Vũ Nhã Hân @
Cần tích cực đấu tranh, phản bác các quan điểm sai
trái, thông tin bịa đặt trên mạng Internet
Việt Nam là một
trong những quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh trên thế giới, sự phát
triển của Internet đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước và đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh
những tiện ích, tác dụng tích cực, internet nói chung và các trang mạng xã hội
nói riêng vẫn có những mặt trái, ảnh hưởng tiêu cực, tác động đến tình hình an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Đáng quan tâm, trong thời gian qua, các thế lực thù địch, đối
tượng xấu triệt để lợi dụng mạng Internet, các trang mạng xã hội để tuyên
truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta. Các đối tượng thù địch đã lập ra hàng
trăm trang web, blog cá nhân mà phần lớn máy chủ đặt ở nước ngoài để truyền bá
các quan điểm sai trái, tung tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước nhằm mục đích xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa bỏ
chế độ xã hội chủ nghĩa; vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh
đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước nhằm chia rẻ khối đại đoàn kết dân tộc, phá
hoại nội bộ. Nhiều đối tượng lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng
và Nhà nước ta để rêu rao các tư tưởng phản động, cực đoan lên mạng xã hội, phủ
nhận những nỗ lực, sự quyết liệt trong phòng, chống tham nhũng, gây mất lòng
tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước. Trên một số
trang mạng xã hội, các phần tử xấu tạo ra dữ liệu thông tin giả bằng cách thổi
phồng hiện tượng, xuyên tạc sự thật, dùng công nghệ số để chỉnh sửa hình ảnh,
cắt ghép nội dung liên quan đến các cá nhân nổi tiếng, các nhà lãnh đạo, kích
thích sự tò mò của công chúng. Phủ nhận lịch sử và giá trị văn hóa dân tộc, làm
phai nhạt lý tưởng cách mạng, giảm sút lòng tin của các cán bộ, đảng viên đối
với Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, các đối tượng, phần tử xấu lợi dụng tính phổ
biến, lan truyền nhanh nhằm tuyên truyền tập hợp lực lượng, thành lập các
“hội”, “nhóm” bất hợp pháp hô hào đấu tranh cho cái gọi là “tự do”, “dân chủ”,
“nhân quyền”, “tôn giáo” ở Việt Nam; đẩy mạnh các hành động “xâm lăng văn hóa”
nhằm lôi kéo giới trẻ xa rời lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phai nhạt bản sắc văn
hóa truyền thống… thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, chống phá cách mạng
nước ta.
Hiện nay, có trên 60% dân số Việt Nam đang sử dụng
internet. Trước những thông tin bịa đặt, các bài biết thể hiện quan điểm sai
trái, bình luận kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi người dùng tài
khoản facebook cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết, có nhận thức đầy đủ
trong việc sử dụng các trang mạng xã hội, tỉnh táo chọn lọc, chia sẻ (share)
những thông tin hay, tích cực, tránh sa vào ý đồ xấu của các đối tượng thù
địch. Cần nhận diện rõ các trang web phản động, các trang mạng xã hội facebook,
blog cá nhân truyền bá tư tưởng, thông tin xấu, độc hại đến cộng đồng mạng,
trong đó đáng lưu ý là các trang như “Dân làm báo”, “Nhật ký yêu nước”, “Thanh
niên công giáo”, “Việt Tân”…
Đấu tranh, phản bác với quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; ngăn ngặn và giảm thiểu các thông tin bịa đặt, phản cảm trên mạng Internet là hoạt động luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặt biệt quan tâm. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cấp bách đối với cấp ủy, chính quyền các cấp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc đề ra giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thông tin trên mạng Internet; đấu tranh, phản bác các thông tin, luận điệu sai trái, thù địch và định hướng người sử dụng trang mạng phát huy tính ưu việt của không gian mạng, tuyên truyền những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, phục vụ đời sống xã hội. Để công tác đấu tranh, phản bác này đạt yêu cầu, mục đích, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tổ chức nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là: Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, định hướng thông tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những thông tin trái chiều, tiêu cực và nhiệm vụ phòng, chống, phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng; chỉ rõ phương thức, thủ đoạn mà các thế lực thù địch và mức độ ảnh hưởng của những thông tin sai trái, thù địch đối với an ninh quốc gia, từ đó nâng cao “sức đề kháng” và sự “tự miễn dịch” cho cán bộ, đảng viên, quần chúng trước sự xâm nhập, phá hoại của các quan điểm, tư tưởng sai trái, các thông tin xấu, độc trên Internet. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan đơn vị; đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc sử dụng mạng Internet và các trang mạng xã hội; khuyến khích đăng tải, chia sẻ, bình luận các thông tin chính thống, gương người tốt việc tốt, không đăng tải, bình luận các thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin có nội dung xấu, gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước, không để phát sinh sơ hở để các thế lực thù địch, đối tượng xấu lợi dụng kích động trên trang mạng facebook. Chú trọng công tác quản lý nhà nước, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật trên lĩnh vực Internet; các văn bản quy phạm pháp luật phải vừa mang tính định hướng nội dung thông tin cho người sử dụng các trang mạng, vừa có chế tài đủ mạnh, có tính răn đe đối với những hành vi cố ý vi phạm, sử dụng internet để tiến hành các hoạt động gây nguy hại đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sử dụng Internet và mạng xã hội để đăng tải thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước. Các cơ quan chức năng chủ động nắm tình hình, làm tốt công tác dự báo nhằm sớm phát hiện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, từ đó kịp thời ngăn chặn việc tuyên truyền, phát tán thông tin xấu, tài liệu xuyên tạc; đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, bịa đặt, tiêu cực trên mạng Internet, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Đấu tranh, phản bác với quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; ngăn ngặn và giảm thiểu các thông tin bịa đặt, phản cảm trên mạng Internet là hoạt động luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặt biệt quan tâm. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cấp bách đối với cấp ủy, chính quyền các cấp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc đề ra giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thông tin trên mạng Internet; đấu tranh, phản bác các thông tin, luận điệu sai trái, thù địch và định hướng người sử dụng trang mạng phát huy tính ưu việt của không gian mạng, tuyên truyền những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, phục vụ đời sống xã hội. Để công tác đấu tranh, phản bác này đạt yêu cầu, mục đích, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tổ chức nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là: Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, định hướng thông tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những thông tin trái chiều, tiêu cực và nhiệm vụ phòng, chống, phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng; chỉ rõ phương thức, thủ đoạn mà các thế lực thù địch và mức độ ảnh hưởng của những thông tin sai trái, thù địch đối với an ninh quốc gia, từ đó nâng cao “sức đề kháng” và sự “tự miễn dịch” cho cán bộ, đảng viên, quần chúng trước sự xâm nhập, phá hoại của các quan điểm, tư tưởng sai trái, các thông tin xấu, độc trên Internet. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan đơn vị; đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc sử dụng mạng Internet và các trang mạng xã hội; khuyến khích đăng tải, chia sẻ, bình luận các thông tin chính thống, gương người tốt việc tốt, không đăng tải, bình luận các thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin có nội dung xấu, gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước, không để phát sinh sơ hở để các thế lực thù địch, đối tượng xấu lợi dụng kích động trên trang mạng facebook. Chú trọng công tác quản lý nhà nước, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật trên lĩnh vực Internet; các văn bản quy phạm pháp luật phải vừa mang tính định hướng nội dung thông tin cho người sử dụng các trang mạng, vừa có chế tài đủ mạnh, có tính răn đe đối với những hành vi cố ý vi phạm, sử dụng internet để tiến hành các hoạt động gây nguy hại đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sử dụng Internet và mạng xã hội để đăng tải thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước. Các cơ quan chức năng chủ động nắm tình hình, làm tốt công tác dự báo nhằm sớm phát hiện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, từ đó kịp thời ngăn chặn việc tuyên truyền, phát tán thông tin xấu, tài liệu xuyên tạc; đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, bịa đặt, tiêu cực trên mạng Internet, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét