra, băng nhóm Lê Đình Kình đã tụ tập từ đêm hôm trước tại nhà ông Lê Đình Kình với lựu đạn, bom xăng, giáo mác tuyên bố sẵn sàng tấn công công an. Trước thời điểm đụng độ, nhóm cầm đầu đã livestreams công bố trên mạng về cuộc tấn công. Theo dõi thông tin trên mạng được phát trên chính facebook của Trịnh Bá Phương, đồng bọn với nhóm Lê Đình Kình thì công an đã bắc loa khuyên dừng ngay cuộc tấn công trước khi thực sự trấn áp, dẫn đến cái chết của 3 cán bộ công an và  ông Lê Đình Kình. Bộ Ngoại giao Mỹ chọn tin vào lời nói của bà vợ ông Lê Đình Kình để phủ nhận mọi bằng chứng và sự mâu thuẫn khác. Ông Lê Đình Kình bị khuyết tật nhưng là ở chân, vẫn ngồi xe lăn, tay vẫn cử động tốt, vẫn chỉ huy đồng bọn chống trả công an đến cùng. Viết báo cáo về vụ Đồng Tâm của Bộ Ngọa giao Hoa Kỳ cho thấy, họ thà dựa trên sự nghi ngờ từ “các nhà hoạt động nhân quyền” (dân Việt Nam thừa biết là Hoa Kỳ dựa trên thông tin xuyên tạc vụ việc của những kẻ chống đối và mưu đồ lật động thể chế chính trị Việt Nam được dán nhãn này) để quy kết về “tính hợp pháp của cuộc đột  kích” và phủ nhận các bằng chứng công an thu thập được, cho thấy rõ thái độ và góc nhìn thiếu thiện chí, chụp mũ đối với tình hình nhân quyền Việt Nam của họ



2. Một ví dụ khác liên quan đến nhóm bạo động ở Tây Nguyên, nằm ở đoạn sau:

“Nhà chức trách viện dẫn các quy định về an ninh quốc gia để bỏ tù những người dân  tộc thiểu số do họ có liên hệ với các tổ chức ở nước ngoài mà chính phủ cho là có mục đích ly khai, và đã kết án những người này nhiều năm tù. Ngoài ra, các nhà hoạt  động thường cho biết lực lượng an ninh cũng hiện diện đông hơn trong những ngày có ý nghĩa lịch sử quan trọng và các ngày lễ ở các khu vực có cộng đồng dân tộc-tôn giáo thiểu số sinh sống.”

“Các tổ chức ở nước ngoài” vừa nêu chỉ “có mục đích ly khai” trong cái nhìn chủ quan của Chính phủ Việt Nam, hay rốt cuộc chúng thật sự có mục đích ly khai? Nước Mỹ thừa biết rằng đằng sau cuộc bạo động ở Tây Nguyên vào năm 2004, có bàn tay của các tổ chức đòi ly khai đã đăng ký và đang hoạt động ngay trên đất Mỹ. Chẳng hạn, cương lĩnh của Quỹ Người Thượng, do Ksor Kok (sống ở Mỹ) sáng lập vào năm 1992, đã công khai đặt mục đích “Phát động đấu tranh xây dựng một đất nước Đề Ga vào năm 2000”. Và “đất nước Đề Ga” này bao gồm 14 tỉnh của Việt Nam từ Quảng Trị vào đến Bình Thuận, với trung tâm là 4 tỉnh Tây Nguyên. Phàm đã theo dõi về vấn đề nhân quyền Việt Nam mà Bộ Ngoại giao Mỹ lại bỏ qua, làm lơ cho công dân nước mình đang xâm hại, kích động bạo loạn, lật đổ quốc gia khác, túm lấy một nhóm nhỏ dân tộc Tây Nguyên bị công dân Mỹ lôi kéo và bị đi tù tiếp tay cho công dân Mỹ gây bạo loạn làm cái cớ lên án nhân quyền Việt Nam !?!



Qua những đoạn trích trên, có thể thấy Báo cáo Nhân quyền năm 2020 thật sự chứa một số thông tin bóp méo bản chất sự việc, nhằm phục vụ mục đích chính trị của Mỹ. Một khi dụng ý đã rõ ràng như vậy, đúng sai đâu còn quan trọng với kẻ sản xuất ra nó!

CHÍNH NHỮNG CHIẾN SỸ MỚI LÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP CỨU LẤY NGƯỜI DÂN!

 CHÍNH NHỮNG CHIẾN SỸ MỚI LÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP CỨU LẤY NGƯỜI DÂN!

Trước sự việc lùm xùm của Hoài Linh chưa chuyển số tiền do các “mạnh thường quân”, các fan ủng hộ cho đồng bào miền Trung gặp thiên tai, bão lũ thì xuất hiện những bình luận ủng hộ việc làm của các nghệ sĩ của các fan ủng hộ các nghệ sĩ.

Trên fanpage của Trấn Thành, khi nhiều người khác vào đòi anh nghệ sĩ này minh bạch số tiền đã kêu gọi ủng hộ được hồi tháng 11 năm ngoái thì một số lượng fan lại cho rằng, cộng đồng mạng đang làm khổ các nghệ sĩ quá nhiều, khi vừa bắt họ làm từ thiện, vừa bắt họ phải kê khai giải ngân với hàng tá giấy tờ, sổ sách. Và hơn nữa, nếu cứ bóc mẽ thế này, thì nghệ sĩ không dám từ thiện nữa thì…ai cứu dân.


Đúng thật là nực cười, ai mới là người trực tiếp cứu dân đây? Chính các chiến sĩ áo xanh, áo trắng và lực lượng tình nguyện (đủ màu áo) đã cứu dân, giúp đỡ người dân vượt qua lũ lụt, khó khăn. Không có các nghệ sĩ đi từ thiện thì người dân gặp khó khăn, bão lũ thì người dân vẫn được giúp đỡ, vẫn vượt qua khó khăn đấy thôi. Không có các nghệ sĩ thì dân tôi vẫn vượt qua đó thôi, đừng có lấy hết công sức, vất vả của các lực lượng khác để đánh bóng tên tuổi cho họ.

Năm 2020 là minh chứng điển hình nhất với sự hy sinh của rất nhiều cán bộ chiến sĩ khi giúp đỡ những người dân ở miền Trung, đặc biệt trong đó có những người chiến sỹ mới mười tám, đôi mươi chưa một lần nói lời yêu ai, họ đã anh dũng ra đi vì lý tưởng cao đẹp bỏ lại sau lưng là cha mẹ, người thân, những lời hứa, những ước mơ của tuổi trẻ còn dang dở.

Thử hỏi rằng trong lúc những chiến sĩ áo xanh, áo trắng đang lao vào vùng tâm lũ giúp đỡ người dân thì các nghệ sỹ thì làm gì? Chúng tôi không phủ nhận những đóng góp to lớn của một bộ phận đứng lên kêu gọi mọi người ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ. Nhưng các bạn cũng đừng vì vậy mà thần tượng họ quá, để rồi các bạn phải thốt ra những lời kém thông minh nếu không muốn nói là ngu dốt “Không có nghệ sỹ ai sẽ cứu dân?”.

Việc làm từ thiện không chỉ duy nhất mỗi nghệ sỹ họ mới làm được, mà nó được xuất phát từ những tấm lòng cao quý của toàn thể nhân dân và dĩ nhiên họ có nhiều cách khác để thực hiện chứ không nhất thiết phải bấu víu, nhờ vả vào nghệ sĩ để cứu dân nhé.

Các bạn đừng vội nói không có nghệ sỹ thì ai cứu dân? Mà hãy nhìn ra phía trước các bạn có những lá chắn sống, đang từng ngày, từng giờ phục vụ Tổ quốc, phục vụ các bạn. Họ đang “Thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi, lấy niềm vui, hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui, lẽ sống cho đời”/.

THÀNH CÔNG CỦA MỘT KỲ BẦU CỬ ĐẶC BIỆT

 

THÀNH CÔNG CỦA MỘT KỲ BẦU CỬ ĐẶC BIỆT

"Đặc biệt" là một từ nhiều người dành để nói về ngày bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Có nhiều yếu tố tạo nên sự đặc biệt này, cụ thể là:

Thứ nhất, cuôc bầu cử được diễn ra khi đất nước vừa trải qua 35 năm đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ 13 vừa kết thúc thành công rất tốt đẹp và đặt ra các mục tiêu quan trọng cho năm 2030 và 2045. Với ý nghĩa quan trọng của cuộc bầu cử lần này, đất nước ta sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới, ngày càng tốt đẹp hơn, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri, và nhân dân cả nước.


Thứ hai, cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp từng ngày, nhiệm vụ chống dịch rất quan trọng nhưng nghĩa vụ đảm bảo về quyền và trách nhiệm bầu cử của công dân cũng không được xem nhẹ.

Theo số liệu mới nhất, tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu khoảng hơn 67 triệu cử tri, đạt 98,43%. Nhiều địa phương có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu rất cao như Hậu Giang 99,99%, Trà Vinh và Lào Cai: 98,99%. Ngay cả ở tâm dịch như Bắc Giang, tỉ lệ cử tri đi bầu là 97.88%, Bắc Ninh là 97,07%. Qua đó, khẳng định niềm tin, kỳ vọng, mong muốn của cử tri bầu chọn những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực cao nhất của Trung ương và cơ quan quyền lực ở các địa phương. Hầu hết các tổ bầu cử đều tuyên bố kết thúc việc bỏ phiếu theo đúng giờ quy định. Hiện nay, các tổ bầu cử vẫn đang khẩn trương tiến hành kiểm phiếu để báo cáo kết quả bầu cử tới Ủy ban bầu cử. Cử tri tham gia rất tích cực và có trách nhiệm vào việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử lần này. Đa số cử tri cho rằng, cuộc bầu cử thể hiện được sự dân chủ, đổi mới, đã thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Ngày bầu cử 23/5/2021, có nhiều hình ảnh ấn tượng, tại những nơi đang thực hiện tự cách ly, cán bộ tổ bầu cử đã đạp xe tới từng nhà cử tri đang cách ly tại nhà để cử tri bỏ phiếu. Ở các khu cách ly tập trung, tại bệnh viện nơi các bệnh nhân Covid 19 đang điều trị thì quyền công dân của cử tri đã được đảm bảo tối đa. Tại những nơi này, thòm phiếu được khử khuẩn trước khi được mang vào khu cách ly. Một không khí bầu cử rất khác nhưng vẫn rất trọng đại, vui tươi và đầy niềm tự hào. Năm nay, lần đầu tiên Thị trấn Trường Sa, quân và dân trên đảo bỏ phiếu cùng ngày với người dân ở đất liền.

Qua Ngày bầu cử 23/5/2021 trong đại dịch Covid 19 đã minh chứng cho thấy rằng càng trong thời điểm gian khó, sức sống, tình đoàn kết và ý thức cộng đồng vốn là giá trị cơ bản làm nên sức sống Việt Nam càng có cơ hội trỗi dậy mạnh mẽ hơn nữa.

Thứ ba, công tác đảm bảo an ninh an toàn, không có một sự cố nào về an ninh, an toàn trong tất cả các điểm bầu cử trong cả nước. Ngay từ sớm, các cấp các ngành đã lên phương án, kịch bản rõ rang, lường trước mọi tình huống để có một ngày bầu cử thành công, an toàn.

Cuộc bầu cử diễn ra trong diễn biến dịch phức tạp, tuy nhiên, từ Trung ương đến địa phương đều vào cuộc, đoàn kết và quyết tâm, đồng lòng để có một ngày bầu cử đảm bảo hoàn thành mục tiêu kép, an toàn và thành công. Hội đồng bầu cử quốc gia đã ban hành 10 văn bản, hướng dẫn cụ thể cho từng tình huống có thể xảy ra trong ngày bầu cử, căn cứ vào đó các địa phương đã chủ động xây dựng kịch bản, tổ chức phương án bầu cử phù hợp.

Cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã kết thúc, các cử tri đặt rất nhiều kỳ vọng vào 500 đại biểu quốc hội khóa XV và gần 27 vạn đại biểu hội đồng nhân dân các cấp trúng cử tới đây sẽ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Cả hệ thống đã nỗ lực để có một ngày bầu cử an toàn, có 67 triệu cử tri đã hoàn thành trách nhiệm đi bỏ phiếu của mình, nhiệm vụ còn lại của các đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp trong 5 năm tới là phải nỗ lực hết mình, đóng góp hết mình vào cơ quan dân cử, phụng sự lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, xứng đáng với lá phiếu của nhân dân./.