ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG LỜI NGỤY BIỆN CỦA
LŨ PHẢN QUỐC
Cách đây vài ngày, tôi có đọc được một
bài viết của một tác giả có tên là Phạm Nhật Bình với nội dung “Tại sao Đảng
CSVN sợ đa nguyên, đa đảng?”. Chỉ mới đọc tiêu đề ấy tôi đã thấy tầm nhìn chính
trị hạn hẹp của tác giả và khi đi sâu đọc hết bài viết, tôi lại thấy không phải
là tầm nhìn chính trị hạn hẹp mà là không có tầm nhìn về chính trị.
Nói không có tầm nhìn về chính trị có lẽ
cũng chưa chính xác mà phải nói một cách chuẩn xác đó là một bài viết xuyên tạc
để kiếm vài đồng bạc lẻ từ một tổ chức “dân chủ”, “tự do” , “nhân quyền” mà
chúng ta hay gọi là Việt Tân.
Việt Tân, có tên đầy đủ là Việt Nam Canh
tân Cách mạng Đảng (Vietnam Reform Revolutionary Party, VRRP) là một tổ chức
khủng bố, phản bội và chống lại lợi ích của toàn thể dân tộc Việt Nam. Chúng
rêu rao, tuyên truyền “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” nhưng thực chất là phá
hoại những thành quả cách mạng mà Đảng và dân tộc ta đã phải đổ máu mới giành
được. Tiền thân của Việt Tân là Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt
Nam – Một cái tên nghe rất “thân thương”, được thành lập ngày 30/4/1980 tại căn
cứ 81 gần biên giới Thái – Lào thuộc huyện Buntharik, tỉnh Ubon Ratchathani
(Thái Lan), cách Bangkok 500km về phía Đông Bắc. Kẻ cầm đầu “băng nhóm” này có
tên là Hoàng Cơ Minh (1935-1987), nguyên là một tướng lĩnh Hải quân của Quân
lực Việt Nam Cộng Hòa, Hải hàm Phó Đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng – Một tên phản
bội Tổ quốc khét tiếng thời ấy, sau này bất lực và phải tự sát. Nói về tổ chức
Việt Tân, chúng không được gọi là một đảng chính trị mà chỉ là một “pạc ti”
(party), tức là hội, nhóm. Chúng ta vẫn thường hay nói vui là đi “pạc ti”, ăn uống,
vui chơi, giải trí, trong trường hợp này là như vậy. Mục đích chính của Việt
Tân chỉ là núp bóng dưới chiêu bài đòi “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, nhưng
thực chất là phá hoại thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, khủng
bố, kìm hãm và đi ngược lại quy luật tiến hóa của nhân loại tiến bộ.
Quay trở lại với bài viết: “Tại sao Đảng
CSVN sợ đa nguyên, đa đảng?”. Chúng ta thấy rằng chúng xuyên tạc, viện ra đủ lý
do có vẻ rất “hợp lý” như nào là: chúng ta sợ “đa đảng nhằm tiêu diệt ĐCSVN;
ĐCSVN phải là một đảng duy nhất; đa đảng là sản phẩm của tư bản”. Nhưng bản
chất và mục đích cuối cùng của chúng vẫn chỉ là cố súy cho lối sống thực dụng
tư bản chủ nghĩa, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập để giành lại
chính quyền về tay giai cấp tư sản, phủ nhận thành quả cách mạng mà bao thế hệ
cha anh của đất nước ta đã phải đổi bằng máu để giành lại.
Chúng ta xuất thân là một nước nông
nghiệp lạc hậu, bị thực dân Pháp đô hộ và đế quốc Mỹ xâm lược. Bằng truyền
thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, hy sinh anh dũng mới giành lại được đất
nước. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đất nước
ta không những đã thoát khỏi đói nghèo mà đang phấn đấu trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Trong lịch sử, có giai đoạn Đảng ta đã tuyên bố tự
giải tán và mở rộng Chính phủ dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu với sự
tham gia của nhiều đảng phái đối lập như Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân đảng);
Việt Cách (Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội),… Nhưng cùng với dòng chảy của
cách mạng, những tổ chức, đảng phái đó kẻ phản động “bán nước cầu vinh”, người
xem nhẹ lợi ích quốc gia, dân tộc nên đã bị chính lịch sử và nhân dân ta loại
bỏ. Khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam, hai đảng này cũng cuốn gói
chạy theo, trên vũ đài chính trị nước ta duy nhất chỉ còn lại Đảng Cộng sản
Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng khoa học,
đúng đắn đã đại diện quyền lợi của nhân dân lao động, lợi ích quốc gia, dân
tộc. Như vậy có thể khẳng định rằng: đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một
đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam là một quy luật tất yếu khách quan của
lịch sử.
Thể chế nhất nguyên một đảng lãnh đạo ở
Việt Nam hoàn toàn không đồng nghĩa với việc mất dân chủ, triệt tiêu dân chủ
như các thế lực thù địch đã và đang ra sức xuyên tạc. Trong quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo cách mạng Việt Nam, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đều
có sự tham gia đóng góp ý kiến của quần chúng nhân dân, phát huy dân chủ rộng
rãi. Đường lối, chủ trương của Đảng luôn được xây dựng trên cơ sở lắng nghe,
tiếp thu ý kiến xây dựng của mọi tổ chức chính trị - xã hội, của các đoàn thể
và mọi tầng lớp nhân dân. Điển hình là: trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội
XII, Đảng đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân và nhận được hàng vạn ý kiến tâm huyết
của nhân dân cả nước. Đây chính là những biểu hiện cao nhất, sinh động nhất của
việc phát huy dân chủ xã hội, đề cao quyền làm chủ của nhân dân.
Cùng với những mặt trái của nền kinh tế
thị trường, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”, chúng ta
không phủ nhận ở đâu đó trong xã hội vẫn còn có những biểu hiện thiếu dân chủ
nhưng đó chỉ là những hiện tượng riêng lẻ, là những thiếu sót, những hạn chế cụ
thể trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Không thể xem đó là
bản chất của Đảng ta, không thể coi đó là bản chất của nền dân chủ mà toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang gắng sức xây dựng; càng không thể dựa vào
những hiện tượng đó để yêu cầu thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam.
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 30 năm qua đã thu được
nhiều thành tựu to lớn, làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế, chính trị - xã hội
đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân lao động, bảo đảm dân chủ xã hội,…
Chính những thành tựu đó đã một lần nữa khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam
không chỉ có vai trò lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc mà còn có sứ mệnh
lịch sử lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và mang
lại cho nhân dân lao động cuộc sống thực sự ấm no, tự do, hạnh phúc.
Vậy, chúng ta có thể khẳng định: Việt
Nam không sợ đa nguyên, đa đảng mà là thực hiện đa nguyên, đa đảng không phù
hợp với tình hình và thực tế xã hội nước ta, là đi ngược lại quy luật tất yếu
khách quan của lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét