Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

PH.ĂNGGHEN – LÃNH TỤ THIÊN TÀI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG TOÀN THẾ GIỚI

 

Năm 2023 những người cộng sản và công nhân quốc tế kỷ niệm lần thứ 203 năm Ngày sinh của Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen (28/11/1820 – 28/11/2023), lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân, người đã cùng với C.Mác xây dựng hệ thống lý luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Ông là nhà bác học và người thầy, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Xuất thân từ một gia đình tư sản, nhưng Ph.Ăngghen đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân. Ông là người bạn, người đồng chí gần gũi nhất của C.Mác, đã cùng C.Mác xây dựng hệ thống lý luận cách mạng, khoa học của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, nghiên cứu lý luận, Ph. Ăngghen luôn tích nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa những tinh hoa tư tưởng của nhân loại. Đồng thời luôn gắn chặt với thực tiễn phong phú, sinh động của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Ông được coi là người đầu tiên phát hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng người lao động, xây dựng xã hội mới không có áp bức, bóc lột.

Bước ngoặt vĩ đại nhất của Ph. Ăngghen trong hoạt động lý luận là cùng với C.Mác phát hiện, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử “đã tống cổ chủ nghĩa duy tâm ra khỏi hầm trú ẩn cuối cùng của nó”; phát hiện ra những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; xây dựng lý luận giá trị thặng dư chỉ ra các quy luật chi phối sự vận động, phát triển và diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Trong đó, khẳng định sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản “là tất yếu như nhau”.

Quá trình hoạt động lý luận bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác, bên cạnh những tác phẩm viết riêng của mình, Ph.Ăngghen đã cùng C.Mác viết chung rất nhiều tác phẩm nhằm củng cố, bổ sung, phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa Mác và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, duy tâm, phản động của giai cấp tư sản. Bên cạnh đó, Ph.Ăngghen cũng đã bổ sung, phát triển những ý tưởng của C.Mác và tiếp tục hoàn thiện những công việc, những tác phẩm mà C.Mác chưa thực hiện xong. Ông đi sâu nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên, quân sự, chính sách quốc tế; viết nhiều bài tổng kết kinh nghiệm các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Đặc biệt, Ph.Ăngghen cùng với C.Mác đã soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848). Đây là một văn kiện có tính chất cương lĩnh, là vũ khí lý luận, tư tưởng sắc bén của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh lật đổ sự thống trị xã hội của giai cấp tư sản, xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn.

Ph. Ăngghen luôn gần gũi đi sâu tìm hiểu thực tế đời sống của các tầng lớp nhân dân và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản đương thời. Trong những ngày tháng khó khăn của cách mạng, ông vẫn luôn giữ vững liên lạc với những người lãnh đạo và xây dựng các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân, trở thành lãnh tụ của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước châu Âu ở nửa cuối thế kỷ XIX. Khi tham gia Quốc tế thứ nhất, ông cùng C.Mác đấu tranh không khoan nhượng với các trào lưu tư tưởng phi vô sản, cải lương, cơ hội.

Sau khi C.Mác qua đời, Ph.Ăngghen đã tập trung thời gian, công sức để hoàn thành những công việc mà Mác thực hiện còn giang dở. Ông đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tổ chức những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu; dành nhiều thời gian, công sức truyền bá tư tưởng, lý luận cách mạng và khoa học của C.Mác, xây dựng các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ tư tưởng của C.Mác trước sự tấn công, xuyên tạc của các lực lượng thù địch. Bên cạnh đó, ông cũng xem xét lại cả những quan điểm lý luận của chính mình khi thời cuộc thay đổi và cuộc sống đặt ra những vấn đề mới. Đây thật sự là quan điểm biện chứng và phong cách của một nhà khoa học, một nhà cách mạng chân chính.

Trong hệ thống tác phẩm đồ sộ của mình, với tình cảm mãnh liệt, trí tuệ sáng suốt, tầm hiểu biết sâu rộng và sự lăn lộn trong thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, Ph.Ăngghen vừa thể hiện phẩm chất của một lãnh tụ, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, người chiến sĩ trung thành, tận tụy chiến đấu cho sự tiến bộ xã hội; vừa là một nhà bác học bách khoa, nhà lý luận quân sự thiên tài của giai cấp vô sản và loài người tiến bộ. Ông xứng đáng là “cây vĩ cầm thứ hai” bên cạnh C.Mác. Những tư tưởng vĩ đại của Ph.Ăngghen là khoa học thực sự và cách mạng triệt để, có giá trị bền vững và sức sống mạnh liệt trước mọi thử thách, đã và đang soi sáng cho giai cấp vô sản, nhân loại tiến bộ tiến lên phía trước, hướng tới một tương lai tốt đẹp. Đó là những tư tưởng có ý nghĩa thời đại rất to lớn

Ngày nay, mặc dù thực tiễn có nhiều biến đổi, nhưng tư tưởng của Ph.Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học, vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nguyên giá trị. Chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là nền tảng tư tưởng và hành động cho các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Kiên định, vận dung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn bám sát thực tiễn, đề ra đường lối lãnh đạo phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn cách mạng và giành được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hơn 90 năm ra đời và phát triển, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam hòa vào phong trào cách mạng của thế giới; tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi vĩ đại có ý nghĩa lịch sử. Đó là bằng chứng hùng hồn, sinh động khẳng định sự đúng đắn, vai trò và ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin, mà Ph.Ăngghen là một trong những lãnh tụ sáng lập.

Đánh giá về Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã viết: Ph.Ăngghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh. Kỷ niệm 203 năm ngày sinh Ph.Ăngghen, mỗi chúng ta mãi trân trọng tất cả những gì Ông đã cống hiến cho khoa học, cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản vì lương tri và phẩm giá con người, vì sự bình đẳng và tiến bộ xã hội của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đồng thời, cũng hết sức trân trọng và học tập ở Ông tấm gương sáng ngời về nhân cách của người chiến sĩ cộng sản, đức khiêm tốn, sống có nghĩa, có tình, trong sáng, thủy chung với người bạn, người đồng chí của mình là C.Mác. Cùng với giai cấp công nhân và những người cộng sản trên toàn thế giới, giai cấp công nhân và những người cộng sản Việt Nam tự hào và biết ơn vô hạn đối với Ph.Ăngghen, nhà tư tưởng, lãnh tụ vĩ đại của mình./.

VHRN nhạo báng nhân quyền

 

Một lần nữa, nhiều người nêu câu hỏi mỉa mai trên khi ngày 18/11/2023, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (Vietnam Human Rights Network – VHRN) công bố “Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2022-2023”.


Nhà thờ nguyện của đồng bào Ê Đê theo Đạo Tin Lành ở Hội Thánh Tin Lành buôn Pu (Đắk Lắk) xây mới năm 2020

Cùng với các cáo buộc tùy tiện, thiếu căn cứ khác về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, “báo cáo” (!) này đã vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống người dân tộc bản địa ở Tây Nguyên từ năm 1975; lấy đất đai của người dân tộc thiểu số;  nhà nước Việt Nam không cho người dân các dân tộc thiểu số tự do sinh hoạt tôn giáo…

Cũng như mọi lần, kẻ “lĩnh xướng” VHRN vừa cất tiếng, lập tức, “dàn đồng ca” của những kẻ đồng hội đồng thuyền (trong số đó, không thể thiếu mấy “ca sĩ” to mồm to miệng như Đài Châu Á tự do (RFA), Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), trang “Người Thượng vì công lý”…) nhao nhao phụ họa. Để đạt mục tiêu đen tối, họ bày ra các cuộc phỏng vấn, tọa đàm nhằm tán phát, lan tỏa các thông tin bịa đặt.

Sự thật là sự thật. Sự thật không thể bị bóp méo hoặc bẻ cong bởi bất kỳ thế lực tiêu cực và động cơ đen tối nào. Nói cách khác, luận điệu xuyên tạc, vu khống của VHRN không thể đánh lừa, càng không thể thuyết phục được bất cứ ai có lương tri, am hiểu thời cuộc.

Về VHRN, thiên hạ đã quá hiểu. Đây là một tổ chức tự xưng, thành lập năm cuối năm 1997, tại bang California (Mỹ) nhằm chống phá nhà nước Việt Nam. Những người chủ trương VHRN ranh ma trương lên cái tên “mạng lưới nhân quyền”, gắn thêm vào đó mục tiêu giả danh “thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” để dễ bề đánh lừa dư luận, phô trương thanh thế. Thời gian qua, họ đã kiên trì và cố công khai thác triệt để các phương tiện truyền thông để tung tin bịa đặt, vu cáo nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, việc dính dáng chặt chẽ với tổ chức khủng bố Việt Tân cũng như việc các nhân sự cốt cán trong “tổ chức” này gồm toàn những cái mặt nhem nhuốc đội lốt “nhà dân chủ”, “nhà nhân quyền”… đã khiến VHRN bị dư luận cảnh giác ngay từ ban đầu.

Cùng với thời gian, với những gì đã làm, như bày ra cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền”, trao cho các đối tượng từng bị cơ quan pháp luật Việt Nam xử lý (năm nay,  “Rải” được trao cho Trần Văn Bang, Y Wô Niê, Lê Trọng Hùng – những đối tượng đang phải chấp hành án phạt tù do chống phá nhà nước); xuyên tạc sự thật về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, người dân Việt Nam nói chung…, càng khiến VHRN bị dư luận đọc vị, khinh bỉ nhiều hơn.

 Liên quan điều này, nhiều người chưa thể quên vụ việc VHRNvà những “nhà nhân quyền” hải ngoại đã xuyên tạc, hô hoán lên cái gọi là “vụ việc cán bộ phá rối và xúc phạm thánh lễ tại Giáo họ Phaolô thuộc Giáo xứ Đăk Giấc (xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) ngày 22/3/2023,  trong khi đây thực chất là hoạt động kiểm tra tổ chức sinh hoạt tôn giáo của chính quyền sở tại đối với một hoạt động tôn giáo chưa xin phép theo quy định của pháp luật.

Mới đây, cũng các “nhà nhân quyền” trên cùng các trang RFA, Người Thượng Vì Công lý, và một số trang mạng thù địch khác, đã chủ ý làm ầm ĩ, bóp méo sự việc, dựng lên câu chuyện về cái gọi là “hàng chục tín đồ đang tập trung tại nhà của bà H Ik Kbuôr (vợ của thầy truyền đạo Y Kreč Byă) ở xã Êa Bar, huyện Buôn Đôn vào ngày 15/11 thì công an và cán bộ địa phương xông vào yêu cầu giải tán…”. Trong khi đó, cái gọi là “hoạt động tôn giáo này” diễn ra tại một địa điểm không đăng ký, trái quy định – nghĩa là vi phạm pháp luật.

Để kích động dư luận, họ còn cố tình dùng thủ đoạn xảo ngôn, xuyên tạc buổi làm việc của cơ quan chức năng địa phương với những người tham gia sinh hoạt tôn giáo trái phép, thành chuyện “tra khảo” nhằm kích động dư luận nhà nước Việt Nam “ngược đãi, kỳ thị” người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, lấy đó làm điều quy kết Việt Nam “không có tự do tín ngưỡng và tôn giáo”…

Thực tế đã chứng minh: Việt Nam là quốc gia tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

Sau cách mạng tháng Tám, ngay trong phiên họp đầu tiên của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng, tự do và lương-giáo đoàn kết”. Sau kháng chiến chống Pháp, ngày 14/6/1955, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 234/SL – văn bản pháp quy đầu tiên, quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân, và trách nhiệm, nghĩa vụ của chức sắc tôn giáo và tín đồ về hoạt động tôn giáo tại Việt Nam…

Cùng với quá trình phát triển, nhà nước Việt Nam ngày càng khẳng định rõ hơn quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân. Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, quy định: “Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo...”

Với quan điểm, chủ trương đúng đắn đó, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam nói chung, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, những năm qua đã có bước phát triển không thể phủ nhận. Nhiều tôn giáo cùng đồng hành trong đời sống người dân như: Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao đài…với số lượng hàng chục triệu tín đồ (riêng Tây Nguyên có 2,3 triệu).  Các cơ sở tôn giáo được bảo vệ, phục dựng, xây mới ngày một nhiều, số lượng lên tới hàng nghìn (Tây Nguyên có tới 1.300 cơ sở thờ tự). Việc thực hiện các nghi lễ và sinh hoạt tôn giáo phù hợp pháp luật được chính quyền nhất quán tạo điều kiện và tôn trọng…

Tuy nhiên, ai cũng biết: tôn trọng, bảo đảm nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số, không đồng nghĩa với  chấp nhận các hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo trái pháp luật. Cũng như các quyền khác, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không thể là quyền vô giới hạn, ảnh hưởng tiêu cực đến quyền của cộng đồng và cá nhân khác. Khoản 3, Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực ngày 23/3/1976), đã ghi rõ: “Quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ phải chịu các giới hạn chẳng hạn như các giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác”.

Với những phần tử tiêu cực cố tình lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo để kích động, cổ xúy các hoạt động chống chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…, cũng như mọi quốc gia khác, nhà nước Việt Nam không thể thỏa hiệp hoặc làm ngơ.

Vì lẽ đó, nội dung “Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2022-2023”của VHRN chẳng thể coi là vì nhân quyền. Trái lại, với những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, nó đích thị điển hình cho sự “nhạo báng nhân quyền” mà thôi./.

Quảng Bình: Tạm giam kẻ lợi dụng quyền tự do dân chủ, hạ nhục người khác

 

Đối tượng Nguyễn Thu Hằng còn nhiều lần sử dụng tài khoản mạng xã hội đăng tải các clip tự quay gây mất an ninh trật tự tại trụ sở Ủy ban Nhân dân phường Nam Lý, xúc phạm một số cán bộ.


Công an thành phố Đồng Hới bắt Nguyễn Thu Hằng. (Nguồn: Công an Nhân dân)

Ngày 27/11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) phối hợp với các đơn vị liên quan thi hành lệnh khám xét chỗ ở, bắt tạm giam bị can Nguyễn Thu Hằng (sinh năm 1962, cán bộ hưu trí, thường trú tại phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới) về tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân."

Quá trình điều tra, Cơ quan Công an xác định sau khi nghe Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyên án vụ án dân sự sơ thẩm “tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất," đối tượng Nguyễn Thu Hằng cho rằng Hội đồng Xét xử tuyên xử không đúng nên đã nhiều lần dùng tài khoản mạng xã hội cá nhân phát trực tiếp với lời lẽ chửi bới, xúc phạm danh dự, hạ nhục nhân phẩm cá nhân ông N.V. T - thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Ngoài ra, đối tượng Nguyễn Thu Hằng còn nhiều lần sử dụng tài khoản mạng xã hội đăng tải các clip tự quay gây mất an ninh trật tự tại trụ sở Ủy ban Nhân dân phường Nam Lý, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra thành phố Đồng Hới và xúc phạm danh dự một số cán bộ của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

Trước các hành vi trên, ngày 13/9, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Đồng Hới đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với đối tượng Nguyễn Thu Hằng về tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân."

Hiện bị can Nguyễn Thu Hằng bị bắt tạm giam thời hạn 3 tháng để phục vụ công tác điều tra./.

CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” HIỆN NAY CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” HIỆN NAY CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 Gần đây các thế lực thù địch tập trung chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó Việt Nam là một trọng điểm. Chúng sử dụng nhiều chiến lược song tập chung chủ yếu vào chiến lược “diễn biến hòa bình” chúng tìm mọi cách gây ra sự hỗn loạn về lý luận, sự mơ hồ về chính trị, những khoảng trống về tư tưởng và tâm lý hoài nghi, dao động về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng xuyên tạc, bôi nhọ và bóp méo lịch sử, xuyên tạc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Những thủ đoạn đó là cực kỳ nguy hiểm, tạo ra sự nghi ngờ, gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Các thủ đoạn đó đươc thể hiện chủ yếu trên một số vấn đề sau:

Một là, các thế lực thù địch lợi dụng sự khủng hoảng, thoái trào tạm thời của chủ nghĩa xã hội để phủ nhận lịch sử, phủ nhận giá trị của học thuyết Mác - Lênin, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đã khẳng định lịch sử diễn ra không phải bằng con đường trơn tru và thẳng tắp; cái mới, cái tiến bộ ra đời là đúng quy luật nhưng khó tránh khỏi những khúc quanh, những bước thăng trầm, thậm chí thất bại cục bộ, tụt lùi tạm thời trên con đường hoàn thiện. Đặc biệt với sự ra đời một hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa chưa từng có trong lịch sử thì sự tồn tại những khúc quanh đó là điều dễ hiểu. Lợi dụng những vấn đề đó, các thế lực thù địch tiếp tục lớn tiếng rêu rao rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, chủ nghĩa xã hội là “quái thai” của lịch sử; không có cơ sở hiện thực. Dựa vào sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô chúng cho rằng chủ nghĩa xã hội đã hết sức sống, Đảng Cộng sản đã bất lực không còn nắm được vai trò lãnh đạo xã hội. Từ đó chúng “khuyên” chúng ta nên từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin để đi theo con đường thứ ba chẳng phải chủ nghĩa xã hội mà cũng không phải tư bản chủ nghĩa, bởi vì chúng cho rằng thực tế chưa có một nước nào quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa thành công. Luận điệu xuyên tạc đó của các thế lực thù địch đã làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hoang mang, dao động, nghi ngờ về tính cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Và đó chính là khoảng trống tư tưởng mà chúng cố tình tạo ra nhằm chuyển hoá dần dần hệ tư tưởng vô sản sang hệ tư tưởng tư sản. Sự nguy hiểm của luận điệu này ở chỗ các thế lực thù địch lợi dụng khúc quanh, sự thoái trào cục bộ để phủ nhận toàn bộ lịch sử, đồng nhất sự sụp đổ của một bộ phận chủ nghĩa xã hội hiện thực với sự sụp đổ của cả học thuyết dẫn đường là chủ nghĩa Mác - Lênin, và từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phủ nhận sự tồn tại của hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa.

Hai là, các thế lực thù địch lợi dụng những khoảng trống của lịch sử để xuyên tạc, bóp méo sự thật. Những khoảng trống của lịch sử là có thực và sự tái hiện, giải thích nó đúng như nó đã tồn tại là việc làm khá khó khăn. Điều này đặt ra cho các nhà khoa học phải nghiên cứu, tìm tòi, hiểu đúng tiến trình lịch sử trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học, khách quan, trung thực và sự vững vàng về chính trị. Đồng thời để tái hiện, giải thích đúng những khoảng trống này liên quan đến rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là những tư liệu và nhân chứng lịch sử. Trên thực tế, các thế lực thù địch thường lợi dụng chính những khoảng trống đó, tuyệt đối hóa và lấy đó làm căn cứ để giải thích hay chứng minh cho kết quả của cả tiến trình lịch sử. Đó là cách nhìn nhận, đánh giá phiến diện, cố tình làm sai lệch tiến trình, xuyên tạc, bóp méo lịch sử để chống phá cách mạng Việt Nam.

Ba là, các thế lực thù địch lợi dụng những sai lầm của Đảng Cộng sản trong quá trình vận dụng và phát triển học thuyết Mác - Lênin để bới móc, xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử. Trên thực tế, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, các Đảng Cộng sản cầm quyền luôn luôn vận dụng linh hoạt và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước mình. Để biến đường lối thành hiện thực phải thông qua quá trình vận động cách mạng và tổ chức thực hiện. Tổng kết thực tiễn quá trình đó khó có thể tránh khỏi những hạn chế hoặc sai lầm ở một khâu, một bước nào đó và các thế lực thù địch thường triệt để bới móc và lợi dụng những thiếu sót đó để tiến công Đảng Cộng sản theo thể thức tuyệt đối hoá sai lầm, thổi phồng khuyết điểm. Chúng cố tình thổi phồng khuyết điểm của số ít cán bộ, đảng viên thành khuyết điểm của Đảng; sai lầm ở một khâu, một bước nào đó trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối thành sai lầm của toàn bộ đường lối của Đảng, thậm chí có kẻ còn lớn tiếng cho rằng đó là sai lầm của cả học thuyết, sai lầm thuộc về bản chất của chủ nghĩa xã hội và của Đảng Cộng sản. Đồng thời, chúng còn lợi dụng lỗ hổng trong việc sửa chữa khuyết điểm, thiếu sót để phủ định sạch trơn quá khứ, phủ định những thành tựu vĩ đại của lịch sử nhằm gây tâm lý hoang mang, gieo rắc hoài nghi trong nhân dân, lôi kéo những cán bộ, đảng viên bất mãn, thoái hoá, biến chất bổ sung vào đội ngũ phản động hòng chống Đảng, chống nhân dân.

Bốn là, các thế lực thù địch luôn lợi dụng sự hiểu biết chưa đầy đủ về lịch sử, xem nhẹ truyền thống và chạy đua theo lối sống thực dụng của một bộ phận nhân dân trong đó chủ yếu là thanh niên để xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Trong bối cảnh quốc tế mới, với sự bùng nổ thông tin và sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các thế lực thù địch với âm mưu “diễn biến hoà bình”, không bỏ lỡ cơ hội ra sức tuyên truyền tác động vào thế hệ trẻ tư tưởng sống gấp, chạy theo đồng tiền, xem thường quá khứ. Sự nguy hiểm của âm mưu thủ đoạn này là ở chỗ chúng gieo rắc tư tưởng hoài nghi, phủ định quá khứ; lịch sử là cái để phê phán, còn hiện tại chỉ đơn thuần là lối sống hưởng thụ, thực dụng. Chúng ta nhận thức rằng, đất nước ta có được như ngày nay là sự phát triển liên tục của hàng ngàn năm lịch sử được Đảng ta nâng lên một tầm cao mới. Trách nhiệm của chúng ta là phải học tập và tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ hiểu rõ và phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, xây dựng tinh thần nhân nghĩa, thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống; không ngừng chăm lo giáo dục ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng cho thanh niên; tạo công ăn việc làm, lôi cuốn họ đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn có hiệu quả các luận điệu chống phá đặc biệt là chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, xây dựng những con người mới, vững vàng niềm tin và ý chí, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước./.

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, XUYÊN TẠC CỦA THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN

 

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, XUYÊN TẠC CỦA THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN

 Với việc Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 (sau đây gọi tắt là Công ước Luật biển 1982) lần lượt được các nước ký kết và có hiệu lực, lần đầu tiên loài người có một văn kiện pháp lý quốc tế tổng hợp toàn diện, đề cập những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương, qui định rõ các quyền lợi và nghĩa vụ trên biển về nhiều mặt của các quốc gia (có biển cũng như không có biển, có chế độ kinh tế, chính trị - xã hội khác nhau, có trình độ phát triển khác nhau) đối với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia cũng như đối với các vùng biển quốc tế.

Có thể nói, một trong những thành quả quan trọng của Công ước Luật biển 1982 là đã thiết lập một cách cụ thể và rõ ràng khái niệm, quy chế cũng như phạm vi các vùng biển. Giờ đây các quốc gia không chỉ có lãnh hải rộng 12 hải lý mà còn có những vùng biển khác như vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa rộng tối đa tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Những quy định này của Công ước Luật biển 1982 đã mở rộng một cách đáng kể chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện thêm các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có bờ biển nằm tiếp liền hoặc đối diện nhau.

Nằm ven Biển Đông và là một trong những quốc gia có bờ biển dài trong khu vực (khoảng 3260 km), theo các quy định của Công ước Luật biển 1982, Việt Nam được mở rộng chủ quyền, các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán của mình ra các vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 1 triệu km2.. Việc mở rộng này đã làm xuất hiện những vùng biển và thềm lục địa chồng lấn cần phải được phân định với các nước láng giềng. Là thành viên Công ước Luật biển 1982, Việt Nam có nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp này theo các quy định của Công ước.

Mỗi quốc gia có quyền đơn phương tuyên bố phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình theo các quy định của Công ước Luật biển 1982. Tuy nhiên, nếu hai hay nhiều quốc gia có bờ biển nằm tiếp liền hoặc đối diện nhau mà khoảng cách giữa hai bờ biển đối diện không đạt tới hai lần chiều rộng của các vùng biển hay thềm lục địa được quy định trong Công ước thì sẽ xuất hiện sự chồng lấn về yêu sách phạm vi các vùng biển và thềm lục địa. Trong trường hợp này, các quốc gia có liên quan phải tiến hành xác định đường phân chia giới hạn không gian thực thi thẩm quyền thông qua thương lượng trực tiếp hay một cơ quan tài phán quốc tế. Quá trình này được gọi là phân định biển. Như vậy, việc phân định biển không phụ thuộc vào ý chí duy nhất của một quốc gia mà là một hoạt động mang tính chất quốc tế để đi đến thỏa thuận trực tiếp (các quốc gia liên quan thương lượng trực tiếp) hoặc gián tiếp (thông qua cơ quan tài phán quốc tế).

Việt Nam cũng là một trong 130 nước bỏ phiếu thông qua và sau đó cùng 118 nước khác ký Công ước Luật biển 1982 vào tháng 12/1982 tại Montego Bay (Jamaica). Ngày 23/6/1994 Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn và trở thành thành viên thứ 63 của Công ước. Bên cạnh việc được hưởng các quyền lợi, Việt Nam còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ cụ thể mà Công ước này mang lại. Cụ thể, Việt Nam có quyền xác định các vùng biển và thềm lục địa theo Công ước nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ tiến hành phân định các vùng biển và thềm lục địa ở những khu vực chồng lấn với các nước láng giềng.

Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982, các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam, có quyền mở rộng thềm lục địa của mình ra quá 200 hải lý nếu thềm lục địa thực tế rộng hơn 200 hải lý. Để thực hiện quyền này ta phải nộp Báo cáo quốc gia lên Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc, trong đó nêu rõ các bằng chứng khoa học, địa chất, địa mạo để chứng minh. Nếu sau ngày 13/5/2009 ta không nộp Báo cáo quốc gia thì Việt Nam mất quyền mở rộng ranh giới thềm lục địa.

Quan điểm pháp lý cơ bản trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam là khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển và thềm lục địa theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982; tuân thủ Công ước Luật biển năm1982 và tôn trọng các điều ước, hiệp định quốc tế về phân định biển đã được ký kết giữa các nước liên quan; Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa không ảnh hưởng đến việc phân định biển giữa Việt Nam và các nước liên quan sau này.

Như vậy, trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi Công ước Luật biển 1982 có hiệu lực, Việt Nam đã giải quyết được một loạt vấn đề về phân định biển với các quốc gia láng giềng. Thực tế cho thấy Việt Nam đã vận dụng một cách linh hoạt các quy định của Công ước Luật biển 1982 cũng như thực tiễn quốc tế để có thể cùng các nước láng giềng tìm đến một giải pháp phù hợp cho các vùng biển chồng lấn. Các hiệp định được ký kết cũng thể hiện thiện chí của ViệtNam trong việc đàm phán trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng. Có thể nói, các điều ước phân định biển được ký kết giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong thời gian qua đã góp phần vào việc ngăn ngừa xung đột, giúp duy trì môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực để Việt Nam và các nước khác phát triển. Xét về mặt luật pháp quốc tế, các giải pháp phân định biển đạt được giữa Việt Nam và các nước láng giềng cũng có những đóng góp nhất định đối với thực tiễn phân định biển trong khu vực là cơ sở để Việt Nam tiếp tục đàm phán phân định biển với các nước láng giềng khác trong khu vực./.

ỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI

 

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI

 

Các thế lực phản động, thù địch, phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước vẫn tiếp tục triệt để tận dụng mạng Internet, mạng xã hội, để tán phát tài liệu chống phá quyết liệt nền tảng tư tưởng, đường lối, cương lĩnh, nhân sự của Đảng; nói xấu lãnh tụ, cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội; thổi phồng những hạn chế trong quản lý, phát triển kinh tế xã hội, phòng chống tham nhũng; lợi dụng những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong một số cơ quan, đơn vị để công kích Đảng, nói xấu chế độ. Qua đó thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” nhằm từng bước chuyển hóa bản chất cách mạng của Quân đội ta. Do vậy, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên Internet, mạng xã hội; cấp ủy, chỉ huy các cơ quan đơn vị cần quán triệt, triển khai thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ về tinh thần chủ động đấu tranh phòng chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên Internet, mạng xã hội cho cán bộ, chiến sĩ.

Mục tiêu của công tác tuyên truyền, giáo dục trong thời gian tới là làm cho cán bộ, đảng viên và bộ đội nhận thức sâu sắc những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, những phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng. Muốn vậy, phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, niềm tin sắt đá vào độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kiến thức và bản lĩnh chính trị vững vàng để có sức đề kháng tốt trước các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.

Tuyên truyền, trang bị cho cán bộ, đảng viên và bộ đội những kỹ năng cơ bản trong việc phân biệt các thông tin “thật”, “giả” trên mạng Internet, mạng xã hội không để họ bị chi phối bởi những từ ngữ “hot”, những sự kiện “nóng” đang diễn ra để tránh bị lợi dụng vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước; thiết lập các đường dây nóng, trang thông tin tiếp nhận tin báo từ cán bộ, đảng viên và bộ đội về những cá nhân, tập thể, trang, nhóm đăng tải, lan truyền thông tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội; tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ trên mạng Internet, mạng xã hội. Cùng với việc nhận rõ các thông tin xấu, độc, xuyên tạc, cần kết hợp đấu tranh trực diện và gián tiếp để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội theo kịch bản chặt chẽ, tổ chức chiến dịch truyền thông thống nhất, đa dạng, rộng rãi có sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng để tăng tính hiệu quả, sức lan tỏa.

Hai là, phát huy vai trò của cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị, lực lượng nòng cốt, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của kẻ thù

Cấp ủy, chỉ huy cơ quan chính trị, cần nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận xã hội của cán bộ, đảng viên và bộ đội trong thực hiện nhiệm vụ cũng như trên môi trường Internet, mạng xã hội; kịp thời định hướng tư tưởng dư luận xã hội, thực hiện tốt quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, nhất là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, bình luận chưa có cơ sở; quản lý chặt chẽ nội bộ, thực hiện tốt quy chế về kỷ luật phát ngôn; giáo dục, nhắc nhở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Các cấp ủy đảng tiếp tục thực hiên có hiệu quả các giải pháp xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh về chính trị tư tưởng, tổ chức và đạo đức; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến’’, “tự chuyển hóa” trong thực tiễn cuộc sống cũng như trong môi trường mạng xã hội. Cấp ủy cần phát huy tốt sức mạnh đoàn kết cán bộ, đảng viên; thực hiện tốt công tác giám sát và phát huy dân chủ ở cơ sở; đặc biệt là cung cấp kịp thời chính xác đến cán bộ, đảng viên và bộ đội những thông tin chính thống về các sự kiện, sự việc tích cực cũng như tiêu cực trên các lĩnh vực, tránh những trường hợp phân tích, nhận định chưa có cơ sở.

Cấp ủy, chỉ huy cơ quan chính trị quan tâm chỉ đạo sơ kết, tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị theo định kỳ, đúng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo 35 nhằm kịp thời rút ra những thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm và định hướng chỉ đạo theo từng giai đoạn cụ thể, đặc biệt là biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ba là, xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên sâu trong đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch.

Chú trọng xây dựng đội ngũ nòng cốt, chuyên sâu là những cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ lý luận cao, có khả năng diễn đạt, luận chiến thuyết phục, có nhiệt huyết, dũng khí, quyết tâm đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, chế độ và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Từ đó cần tập trung tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chú trọng nâng tầm lý luận sắc sảo, kinh nghiêm đấu tranh; cung cấp những thông tin, cập nhật nội dung, phương pháp, trang bị phương tiện, công nghệ để họ đấu tranh trên mạng xã hội. Phát huy tốt vai trò của đội ngũ những nhà khoa học, cán bộ chủ trì, chủ chốt ở các viện nghiên cứu, học viện, nhà trường, cơ quan, đơn vị; đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản, lực lương nòng cốt, tiên phong trong đấu tranh bảo vệ trận địa tư tưởng của Đảng. Chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật để chặn lọc thông tin, không để các thế lực thù địch lợi dụng internet chống phá.

Bốn là, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên Internet, mạng xã hội.

Các cơ quan, đơn vị cần chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu, khai thác, hiệu quả các phần mền kiểm soát, phân loại thông tin trên mạng xã hội. Tiếp tục phát triển các giải pháp công nghệ truyền thông; đầu tư nâng cấp trang, thiết bị kỹ thuật phục vụ lực lượng tham gia đấu tranh trên internet, mạng xã hội; kịp thời bóc gỡ thông tin xấu độc không để cán bộ, chiến sĩ và bộ đội tiếp cận được với thông tin này. Duy trì, tổ chức tốt hội nghị rút kinh nghiệm và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, làm cơ sở cho các lực lượng, nhất là lực lượng nòng cốt, chuyên sâu nâng cao kỹ năng đấu tranh trên mạng xã hội. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trao đổi thông tin, kinh nghiệm hay, cách làm mới, hiệu quả trong đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, quyết định sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Hiện nay, trước sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên internet, mạng xã hội và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát huy vai trò của quân đội trong đấu tranh bảo vệ nền tảng của Đảng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo về vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, XUYÊN TẠC VỀ TÌNH HÌNH BIỂN, ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, XUYÊN TẠC VỀ TÌNH HÌNH BIỂN, ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

     Lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông, những năm qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã tung nhiều thông tin xuyên tạc, luận điệu sai trái nhằm chống phá công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta.

Biển, đảo nước ta là một phần lãnh thổ thiêng liêng, phần máu thịt không thể tách rời và có vị trí hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta được Đảng, Nhà nước lãnh đạo các lực lượng chức năng cùng các tầng lớp nhân dân thực hiện với nhiều giải pháp. Thế nhưng, trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok, Twitter,… có nhiều tổ chức, hội, nhóm chống đối, của những người tự xưng là “nhà báo”, “nhà dân chủ”, “công dân yêu nước”,... đưa ra các thông tin xấu, độc, luận điệu sai trái, xuyên tạc về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

 Các tổ chức phản động lưu vong như: “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều Đại Việt”, “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, hội nhóm trá hình trong nước như: “Lập Quyền Dân”, “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Tập hợp Quốc dân Việt”… Các trang mạng “Tin tức hàng ngày”, “Báo tiếng dân”, “Luật khoa tạp chí”, “Thời báo”, “Chân trời mới”; các trang báo nước ngoài: “BBC”, “RFA”, “VOA”, RFI” và các tài khoản mạng xã hội như: “Thanh Hieu Bui”, “Nguyễn Văn Đài”, “Phạm Chí Dũng”,… đã phát tán bài viết, tài liệu, hình ảnh, video xuyên tạc tình hình, diễn biến phức tạp trên Biển Đông. Nhiều trang được đầu tư về tài chính, có hệ thống máy chủ, đội ngũ kỹ thuật và chuyên gia bảo mật riêng.

  Các đối tượng chống đối đã viết, đăng tải nhiều bài đưa ra các luận điệu xuyên tạc như: “Đảng, Nhà nước Việt Nam yếu hèn không dám sử dụng vũ lực”, “lãnh đạo Việt Nam vẫn im tiếng trong căng thẳng Bãi Tư Chính với Trung Quốc”, “Chính phủ Việt Nam luôn tìm cách bịt miệng báo chí”,… để kêu gọi biểu tình, bạo loạn lật đổ. Chúng lợi dụng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc để kích động người dân tạo nên các phong trào “bài Trung”, “thoát Trung” hay “thân Mỹ”, “liên minh quân sự”…với các nước lớn. Chúng còn đưa ra luận điệu “đòi” đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

 Đối tượng chúng hướng đến để tuyên truyền là những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, nhưng trọng tâm, trọng điểm là các thành phần bất mãn và các nhóm thanh niên, sinh viên “nhẹ dạ, cả tin”,… Từ đó, chúng mong muốn tạo lập lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước ta. Dưới danh nghĩa “đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, các đối tượng ở nước ngoài cấu kết với số đối tượng trong nước tìm cách hình thành, phát triển cái gọi là “xã hội dân sự” cùng các tổ chức, hội, nhóm bất hợp pháp.

  Trước âm mưu tung thông tin xấu, độc với các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, chúng ta cần nhận diện rõ và phê phán “luận điệu muốn giữ vững độc lập, chủ quyền biển, đảo hiện nay thì phải “chống Trung”, “bài Trung” triệt để, phải “tẩy chay khách Trung Quốc”, “tẩy chay hàng hóa Trung Quốc”.

 Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển và có nhiều điểm tương đồng từ văn hóa, lịch sử cho đến thể chế chính trị hiện nay. Quan hệ giữa hai nước tuy có trải qua nhiều thăng trầm nhưng tình hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân hai nước không ngừng được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Biển Đông là một phần quan trọng trong toàn bộ mối quan hệ Việt - Trung. Vì thế, chính sách của Việt Nam luôn nhất quán. Chúng ta lên án các hành vi xâm lấn trái phép của Trung Quốc, phản đối công khai, rộng rãi và vận động dư luận quốc tế, sự ủng hộ của các nước, kiên quyết không lùi bước, phát huy thế “chính nghĩa” của mình, đồng thời, tăng cường trao đổi, tích cực đối thoại song phương giữa hai Đảng, hai Nhà nước.

 Bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam là vấn đề hết sức thiêng liêng, nhưng cũng hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài, không thể nóng vội, chủ quan. Hoàng Sa và Trường Sa luôn trong trái tim của mỗi người Việt Nam. Trước sau như một, Việt Nam kiên quyết và kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích của đất nước; kiên trì quan hệ hữu nghị với Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, giữ vững môi trường hòa bình và ổn định để phát triển. Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết những bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982); thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).

 Trước tình hình hiện nay, đòi hỏi các cấp, ngành nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, nghiên cứu, dự báo, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn, đặc biệt là phương thức hoạt động mới của các thế lực thù địch trên không gian mạng để cùng nhân dân phản bác, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” liên quan đến tình hình biển, đảo. Cùng đó, tăng cường cung cấp thông tin chính thống về tình hình Biển Đông và bảo vệ chủ quyền biển, đảo một cách kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực. Không để những “khoảng trống tâm lý, tâm trạng” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân cho các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước… Tiếp tục thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”./.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

Tiến Văn lại bày trò bịa đặt

 

Tiến Văn lại bày trò bịa đặt


Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã và đang đẩy mạnh hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, phương diện, với nhiều thủ đoạn, chiêu bài hết sức thâm độc. Quốc hội là một trong những chủ thể thường xuyên bị các đối tượng xấu chĩa mũi nhọn công kích, xuyên tạc. Mới đây, trên trang Facebook: “Đài Đáp lời sông núi” của kẻ có bút danh Tiến Văn phát tán bài “Thực Chất Quốc Hội CSVN”. Bằng lối suy diễn chủ quan, lượm lặt những thông tin trên mạng xã hội hay hóng hớt, nghe hơi nồi chõ, rồi nói liều: “Một ngày họp Quốc hội tiêu mất 1 tỉ đồng của dân”; và xấc xược cho rằng: “Quốc hội chỉ là tổ chức do đảng Hồ – Tàu lập ra nhằm che đậy bản chất độc tài, độc đảng”. Hắn ấu trĩ phân tích chức năng của quốc hội rồi phê phán hoạt động của Quốc hội Việt Nam rằng, “Quốc hội ra luật không phục vụ lợi ích của nhân dân”, hay “chỉ là hình thức”. Nực cười, hắn còn thưa gửi, kêu gọi “đảng viên lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến!”. Đảng viên lâu năm, bộ đội, công an nào mà nghe những lời nhảm nhí của hắn? ai là bạn thân mến của tên bán nước cầu vinh này chứ?

Dễ dàng nhận ra, đây là luận điệu phản động của Tiến Văn và đồng bọn đã nhai đi nhai lại từ lâu. Bộ mặt thật của chúng đã bị vạch trần bản chất bỉ ổi, vô liêm sỉ, lộ nguyên hình là những kẻ tay sai bán thân cho quỷ dữ để chống phá đất nước. Tục ngữ có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột là nghe”, vì vậy trước khi tung tin xằng bậy Tiến Văn hãy học câu tục ngữ này.

Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Quốc hội do nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội (Điều 4 của Hiến pháp năm 2013). Điều này không hề làm mất đi vai trò của Quốc hội. Bởi quyền lực nhà nước ở nước ta là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng đó là sự lãnh đạo có nguyên tắc và theo quy định. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Thứ ba, thực tiễn 77 năm qua, Quốc hội đã luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, không ngừng phát huy vai trò, vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đóng góp to lớn và quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ tư, từ khi ra đời đến nay, Quốc hội đã xây dựng và ban hành 5 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013. Đây là những đạo luật gốc, đạo luật cơ bản của Nhà nước, cơ sở để tạo lập nền tảng chính trị, pháp lý cho sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước, quy định những vấn đề quan trọng nhất về quyền lực Nhà nước; chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của bộ máy Nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Thứ năm, các kỳ họp Quốc hội luôn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, được báo chí trong nước và quốc tế đưa tin, thu hút sự quan tâm theo dõi, đánh giá, góp ý của cử tri và nhân dân cả nước. Các đại biểu Quốc hội là đại diện do cử tri cả nước bầu ra. Nếu trong quá trình thực hiện trọng trách dân tộc giao phó, không đáp ứng được sự mong mỏi, kỳ vọng của nhân dân thì sẽ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và cử tri cả nước, có thể bị miễn nhiệm, thôi giữ cương vị đại biểu Quốc hội. Quốc hội luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn mọi hoạt động, cũng như đội ngũ của mình, làm cho vị thế, uy tín của Quốc hội ngày càng được nâng cao trong lòng nhân dân.

Tất cả những vấn đề trên đã khẳng định vị trí, vai trò của Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Mọi chiêu trò hạ thấp, bôi nhọ uy tín, danh dự của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội của Tiến Văn và đồng bọn không ngoài mục đích phá hoại sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. Do đó, mỗi người dân cần nhận diện, vạch trần thủ đoạn và kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Quốc hội và Nhà nước ta. Làm được điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ Đảng, bảo vệ sự phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân./.

“MỪNG THỌ” MẠC VĂN TRANG?

 

“MỪNG THỌ” MẠC VĂN TRANG?

 

Mạng xã hội những ngày gần đây có chia sẻ về hình ảnh về việc Mạc Văn Trang được Ban Chấp hành Hội cựu giáo chức cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo đã “MỪNG THỌ” tuổi 85 với lời chúc “Kính chúc Cụ mạnh khoẻ, an khang, trường thọ”. Việc một người được bước sang tuổi 85 được Chúc Thọ như Mạc Văn Trang là điều dễ hiểu, thể hiện sự tôn sư trọng đạo với những người thế hệ đi trước nhưng có lẽ với trường hợp của Mạc Văn Trang thì ngược lại vì lâu nay y vẫn được biết đến là 1 kẻ trở cờ chống phá.

Mạc Văn Trang là một cái tên không còn xa lạ trong giới “dân chủ”. Thời gian qua, trên các diễn đàn mạng xã hội, Mạc Văn Trang thường xuyên tung ra những bài viết có nội dung sai lệch, đi ngược lại chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Y cũng thường xuyên giao du với những kẻ thuộc nhóm phản động, chống đối, bản thân Mạc Văn Trang còn có nhiều hành động “ăn bám sự kiện”, tự coi mình là bậc “hiền tài sĩ phu”, cho mình quyền phán xét lịch sử, phán xét thực tiễn tình hình đất nước, đòi những yêu sách phi lý, vô căn cứ.

Từng là một nhà khoa học hàng đầu trong ngành giáo dục, Mạc Văn Trang từng có hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục trước khi nghỉ hưu năm 2002 với hơn 54 năm tuổi Đảng. Tuy nhiên, “trẻ nết na, già hư hỏng”, khi nghỉ hưu, Mạc Văn Trang đã thoái hóa, biến chất, trở thành một kẻ cơ hội chính trị trong khi hàng ngày vẫn nhận lương, nhận những ưu đãi của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị cũ. Một kẻ như vậy liệu có đáng kính?./.

ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG GÓP PHẦN BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SỚM, TỪ XA TRONG GIAI ĐOẠN CHIẾN LƯỢC MỚI

 

ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG GÓP PHẦN BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SỚM, TỪ XA TRONG GIAI ĐOẠN CHIẾN LƯỢC MỚI

   

Đối ngoại quốc phòng Việt Nam là bộ phận quan trọng của nền ngoại giao Nhà nước Việt Nam. Đối ngoại quốc phòng Việt Nam hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối ngoại. Tuỳ theo tình hình và nhiệm vụ chính trị, quân sự trong từng giai đoạn cách mạng mà Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương đối ngoại quốc phòng phù hợp với tình hình thực tế.

