Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Kiên quyết đấu tranh trước các luận điệu lợi dụng vấn đề biển đông để xuyên tạc, kích động chống phá cách mạng Việt Nam

 

Kiên quyết đấu tranh trước các luận điệu lợi dụng vấn đề biển đông để xuyên tạc, kích động chống phá cách mạng Việt Nam

Gần như lặp đi, lặp lại như một quy luật, mỗi khi Đảng, nhà nước ta tiến hành các sự kiện trọng đại của đất nước thì các thế lực thù địch và cơ hội chính trị, thoái hóa biến chất, bất mãn ngày càng gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, lợi dụng vấn đề Biển Đông trong thời gian gần đây để tăng cường các hoạt động chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là thủ đoạn rất nguy hiểm và thâm độc.

Chúng lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội để đẩy mạnh xuyên tạc, dựng chuyện, bịa đặt, tác động mạnh vào tâm lý, nhận thức của công chúng và xã hội. Trong những ngày toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang phấn khởi chào mừng sự thành công của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, dư luận tiến bộ trong nước và quốc tế không khỏi bức xúc khi trên mạng xã hội xuất hiện những thông tin xuyên tạc vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Chỉ cần suy ngẫm, đối chiếu và nhìn nhận một cách thấu đáo, có thể kết luận đây là luận điệu của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đang ra sức lợi dụng vấn đề Biển Đông để chống phá Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trên một vài trang mạng xã hội xuất hiện các diễn đàn tập hợp nhiều phần tử bất mãn, cho rằng: “Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng việc tổ chức đại hội Đảng hơn vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo”; hoặc cố tình xuyên tạc đường lối, chủ trương, quan điểm đấu tranh giữ vững chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc thông qua những “thuyết âm mưu” nhuốm màu kích động như: "Việt Nam lôi bè kéo cánh, đi với nước này, chống nước kia; và rằng, không đánh nhau thì mất biển, mất đảo... ". Chúng quy chụp lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước ta "phản ứng chậm" hoặc "né tránh, không dám đối đầu, đang tâm để chủ quyền lãnh thổ quốc gia bị đe dọa”. Mưu đồ của những luận điệu này là khiến nhân dân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở nước ta. Càng nguy hiểm hơn chúng còn lợi dụng vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trong đó có chủ quyền biển, đảo để kích động, kêu gọi người dân "xuống đường biểu tình" thể hiện lòng yêu nước như năm 2015 ở Hà Nội và Bình Dương. Từ đó, gây mất an ninh, trật tự xã hội và kiếm cớ để tiếp tục chống phá.

Để kiên quyết đấu tranh và làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển Đông chống phá cách mạng Việt Nam, nhất là trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc sau:

Một là: Đường lối, chủ trương chính sách giải quyết bất đồng trên Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thế giới, khu vực và trong nước

Hiện nay, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, cạnh tranh giữa các nước lớn, xung đột, tranh chấp chủ quyền biển, đảo xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có khu vực Biển Đông. Những điểm bất đồng giữa các quốc gia, dân tộc đều có xu hướng giải quyết trên nền tảng hòa bình, đối thoại, cùng nhau tìm giải pháp chung và trên nền tảng nguyên tắc nhất định của luật pháp quốc tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc có các hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn giữ được chủ trương: "Giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển". Đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo và giữ vững nguyên tắc không thể bác bỏ – chủ quyền quốc gia.

Chúng ta luôn kiên trì đấu tranh trên các mặt trận, mọi cấp độ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, thẳng thắn đấu tranh kiên quyết, trao công hàm, tiếp xúc đại diện, lên tiếng phản đối Trung Quốc, yêu cầu tôn trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Đồng thời, duy trì thường xuyên lực lượng chuyên trách, sử dụng biện pháp đấu tranh “hòa bình” không để xảy ra xung đột vũ trang. Bên cạnh đó, thường xuyên thông tin kịp thời tình hình diễn biến đến nhân dân, quản lý chặt chẽ tình hình an ninh trật tự và làm tốt công tác định hướng tư tưởng cho nhân dân.

Trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông, thông qua đường lối đúng đắn, chúng ta vẫn bảo đảm và bảo vệ được lợi ích quốc gia dân tộc. Điều này cho thấy, chủ trương, đường lối, chính sách giải quyết bất đồng trên Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại.

Hai là: Đảng và Nhà nước ta nhất quán với chính sách “3 không” trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

Trước sự kiện vi phạm của tàu Trung Quốc, các thế lực thù địch đã công kích, đòi Việt Nam phải thay đổi chính sách “3 không”, tiến đến hợp tác toàn diện, là đồng minh của Mỹ, Nhật Bản… để chống lại hành động xâm phạm chủ quyền từ phía Trung Quốc. Với chính sách “3 không: không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của Đảng, Nhà nước ta về quốc phòng nói chung, công tác đối ngoại quốc phòng nói riêng, mang bản chất chế độ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng, hướng đến sự hòa bình, thịnh vượng cho đất nước, khu vực và thế giới.

 Đảng ta luôn nhất quán với chính sách “3 không” đã được quy định trong hiến chương Liên hiệp quốc và có quan điểm biện chứng trong xác định đối tượng và đối tác, có hợp tác và có đấu tranh; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Điều đó càng thể hiện quan điểm Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế nói chung, trong giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông nói riêng. Đồng thời, qua đó thể hiện sự nhất quán chính sách “3 không” trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

Ba là: Quân đội nhân dân Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc

Trước những hành động vi phạm chủ quyền biển, đảo của một số quốc gia đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn rêu rao rằng: “Khi đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông, tại các vùng tranh chấp, Quân đội Việt Nam không dám nổ súng, không dám đấu tranh, để mặc Trung Quốc muốn làm gì thì làm…”. Đó là những luận điệu xuyên tạc sự thật, cố tình kích động gây căng thẳng tình hình với mục đích đẩy chúng ta vào cuộc đối đầu quân sự có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Thực tiễn cho thấy, trong suốt thời gian Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển, các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển của Quân đội Việt Nam đã phối hợp với kiểm ngư và ngư dân, luôn luôn có mặt 24/24h, thực hiện các hoạt động kiên quyết, kiên trì đấu tranh nhằm giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Với tinh thần dân tộc, lòng yêu nước luôn cháy bỏng trong mỗi công dân Việt Nam, hãy đưa đất nước ta ngày càng phát triển, giàu mạnh, tăng cường mọi tiềm lực, sánh vai được với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, đấu tranh, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc tình hình Biển Đông của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Mỗi người dân yêu nước cần tỉnh táo, bình tĩnh, kiên quyết, kiên trì, nhận thức rõ và kiên quyết đấu tranh làm thất bại các luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch để có hành động đúng, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.


Kiên quyết đấu tranh trước các luận điệu lợi dụng vấn đề biển đông để xuyên tạc, kích động chống phá cách mạng Việt Nam Gần như lặp đi, lặp lại như một quy luật, mỗi khi Đảng, nhà nước ta tiến hành các sự kiện trọng đại của đất nước thì các thế lực thù địch và cơ hội chính trị, thoái hóa biến chất, bất mãn ngày càng gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, lợi dụng vấn đề Biển Đông trong thời gian gần đây để tăng cường các hoạt động chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là thủ đoạn rất nguy hiểm và thâm độc. Chúng lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội để đẩy mạnh xuyên tạc, dựng chuyện, bịa đặt, tác động mạnh vào tâm lý, nhận thức của công chúng và xã hội. Trong những ngày toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang phấn khởi chào mừng sự thành công của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, dư luận tiến bộ trong nước và quốc tế không khỏi bức xúc khi trên mạng xã hội xuất hiện những thông tin xuyên tạc vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Chỉ cần suy ngẫm, đối chiếu và nhìn nhận một cách thấu đáo, có thể kết luận đây là luận điệu của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đang ra sức lợi dụng vấn đề Biển Đông để chống phá Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trên một vài trang mạng xã hội xuất hiện các diễn đàn tập hợp nhiều phần tử bất mãn, cho rằng: “Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng việc tổ chức đại hội Đảng hơn vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo”; hoặc cố tình xuyên tạc đường lối, chủ trương, quan điểm đấu tranh giữ vững chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc thông qua những “thuyết âm mưu” nhuốm màu kích động như: "Việt Nam lôi bè kéo cánh, đi với nước này, chống nước kia; và rằng, không đánh nhau thì mất biển, mất đảo... ". Chúng quy chụp lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước ta "phản ứng chậm" hoặc "né tránh, không dám đối đầu, đang tâm để chủ quyền lãnh thổ quốc gia bị đe dọa”. Mưu đồ của những luận điệu này là khiến nhân dân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở nước ta. Càng nguy hiểm hơn chúng còn lợi dụng vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trong đó có chủ quyền biển, đảo để kích động, kêu gọi người dân "xuống đường biểu tình" thể hiện lòng yêu nước như năm 2015 ở Hà Nội và Bình Dương. Từ đó, gây mất an ninh, trật tự xã hội và kiếm cớ để tiếp tục chống phá. Để kiên quyết đấu tranh và làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển Đông chống phá cách mạng Việt Nam, nhất là trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc sau: Một là: Đường lối, chủ trương chính sách giải quyết bất đồng trên Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thế giới, khu vực và trong nước Hiện nay, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, cạnh tranh giữa các nước lớn, xung đột, tranh chấp chủ quyền biển, đảo xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có khu vực Biển Đông. Những điểm bất đồng giữa các quốc gia, dân tộc đều có xu hướng giải quyết trên nền tảng hòa bình, đối thoại, cùng nhau tìm giải pháp chung và trên nền tảng nguyên tắc nhất định của luật pháp quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc có các hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn giữ được chủ trương: "Giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển". Đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo và giữ vững nguyên tắc không thể bác bỏ – chủ quyền quốc gia. Chúng ta luôn kiên trì đấu tranh trên các mặt trận, mọi cấp độ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, thẳng thắn đấu tranh kiên quyết, trao công hàm, tiếp xúc đại diện, lên tiếng phản đối Trung Quốc, yêu cầu tôn trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Đồng thời, duy trì thường xuyên lực lượng chuyên trách, sử dụng biện pháp đấu tranh “hòa bình” không để xảy ra xung đột vũ trang. Bên cạnh đó, thường xuyên thông tin kịp thời tình hình diễn biến đến nhân dân, quản lý chặt chẽ tình hình an ninh trật tự và làm tốt công tác định hướng tư tưởng cho nhân dân. Trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông, thông qua đường lối đúng đắn, chúng ta vẫn bảo đảm và bảo vệ được lợi ích quốc gia dân tộc. Điều này cho thấy, chủ trương, đường lối, chính sách giải quyết bất đồng trên Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại. Hai là: Đảng và Nhà nước ta nhất quán với chính sách “3 không” trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông Trước sự kiện vi phạm của tàu Trung Quốc, các thế lực thù địch đã công kích, đòi Việt Nam phải thay đổi chính sách “3 không”, tiến đến hợp tác toàn diện, là đồng minh của Mỹ, Nhật Bản… để chống lại hành động xâm phạm chủ quyền từ phía Trung Quốc. Với chính sách “3 không: không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của Đảng, Nhà nước ta về quốc phòng nói chung, công tác đối ngoại quốc phòng nói riêng, mang bản chất chế độ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng, hướng đến sự hòa bình, thịnh vượng cho đất nước, khu vực và thế giới. Đảng ta luôn nhất quán với chính sách “3 không” đã được quy định trong hiến chương Liên hiệp quốc và có quan điểm biện chứng trong xác định đối tượng và đối tác, có hợp tác và có đấu tranh; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Điều đó càng thể hiện quan điểm Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế nói chung, trong giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông nói riêng. Đồng thời, qua đó thể hiện sự nhất quán chính sách “3 không” trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Ba là: Quân đội nhân dân Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Trước những hành động vi phạm chủ quyền biển, đảo của một số quốc gia đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn rêu rao rằng: “Khi đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông, tại các vùng tranh chấp, Quân đội Việt Nam không dám nổ súng, không dám đấu tranh, để mặc Trung Quốc muốn làm gì thì làm…”. Đó là những luận điệu xuyên tạc sự thật, cố tình kích động gây căng thẳng tình hình với mục đích đẩy chúng ta vào cuộc đối đầu quân sự có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Thực tiễn cho thấy, trong suốt thời gian Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển, các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển của Quân đội Việt Nam đã phối hợp với kiểm ngư và ngư dân, luôn luôn có mặt 24/24h, thực hiện các hoạt động kiên quyết, kiên trì đấu tranh nhằm giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Với tinh thần dân tộc, lòng yêu nước luôn cháy bỏng trong mỗi công dân Việt Nam, hãy đưa đất nước ta ngày càng phát triển, giàu mạnh, tăng cường mọi tiềm lực, sánh vai được với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, đấu tranh, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc tình hình Biển Đông của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Mỗi người dân yêu nước cần tỉnh táo, bình tĩnh, kiên quyết, kiên trì, nhận thức rõ và kiên quyết đấu tranh làm thất bại các luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch để có hành động đúng, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

 

Kiên quyết đấu tranh trước các luận điệu lợi dụng vấn đề biển đông để xuyên tạc, kích động chống phá cách mạng Việt Nam


Gần như lặp đi, lặp lại như một quy luật, mỗi khi Đảng, nhà nước ta tiến hành các sự kiện trọng đại của đất nước thì các thế lực thù địch và cơ hội chính trị, thoái hóa biến chất, bất mãn ngày càng gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, lợi dụng vấn đề Biển Đông trong thời gian gần đây để tăng cường các hoạt động chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là thủ đoạn rất nguy hiểm và thâm độc.

Chúng lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội để đẩy mạnh xuyên tạc, dựng chuyện, bịa đặt, tác động mạnh vào tâm lý, nhận thức của công chúng và xã hội. Trong những ngày toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang phấn khởi chào mừng sự thành công của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, dư luận tiến bộ trong nước và quốc tế không khỏi bức xúc khi trên mạng xã hội xuất hiện những thông tin xuyên tạc vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Chỉ cần suy ngẫm, đối chiếu và nhìn nhận một cách thấu đáo, có thể kết luận đây là luận điệu của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đang ra sức lợi dụng vấn đề Biển Đông để chống phá Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trên một vài trang mạng xã hội xuất hiện các diễn đàn tập hợp nhiều phần tử bất mãn, cho rằng: “Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng việc tổ chức đại hội Đảng hơn vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo”; hoặc cố tình xuyên tạc đường lối, chủ trương, quan điểm đấu tranh giữ vững chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc thông qua những “thuyết âm mưu” nhuốm màu kích động như: "Việt Nam lôi bè kéo cánh, đi với nước này, chống nước kia; và rằng, không đánh nhau thì mất biển, mất đảo... ". Chúng quy chụp lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước ta "phản ứng chậm" hoặc "né tránh, không dám đối đầu, đang tâm để chủ quyền lãnh thổ quốc gia bị đe dọa”. Mưu đồ của những luận điệu này là khiến nhân dân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở nước ta. Càng nguy hiểm hơn chúng còn lợi dụng vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trong đó có chủ quyền biển, đảo để kích động, kêu gọi người dân "xuống đường biểu tình" thể hiện lòng yêu nước như năm 2015 ở Hà Nội và Bình Dương. Từ đó, gây mất an ninh, trật tự xã hội và kiếm cớ để tiếp tục chống phá.

Để kiên quyết đấu tranh và làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển Đông chống phá cách mạng Việt Nam, nhất là trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc sau:

Một là: Đường lối, chủ trương chính sách giải quyết bất đồng trên Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thế giới, khu vực và trong nước

Hiện nay, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, cạnh tranh giữa các nước lớn, xung đột, tranh chấp chủ quyền biển, đảo xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có khu vực Biển Đông. Những điểm bất đồng giữa các quốc gia, dân tộc đều có xu hướng giải quyết trên nền tảng hòa bình, đối thoại, cùng nhau tìm giải pháp chung và trên nền tảng nguyên tắc nhất định của luật pháp quốc tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc có các hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn giữ được chủ trương: "Giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển". Đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo và giữ vững nguyên tắc không thể bác bỏ – chủ quyền quốc gia.

Chúng ta luôn kiên trì đấu tranh trên các mặt trận, mọi cấp độ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, thẳng thắn đấu tranh kiên quyết, trao công hàm, tiếp xúc đại diện, lên tiếng phản đối Trung Quốc, yêu cầu tôn trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Đồng thời, duy trì thường xuyên lực lượng chuyên trách, sử dụng biện pháp đấu tranh “hòa bình” không để xảy ra xung đột vũ trang. Bên cạnh đó, thường xuyên thông tin kịp thời tình hình diễn biến đến nhân dân, quản lý chặt chẽ tình hình an ninh trật tự và làm tốt công tác định hướng tư tưởng cho nhân dân.

Trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông, thông qua đường lối đúng đắn, chúng ta vẫn bảo đảm và bảo vệ được lợi ích quốc gia dân tộc. Điều này cho thấy, chủ trương, đường lối, chính sách giải quyết bất đồng trên Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại.

Hai là: Đảng và Nhà nước ta nhất quán với chính sách “3 không” trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

Trước sự kiện vi phạm của tàu Trung Quốc, các thế lực thù địch đã công kích, đòi Việt Nam phải thay đổi chính sách “3 không”, tiến đến hợp tác toàn diện, là đồng minh của Mỹ, Nhật Bản… để chống lại hành động xâm phạm chủ quyền từ phía Trung Quốc. Với chính sách “3 không: không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của Đảng, Nhà nước ta về quốc phòng nói chung, công tác đối ngoại quốc phòng nói riêng, mang bản chất chế độ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng, hướng đến sự hòa bình, thịnh vượng cho đất nước, khu vực và thế giới.

 Đảng ta luôn nhất quán với chính sách “3 không” đã được quy định trong hiến chương Liên hiệp quốc và có quan điểm biện chứng trong xác định đối tượng và đối tác, có hợp tác và có đấu tranh; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Điều đó càng thể hiện quan điểm Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế nói chung, trong giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông nói riêng. Đồng thời, qua đó thể hiện sự nhất quán chính sách “3 không” trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

Ba là: Quân đội nhân dân Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc

Trước những hành động vi phạm chủ quyền biển, đảo của một số quốc gia đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn rêu rao rằng: “Khi đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông, tại các vùng tranh chấp, Quân đội Việt Nam không dám nổ súng, không dám đấu tranh, để mặc Trung Quốc muốn làm gì thì làm…”. Đó là những luận điệu xuyên tạc sự thật, cố tình kích động gây căng thẳng tình hình với mục đích đẩy chúng ta vào cuộc đối đầu quân sự có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Thực tiễn cho thấy, trong suốt thời gian Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển, các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển của Quân đội Việt Nam đã phối hợp với kiểm ngư và ngư dân, luôn luôn có mặt 24/24h, thực hiện các hoạt động kiên quyết, kiên trì đấu tranh nhằm giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Với tinh thần dân tộc, lòng yêu nước luôn cháy bỏng trong mỗi công dân Việt Nam, hãy đưa đất nước ta ngày càng phát triển, giàu mạnh, tăng cường mọi tiềm lực, sánh vai được với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, đấu tranh, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc tình hình Biển Đông của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Mỗi người dân yêu nước cần tỉnh táo, bình tĩnh, kiên quyết, kiên trì, nhận thức rõ và kiên quyết đấu tranh làm thất bại các luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch để có hành động đúng, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Cảnh giác luận điệu lợi dụng vấn đề biển Đông để xuyên tạc, kích động chống phá

 

Cảnh giác luận điệu lợi dụng vấn đề biển Đông để xuyên tạc, kích động chống phá


Thời gian gần đây, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những sự kiện “nóng” xảy ra để quy chụp, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, kích động tâm lý chống đối, kêu gọi quần chúng tụ tập đông người gây rối an ninh trật tự.

Mượn gió, bẻ măng, các thế lực thù địch, phản động tán phát nhiều tài liệu, gồm những bài viết, video clip, hình ảnh có nội dung xuyên tạc đường lối đối ngoại, chính sách “3 không” và khả năng chiến đấu của Quân đội, gây tâm lý bất an, hoài nghi và kích động sự chống phá của một bộ phận quần chúng do thiếu thông tin tình hình, do ngộ nhận. Vậy, bản chất của sự việc là gì, xin được trình bày trên một số điểm cơ bản như sau:

1. Chủ trương, đường lối, chính sách giải quyết bất đồng trên Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại

Trong xu thế hiện nay, thế giới là một mái nhà chung, các quốc gia đều có xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kể cả trong quan hệ song phương và đa phương; những điểm bất đồng giữa các quốc gia, dân tộc đều được giải quyết trên nền tảng hòa bình, đối thoại, cùng nhau tìm giải pháp chung và trên nền tảng nguyên tắc nhất định của luật pháp quốc tế.

Dĩ bất biến, ứng vạn biến, trong bối cảnh Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn giữ được chủ trương: “Giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hoà bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển”.

Đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo và giữ vững nguyên tắc không thể bác bỏ – chủ quyền quốc gia.

Chúng ta kiên trì đấu tranh trên các mặt trận, mọi cấp độ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, thẳng thắn đấu tranh kiên quyết, trao công hàm, tiếp xúc đại diện, lên tiếng phản đối Trung Quốc, yêu cầu tôn trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Đồng thời, duy trì lực lượng chuyên trách, sử dụng biện pháp đấu tranh “hòa bình” không để xảy ra xung đột vũ trang. Bên cạnh đó, thường xuyên thông tin kịp thời tình hình diễn biến đến nhân dân, quản lý chặt chẽ tình hình an ninh trật tự và làm tốt công tác định hướng tư tưởng cho nhân dân.

Ngược dòng lịch sử từ khi dựng nước và giữ nước cho đến ngày nay, đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Những cuộc chiến tranh đó đều đem đến những mất mát, tổn thất to lớn không thể bù đắp. Nhân dân ta cần hòa bình để ổn định, xây dựng và phát triển đất nước nên cần có chủ trương, đường lối đúng đắn, mọi sai lầm trong đường lối đều phải trả giá đắt, đều mang lại đau khổ cho nhân dân, nhất là khi đẩy đất nước vào chiến tranh.

Dân tộc Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh, chỉ khi tình thế bắt buộc mới phải đứng lên cầm súng đánh đuổi kẻ thù bảo vệ chính nghĩa, phẩm giá của dân tộc, không chịu khuất phục trước bất kỳ thế lực thù địch nào dù chúng mạnh đến đâu.

Trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông, nhờ đường lối đúng đắn, chúng ta vẫn bảo đảm và bảo vệ được lợi ích quốc gia dân tộc. Điều này cho thấy, chủ trương, đường lối, chính sách giải quyết bất đồng trên Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại.

2. Chính sách “3 không” của Việt Nam vẫn hoàn toàn đúng đắn

Trước sự kiện vi phạm của tàu Trung Quốc, các thế lực thù địch đã công kích, đòi Việt Nam phải thay đổi chính sách “3 không”, tiến đến hợp tác toàn diện, là đồng minh của Mỹ, Nhật Bản… để chống lại hành động xâm phạm chủ quyền từ phía Trung Quốc.

Thực tiễn cho thấy, mọi hành động của các quốc gia, xét đến cùng đều bắt nguồn từ lợi ích, lợi ích cao nhất, tối thượng nhất là lợi ích quốc gia, dân tộc.

Đặc biệt, với các quốc gia tư bản chủ nghĩa, nếu không có lợi ích, Việt Nam là đối tác toàn diện, là đồng minh của họ, đang bị các quốc gia khác đe dọa chủ quyền, họ cũng chẳng lên tiếng, huống hồ là giúp đỡ. Lịch sử cho thấy, nhiều quốc gia đã bị các nước lớn “đi đêm” mặc cả với nhau trên lưng các quốc gia khác, sẵn sàng hy sinh quyền lợi của các nước nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia họ, trong đó có Việt Nam.

Do đó, với chính sách “3 không: không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của Đảng, Nhà nước ta về quốc phòng nói chung, công tác đối ngoại quốc phòng nói riêng, mang bản chất chế độ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng, hướng đến sự hòa bình, thịnh vượng cho đất nước, khu vực và thế giới.

Chính sách quốc phòng, quân sự, xây dựng quân đội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân của Việt Nam chỉ nhằm mục đích duy nhất là để bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta không quên sự hợp tác, giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; song từ xưa đến nay, cha ông ta luôn nhất quán tinh thần độc lập, tự chủ, lấy sức ta mà giải phóng cho ta, không dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ duy nhất vào sự hỗ trợ từ bên ngoài để bị lệ thuộc, bị chi phối.

Đảng ta luôn nhất quán quan điểm biện chứng trong đối tượng và đối tác, có hợp tác và có đấu tranh; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên.

Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam luôn chủ động hội nhập và phát triển; tiến hành hội nhập sâu rộng trên các lĩnh vực, như: hội nhập kinh tế quốc tế; hội nhập quốc tế về văn hóa – xã hội, môi trường và hội nhập quốc tế về chính trị, quốc phòng, an ninh.         

Việt Nam đã tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, diễn tập về an ninh phi truyền thống; chủ động đề xuất, định hình cơ chế hợp tác Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn An ninh khu vực (ARF); tham gia Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol; tham gia Diễn đàn Tư lệnh cảnh sát các nước ASEAN và thường xuyên cử sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng với hơn 80 nước, bao gồm tất cả các thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; đã ký 50 hiệp định, bản ghi nhớ hợp tác tương trợ tư pháp hình sự chống tội phạm, phòng, chống ma túy với các nước. Quan hệ quốc phòng - an ninh đa phương có bước phát triển về số lượng, chất lượng và hiệu quả…

Quá trình hội nhập đó, Việt Nam vẫn giữ được chủ trương, đường lối và bảo đảm thực hiện tốt chính sách “3 không”, giữ đúng định hướng. Đến nay, chính sách “3 không” vẫn hoàn toàn đúng đắn.

3. Quân đội nhân dân Việt Nam đấu tranh để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc

Các thế lực thù địch rêu rao: “Khi đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông, tại các vùng tranh chấp, Quân đội Việt Nam không dám nổ súng, không dám đấu tranh, để mặc Trung Quốc muốn làm gì thì làm…”. Những luận điệu đó là hoàn toàn xuyên tạc, không đúng sự thật, cố tình kích động gây căng thẳng tình hình với mục đích đẩy chúng ta vào cuộc đối đầu quân sự có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Thực tiễn cho thấy, trong suốt thời gian Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển, một trong những lực lượng thuộc biên chế của Quân đội Việt Nam luôn luôn có mặt 24/24h, thực hiện các hoạt động đấu tranh nhằm giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Lực lượng đó chính là Cảnh sát biển Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, từ năm 2008 đến năm 2019, lực lượng này đã phát hiện hơn 39.800 lượt/chiếc tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam.

Trong đó, phát hiện, theo dõi 850 lượt tàu quân sự, 2.287 lượt tàu chấp pháp, trên 4.000 lượt giàn khoan, tàu nghiên cứu thăm dò, tàu nước ngoài phụ hành và dịch chuyển bất hợp pháp trên vùng biển Việt Nam và đã yêu cầu trên 26.800 lượt/chiếc tàu vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Trong mỗi tình huống, các phương án đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn được lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam chuẩn bị, luyện tập nhuần nhuyễn và linh hoạt khi áp dụng vào thực tiễn đấu tranh, luôn giữ vững được định hướng, sự lãnh đạo của Đảng và tuân thủ nghiêm luật pháp quốc tế.

Bên cạnh lực lượng Cảnh sát biển, các thành phần khác của lực lượng vũ trang Việt Nam cùng lực lượng kiểm ngư luôn luôn sẵn sàng thực hiện phương án để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta luôn vì lợi ích quốc gia dân tộc, các chính sách, biện pháp giải quyết trong các tình huống tranh chấp trên Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta thể hiện nhất quán nguyên tắc, mục tiêu đó. Chủ trương, đường lối đó cần được sự đánh giá, nhìn nhận khách quan từ mọi thành phần trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ ngày nay.

Tinh thần dân tộc, lòng yêu nước luôn cháy bỏng trong mỗi con dân đất Việt, hãy hiện thực hóa tinh thần đó bằng việc làm cụ thể để đưa đất nước ta ngày càng phát triển, giàu mạnh, tăng cường mọi tiềm lực, sánh vai được với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới đấu tranh, phản bác lại các quan điểm phiến diện, siêu hình, xuyên tạc tình hình Biển Đông của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước.

Mỗi người dân yêu nước cần tỉnh táo, bình tĩnh, kiên quyết, kiên trì, nhận thức rõ luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch để có hành động đúng, góp phần bảo vệ Tổ quốc.

Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng biểu tình tại Cuba để kích động chống phá



Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng biểu tình tại Cuba để kích động chống phá

Những ngày qua, lợi dụng sự việc biểu tình tại Cuba, các thế lực thù địch, phản động đã phát tán tài liệu sai trái, kích động nhằm tạo ra sự bất ổn về an ninh trật tự tại Việt Nam. Mỗi người dân trong nước cần cảnh giác trước mưu đồ chống phá của kẻ địch.

Thực chất sự việc biểu tình tại Cuba

Đại dịch COVID-19 đã, đang tác động tiêu cực đến toàn thế giới. Đến nay, Cuba đã có trên 200 nghìn người nhiễm và hơn 1.500 người tử vong, số ca mắc mới có chiều hướng gia tăng. 

Chính phủ Cuba đã ban hành và thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng lây lan dịch bệnh, tăng cường giám sát dịch tễ học, kiểm soát y tế quốc tế nghiêm ngặt và thực hiện chiến dịch tiêm chủng quốc gia. 

Tuy nhiên, COVID-19 đã làm cho đời sống của nhân dân giảm sút, thiếu hụt thuốc men và lương thực thực phẩm, giá cả tăng cao, tình trạng mất điện cùng nhiều thách thức kinh tế, xã hội khác bùng phát ở Cuba và Cuba càng trở lên đặc biệt khó khăn hơn khi bị bao vây cấm vận trong gần 60 năm qua.

Trước thực trạng đó, một số người dân ở các thành phố của Cuba đã biểu tình ôn hòa nhằm mục đích đề nghị chính phủ “hành động khẩn cấp nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt lương thực, thuốc men và vaccine”.                      

Song, những cuộc biểu tình ôn hòa đó đã trở nên phức tạp khi có sự giật dây, kích động từ các thế lực xấu, dẫn đến người biểu tình ném gạch đá vào lực lượng chức năng, đập phá các điểm giao dịch, đập và lật đổ xe ôtô… làm cho tình hình trở nên phức tạp.  

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đã cho rằng nguyên nhân dẫn đến biểu tình là: “Nước Mỹ theo đuổi một chính sách bóp nghẹt nền kinh tế nhằm gây bất ổn xã hội ở Cuba”. Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt, cấm vận Cuba từ năm 1962 là nhằm “gây bất ổn xã hội”, “thay đổi chế độ”. 

Ngoại trưởng Cuba còn tố cáo chính phủ Mỹ đã sử dụng hệ thống số công nghệ cao để kích động các cuộc biểu tình, đây là một dự án mà chính phủ Mỹ đã vận hành trong thời gian dài và đã gia tăng nguồn tài chính cho nó.

Biểu tình vì dịch bệnh COVID-19 không chỉ riêng ở Cuba

Thời gian qua, biểu tình đã diễn ra ở nhiều nước trên thế giới do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Tại Đức, tháng 8/2020, cảnh sát đã bắt giữ 300 người biểu tình chống các biện pháp ngăn COVID-19 là giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. 

Trong cuộc biểu tình này, người biểu tình đã ném đá và chai nước vào cảnh sát, làm cho ít nhất 7 nhân viên cảnh sát bị thương, buộc quốc gia này phải triển khai khoảng 3.000 cảnh sát để đối phó tình huống xấu nhất. 

Cũng trong tháng 8/2020, hàng ngàn người trên khắp nước Anh đã tập trung về quảng trường Trifalgar ở trung tâm London để phản đối các biện pháp hạn chế di chuyển, quy định đeo khẩu trang và không đồng ý với việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 hàng loạt. Cá biệt, một số người còn cho rằng virus corona là “trò lừa đảo”, “lừa bịp”.

Tháng 5/2021, biểu tình biến thành bạo động đã diễn ra tại nhiều nước châu Âu. Tại Đức, có hơn 20 cuộc biểu tình với khoảng 20.000 người tham gia nhằm phản đối việc tăng giá thuê nhà đến chính sách nhập cư của Đức và phản đối việc áp đặt các hạn chế đặc biệt để ngăn chặn dịch bệnh. 

Người biểu tình đã đốt pháo, đốt thùng rác và ván gỗ gây ra nhiều đám cháy trên đường, buộc quốc gia này phải huy động trên 5.000 cảnh sát vào cuộc cùng với vòi rồng và hơi cay. 

Tại Pháp, có gần 300 cuộc biểu tình với khoảng 150.000 người tham gia nhằm phản đối các chính sách của chính phủ cắt giảm các phúc lợi xã hội và quyền tự do dân sự, cũng như cắt giảm việc làm và xử lý đại dịch COVID-19. Người biểu tình đã ném đá và pháo vào cảnh sát, đốt cháy thùng rác, đập phá cửa sổ, ngân hàng và tài sản công cộng. 

Cảnh sát đã đáp trả bằng loạt đạn hơi cay, lựu đạn cay và vòi rồng để giải tán đám đông. Tại Bỉ, hàng trăm người dân đã tụ tập biểu tình nhằm phản đối những quy định của chính phủ về chống dịch bệnh COVID-19. 

Cảnh sát tại quốc gia này cũng đã phải dùng vòi rồng và đạn hơi cay để giải tán đám đông tụ tập ở Brussels phản đối các quy định phong tỏa.Tại thủ đô Helsinki của Phần Lan, khoảng 300 người đã tham dự một cuộc biểu tình nhỏ, buộc cảnh sát can thiệp và bắt giữ khoảng 50 người. 

Còn tại Stockholm, Thụy Điển, từ 500 đến 600 người đã tuần hành với các biểu ngữ đòi hỏi “tự do và sự thật” trong một sự kiện kéo dài hơn hai giờ bất chấp các nỗ lực của cảnh sát để giải tán đám đông…

Phong trào biểu tình có phải do bản chất của chế độ?

Ngay sau cuộc biểu tình nổ ra tại Cuba, ngày 11/7/2021, nhiều trang mạng đã đưa ra các bài viết, bình luận, đánh giá vấn đề biểu tình theo chiều hướng tiêu cực, cho rằng điều này chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, những vấn đề nội tại của đất nước Cuba. 

Tuy nhiên, những đánh giá phiến diện này sau đó đã vấp phải sự phản ứng của người dân Cuba vì họ cho rằng điều này có sự tác động của yếu tố bên ngoài, ảnh hưởng đến tình hình chính trị xã hội của Cuba. Cuộc biểu tình để lại nhiều hệ lụy to lớn, tác động đến tình hình đất nước, có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng kéo dài.

Lợi dụng sự việc biểu tình tại Cuba, các đối tượng xấu đã phát tán nhiều bài viết có nội dung tung tin người dân Cuba ở các thành phố đồng loạt biểu tình yêu cầu chính phủ “phải cung cấp thực phẩm và vaccine vì tình trạng thiếu hụt lương thực, nhu yếu phẩm đang ở mức độ khủng hoảng trong khi tỷ lệ các ca nhiễm virus COVID-19 vẫn đang tăng vọt”. 

Họ đưa ra nhiều nhận định sai sự thật về việc biểu tình tại nước này; lồng ghép nhiều ý kiến chủ quan để kích động, kêu gọi người dân Cuba lật đổ chế độ, xuyên tạc bản chất của chế độ XHCN. Từ đó, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước ta, hạ uy tín lực lượng vũ trang; lồng ghép tung tin kích động, cho rằng người dân Cuba “muốn lật đổ chế độ” và “chế độ XHCN ở Cuba sẽ sụp đổ, sau đó đến Việt Nam”.

Ở Việt Nam, lợi dụng tình hình dịch COVID-19 phức tạp, các đối tượng chống phá đã tìm cách tung ra những luận điệu tuyên truyền nhằm tô vẽ, thổi phồng dư luận để kích động người dân biểu tình chống Đảng, Nhà nước. 

Các tổ chức khủng bố như Việt Tân, Triều Đại Việt, Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời, số đối tượng phản động, chống đối trong nước hay một số trung tâm truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam đã đưa nhiều thông tin xuyên tạc về tình hình chính trị, xã hội tại Việt Nam. Nhiều bài viết đưa các thông tin sai sự thật, tác động tư tưởng nhằm gây bất ổn từ bên trong. 

Đây là thủ đoạn đánh lận con đen nhằm mục đích tác động xấu đến tư tưởng, tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng, cố tình lờ đi bản chất của sự việc. Sự việc một số người dân tham gia biểu tình tại Cuba xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. 

Khách quan là sự tác động ghê gớm của đại dịch COVID-19; chủ quan là những khó khăn nội tại trong giải quyết an sinh xã hội và đảm bảo lương thực, thực phẩm, y tế cho người dân. Trong đó, nguồn gốc sâu xa của khó khăn nội tại là do Cuba đã bị bao vây, cấm vận trong thời gian quá dài. 

Nếu các quốc gia tư bản phương Tây phát triển mà có hoàn cảnh tương tự như Cuba thì phong trào biểu tình của người dân những quốc gia này diễn ra gấp hàng trăm, nghìn lần. Trong điều kiện đó, liệu các đối tượng xấu có cho sự việc biểu tình đó xuất phát từ bản chất của chế độ, người dân muốn lật đổ chế độ?

Nhiều thế lực xấu lợi dụng vấn đề biểu tình tại Cuba để kích động chống phá.

Cần nhìn nhận đúng

Từ cuộc biểu tình tại đất nước Cuba, có thể rút ra một số vấn đề đối với công tác đảm bảo an ninh xã hội tại Việt Nam trong tình hình hiện nay như sau:

Thứ nhất, phát hiện sớm âm mưu, ý đồ của các đối tượng phản động, thù địch để kịp thời ngăn chặn, kiềm tỏa các hoạt động chống đối. Trước những biến động phức tạp về chính trị - xã hội trên thế giới thì các thế lực phản động, chống đối chính trị lợi dụng cơ hội này để “đục nước béo cò”, “thừa nước đục thả câu”. 

Họ lợi dụng tình hình khó khăn của đất nước để tuyên truyền, kích động người dân tiến hành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước. Họ thông qua những vấn đề nhạy cảm để lợi dụng sự cả tin của người dân, qua đó tiến hành các hoạt động biểu tình, gây sức ép với chính quyền. 

Thứ hai, làm tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng. Xuất phát từ cuộc biểu tình tại Cuba cho thấy, các phần tử thù địch, phản cách mạng lợi dụng mạng xã hội để tung tin sai trái, kích động, lôi kéo người dân thông qua những lời mời gọi mị dân, khuấy động các bất ổn trong nước, đưa ra những luận điệu chia rẽ nhân dân với chính quyền. 

Từ những điểm bất ổn đó đã thúc đẩy cuộc biểu tình tại Cuba. Chính vì vậy, cần tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng internet. Phổ biến thông tin chính thống, các chủ trương, chính sách để người dân nắm được; đồng thời thông qua các tổ giám sát để phát hiện sớm âm mưu của các đối tượng xấu.

Thứ ba, lực lượng CAND cùng các cơ quan chức năng tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ để vừa làm tốt công tác chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Có thể thấy rằng, điều kiện để các thế lực phản động, chống đối chính trị kích động người dân đó là sự khó khăn của đất nước trong phát triển kinh tế - xã hội và công tác chống dịch COVID- 19. 

Do vậy, đảm bảo hài hòa trong việc chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề mang tính tiên quyết để góp phần ngăn chặn các âm mưu, ý đồ xấu của các đối tượng phản động, chống đối chính trị, đồng thời giữ vững an ninh xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Mọi công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị. 

Mỗi người dân cần tỉnh táo, cảnh giác trước những thông tin xấu độc mà các đối tượng lợi dụng sự việc biểu tình ở Cuba liên quan đến đại dịch COVID-19 để tung tin kích động nhằm gây bất ổn tình hình trong nước, không tham gia hoặc tiếp tay cho cho hành vi gây rối an ninh, trật tự.

HÃY CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH VÀ ĐẤT NƯỚC!

 HÃY CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH VÀ ĐẤT NƯỚC!

     Khi chứng kiến những hình ảnh của các lực lượng tuyến đầu đang nỗ lực chống dịch trên khắp mọi miền của tổ quốc. Các chốt chống dịch hoạt động khi thời tiết có lúc lên đến gần 40 độ C trong nhà (ngoài trời dưới các lán của các lực lượng chống dịch nhiệt độ lên tới gần 50 độ C); hay hình ảnh các y, bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ mồ hôi ướt đầm, nhiều người còn ngất xỉu khi cường độ làm việc quá lớn… Thật xót xa làm sao!


    Vậy nhưng vẫn còn khá nhiều những cá nhân không chấp hành các quy định chống dịch, cố tình thông chốt. Thậm trí chỉ ngày hôm kia thôi hàng ngàn công nhân cùng nhau phá cổng bỏ chạy khi nghe tin trong công ty mình có đồng nghiệp nhiễm Covid-19. Chúng ta thử tưởng tượng trong hàng ngàn công nhân đó chỉ vài chục ca đã nhiễm thôi thì họ có phải là những ổ dịch di động lớn nhất hay không? Đó chính là các quả bom nổ chậm mà không có lực lượng nào có thể phòng chống được.

    Vẫn biết lo lắng của người dân là hoàn toàn có cơ sở nhưng việc làm và ý thức của một số bộ phận người dân lại đang phá đi những nỗ lực không mệt mỏi của hệ thống chính quyền và nhân dân cả nước.

    Tại các tình phía Nam những ngày gần đây rất căng thẳng khi mỗi ngày đều trên 1000 ca, chính quyền và  nhân dân cũng đang hết sức vất vả. Những lực lượng tình nguyện tiếp sức từ các địa phương khác liên tục được bổ sung giúp đỡ các tỉnh phía Nam và phải thấy rằng cả nước đang đoàn kết, chung tay để chống dịch.

    Khi mọi người dân đồng lòng, chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh. "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay" - lời ca ấy cũng chính là thông điệp nhắc nhở chúng ta nên quên đi “cái tôi” ích kỉ của mình để sum vầy cùng dựng xây đất nước.

    Và lúc này đây hơn lúc nào đó cả dân tộc Bắc Nam như một đồng sức đồng lòng cùng chia sẻ với Chính phủ. Mỗi người dân hãy tự có ý thức trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm với xã hội.

    Hãy bình tĩnh tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, Chính phủ, tin tưởng vào những người bên cạnh và hãy tin rằng nhân dân cả nước luôn bên cạnh trong cuộc chiến chống dịch Covid-19./.

QUÂN NHÂN TRẦN ĐỨC ĐÔ TỬ VONG VÀ CÂU CHUYỆN Ở PHÍA SAU

 QUÂN NHÂN TRẦN ĐỨC ĐÔ TỬ VONG VÀ CÂU CHUYỆN Ở PHÍA SAU

Những ngày qua sự việc quân nhân Trần Đức Đô (quê Từ Sơn, Bắc Ninh) tử vong ở Trường Quân sự QK1 đang trở thành chủ đề nóng, được đông đảo cộng đồng quan tâm. Trên mạng xã hội đã xuất hiện rất nhiều nhà “Điều tra mạng” với nhiều clip, bài viết với nhiều góc nhìn và nhiều thuyết âm mưu khác nhau, với những tình tiết như kiểu có mặt tại thời điểm quân nhân Trần Đức Đô tử vong. Mà chưa có kết luận chính thức từ các cơ quan chức năng.


Công việc bây giờ của tất cả cộng đồng mạng đó là chờ đợi kết luận và công bố của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu, Giám định pháp y quân đội, quá trình này có Viện kiểm sát quân khu giám sát. Đồng thời, theo dõi, đọc bài của tôi để tránh tình trạng suy nghĩ câu chuyện theo hướng cảm tính, thậm chí nhỡ tay share một bài chưa chính thống trên facebook thì lại mất oan 12,5 triệu đồng. Cụ thể như sau:

Nếu nguyên nhân tử vong là do thương tích đánh nhau thì cấp quản lý sẽ bị kỷ luật không cần bàn cãi, còn những ai tham gia chắc chắn cũng sẽ bị xử lý hình sự. Quân đội là môi trường nghiêm khắc và luật cũng không vị nể ai, càng cao thì càng bị trách nhiệm liên đới cao. Như vụ mấy năm trước có ông Sỹ quan (nhận thức, bản lĩnh chính trị chắc chắn hơn lính mới nhập ngũ) bên Đồn biên phòng thuộc tỉnh Long An vốn bình thường tự nhiên lên cơn mở tủ súng bắn thương vong đồng đội rồi tự sát (https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/thieu-uy-bo-doi-bien-phong-long-an-dung-sung-ban-nhieu-dong-doi-roi-tu-sat-1237537.html) . Cả một dàn từ lãnh đạo tới lính tráng bị kỷ luật nhẹ thì giam hạ bậc nặng thì chuyển công tác, về hưu non, nên yên tâm là không có chuyện bao che được nhưng xử thì ít công khai bởi toàn án binh trừ người trong cuộc mới biết.

Còn đánh nhau đến mức chí tử thì chỉ có đám lính lôi nhau ra xử mâu thuẫn cá nhân, quân đội cũng là môi trường xã hội như ngoài đời. Ai đã từng đi học trong trường lớp, sống trong ký túc xá gáy nhau còn phang nhau ầm ầm thì trong quân đảm bảo không xích mích đánh nhau 100% cũng khó. Còn sỹ quan thì chả dại đánh lính thế này, có bực cũng chỉ phát vào đùi vài cái cho nó nhớ chứ nó mà bị bầm mắt , cháy máu môi mai chỉ huy trưởng thấy thì thằng tiểu đội trưởng ăn kỷ luật trước vì tội dám đấm lính. Lính có làm sao thì khổ từ B đến F chứ báu bở gì, mà nhiều khi không đụng chạm tí cũng không được ví dụ đang giờ trực cả lũ lôi nhau trốn đi nhậu, phát hiện còn bật cả B trưởng thì lúc đó lời lẽ chả có tác dụng gì.

Còn đấm nhau thì lý do ôi thôi trời cao đất hỡi mà chủ yếu là tân binh trẻ trâu mới qua 3 tháng quân trường nhìn nhau yêu thôi cũng đủ lý do tẩn nhau rồi. Còn sâu xa hơn nữa thì 1001 chuyện để đánh nhau chỉ ai từng đi lính rồi mới hiểu, nhưng đa số mấy đứa đấm nhau xong lại thành lũ chơi thân với nhau nhất cho tới ngày ra quân. Còn để tới mức có thể gây án mạng thì cực hiếm và phải có mâu thuẫn gì đó rất lớn cộng thêm cái máu trẻ trâu lì lợm mà 3 tháng tân binh chưa trị nổi mới ra công chuyện này được.

Nói chung các anh đăng video lên thì facebook nó tự báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng nó xóa đi vì nên nhớ đó là video đang quay thi thể chứ chả ai gây áp lực bắt xóa làm gì, đừng thuyết âm mưu nữa mệt đầu, mọi chuyện hãy để bên pháp đình xử lý. Còn các anh chị đi đâu cũng réo quân đội bịt miệng các thứ thì cứ chuẩn bị 12,5 củ sẵn rồi nói gì thì nói.

CẢNH GIÁC VỚI THÔNG TIN XUYÊN TẠC MÙA DỊCH BỆNH

 

CẢNH GIÁC VỚI THÔNG TIN XUYÊN TẠC MÙA DỊCH BỆNH

Xử lý nghiêm các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình Covid

 Xử lý nghiêm các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình Covid


Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, toàn bộ hệ thống chính trị đang chung tay, nỗ lực từng giờ, từng ngày để cuộc sống của người dân nhanh chóng được ổn định. Thế nhưng vẫn có nhiều người "tay nhanh hơn não", không biết phải trái, đúng sai cố tình đăng tải những nội dung sai lệch lên mạng xã hội để câu Like gây hoang mang dư luận. 


Theo trang Thông tin Chính Phủ, chiều qua, 4/7/2021, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông và Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Khánh Hòa đã làm việc với bà H.T.N.L (sinh năm 1991, trú tại xã Vĩnh Hiệp, TP. Nha Trang, nghề nghiệp buôn bán trực tuyến) về việc đăng thông tin sai sự thật về COVID-19. Tại buổi làm việc, bà L. thừa nhận, vào hồi 11 giờ trưa nay, bà đã đăng trên tài khoản facebook cá nhân của mình nội dung: “Nha Trang vỡ trận rồi. Dương tính tum lum tà la”. Bà L. giải thích, do xem trên mạng xã hội, thấy có nhiều ca bệnh COVID-19 trong ngày nên đã tự đăng thông tin trên. Sau khoảng 5 phút, bà L. đã tự xóa nội dung thông tin trên. Bà L. cam kết sẽ không tái phạm. Theo Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Văn Hiền, việc đăng thông tin nêu trên của bà L. không đúng với quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; hành vi vi phạm tại điểm d Khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử là “cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân”, làm ảnh hưởng đến tình hình phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh.

Hiện tại, cơ quan chức năng đã tiến hành làm việc, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, sau đó sẽ tiến hành xử phạt theo quy định.

Đây rõ ràng không phải lần đầu một cá nhân nào đó có những việc làm và hành vi tương tự. Dù vô tình hay cố ý thì việc đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình Covid là không thể chấp nhận được. Dịch bệnh không phải là thứ để đùa, đặc biệt là vào những thời điểm nhạy cảm, căng thẳng như hiện nay, chỉ cần một thông tin về một ca nhiễm mới thôi cũng gây nên những lo lắng cho người dân và chính quyền. Nếu bạn là một người công dân có trách nhiệm, một người yêu nước chân chính hãy cùng chung tay với Chính phủ và Bộ Y tế thực hiện nghiêm các quy định, các khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh. Những trường hợp "sống ảo"  đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình Covid của nước ta cần phải bị xử lý thật nghiêm khắc để làm gương cho người khác.