          Đối ngoại quốc phòng là bộ phận, kênh đối ngoại quan trọng; tổng thể các hoạt động, biện pháp hòa bình nhằm thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại, chính sách quốc phòng trong quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia gìn giữ hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới.

          Trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, cùng với hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước, ngoại giao nhân dân, hoạt động Đối ngoại quốc phòng không ngừng được đẩy mạnh theo hướng phát triển sâu, rộng cả về phạm vi và mức độ hợp tác với các quốc gia, các tổ chức, định chế quốc tế, góp phần từng bước đưa quốc phòng Việt Nam hội nhập thế giới.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, thời gian qua đối ngoại quốc phòng đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu đối ngoại chung của cả nước.

Công tác đối ngoại quốc phòng đã góp phần tạo thế vững chắc cho hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, xây dựng vành đai an ninh, duy trì môi trường hoà bình, ổn định, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho đất nước phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia; đồng thời, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của quân đội, nâng cao uy tín và vị thế của đất nước, của quân đội trên trường quốc tế.

Những thành tựu công tác đối ngoại quốc phòng đã thể hiện nỗ lực rất lớn của tất cả các lực lượng trong toàn quân. Bên cạnh đó, nghiêm túc kiểm điểm chúng ta thấy một số điểm còn tồn tại cần sớm khắc phục. Đó là, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức kịp với diễn biến tình hình, nảy sinh tư tưởng giản đơn không nắm vững các nguyên tắc chỉ đạo trong hoạt động đối ngoại quốc phòng, chưa chú ý đến lợi ích quốc gia, lợi ích quốc phòng- an ninh của đất nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ… điều đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đối ngoại quốc phòng của quân đội ta.

Nội dung hết sức quan trọng có tính quyết định đến chất lượng hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng, như Bác Hồ đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Như vậy, cán bộ quân đội nói chung và cán bộ làm công tác đối ngoại nói riêng phải nêu cao trách nhiệm của mình trong công tác đối ngoại quốc phòng, đồng thời thực hiện tốt các nội dung sau:

Quán triệt đường lối, quan điểm đối ngoại của Đảng và Nhà nước, các quy chế, nguyên tắc đối ngoại quốc phòng và công tác lãnh đạo chỉ đạo, quản lý và tổ chức tiến hành các hoạt động đối ngoại của đơn vị.

Đẩy mạnh tăng cường giáo dục cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền thực hiện đường lối chính sách đối ngoại và đối ngoại quốc phòng trở thành nhiệm vụ thường xuyên cấp thiết, không thể thiếu đối với mỗi người.

Đồng thời, thuòng xuyên kiểm tra, giám sát và quản lý các hoạt động đối ngoại quân sự của đơn vị; Tăng cường phối hợp, kết hợp các hoạt động đối ngoại quân sự của đơn vị với hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, ngoại giao nhân dân. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bí mật quân sự, bí mật quốc gia, phòng chống “diễn biến hoà bình”.

Song song với đó, chủ động phát hiện, lựa chọn đội ngũ cán bộ đối ngoại quân sự; Đề xuất với cấp trên các vấn đề quốc phòng.   

Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là sự  vận dụng sáng tạo quan điểm CNM-LN, tư tưởng HCM về công tác đối ngoại. Trước yêu cầu đổi mới của tình hình, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta luôn có sự phát triển mới cho phù hợp với thực tiễn đặt ra. Đường lối đối ngoại đúng đắn đã nâng vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tạo ra cơ hội cho chúng ta phát triển kinh tế xã hội đất nước. Qua hơn 35 năm đổi mới, thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá đã góp phần to lớn vào sự phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Với thế và lực mới, đối ngoại Việt Nam đã phát triển lên tầm cao mới: chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định và bền vững, trong đó có sự đóng góp quan trọng của đối ngoại quốc phòng… góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của đất nước trong những năm tới, góp phần bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ sớm, từ xa./.

BỨC TƯỜNG BIÊN GIỚI VÀ MẬT ƯỚC THÀNH ĐÔ!

 

BỨC TƯỜNG BIÊN GIỚI VÀ MẬT ƯỚC THÀNH ĐÔ!

 

Hắn ngồi thẫn thờ bên cái hàng rào biên giới thẳng dài tít tắp. Bất giác hắn thở dài...

Đã gần đến những ngày cuối cùng của năm 2023 rồi mà cái mật ước Thành Đô trong trí tưởng tượng của hắn, cái mật ước bảo rằng năm 2020 Việt Nam sẽ là một tỉnh của Trung Quốc do hắn vẽ ra để lừa thiên hạ kiếm tiền, thì giờ đây những bức tường xây kiên cố như một cái t.á.t thẳng vào mặt hắn!

Giá kể con người ta chỉ cần hít không khí mà sống được thì có lẽ hắn cũng chẳng phải chống Cộng làm gì?! Lý tưởng ư?! Chủ nghĩa ư?! Mấy cái đó hắn đâu có cần, hắn chỉ cần tiền. Xứ Cali là xứ gió tanh mưa m.á.u, những người cùng sống với hắn ở xứ đó đều nói như vậy. Không có tiền sao hắn có thể sống được ở xứ ấy đây?!

Tiếng loa đọc từ phía bên kia bức tường rào biên giới kéo hắn về với thực tại. Chẳng biết trong loa nói gì, vì hắn không biết tiếng Trung Quốc. Cũng phải thôi! Ở bên bển đã 48 năm mà hắn có nói được tiếng Mẽo đâu, vẫn phải xài tiếng mẹ đẻ. Mà đâu riêng gì hắn, đó vẫn đang là ngôn ngữ chính của hơn 2 triệu người bên bển.

Thôi thì không còn lừa được bằng mật ước Thành Đô thì ta lừa cách khác. Thịt nào thơm bằng thịt người nhà?! Vẫn còn không ít "đồng bào" nơi hắn đang sống luôn nghĩ rằng Việt Cộng là tay sai của Tàu Cộng thì cửa lừa của hắn vẫn còn! Cứ vin vào đó thôi là hắn sẽ kiếm được tiền, sẽ sống phè phỡn!

Người Cộng Sản họ không coi hắn ra gì cả. Cơ mà hắn kệ! Cái hắn cần là Cộng Sản họ trường tồn, và thật tâm hắn cũng mơ ước như thế. Bởi có như vậy hắn mới còn lý do để chống Cộng, để kiếm cơm!