VŨ Nhã Hân @
Đấu
tranh chống các thủ đoạn ngụy tuyên truyền của các thế lực thù địch về phòng,
chống tham nhũng
Trước
sự chống phá ngày càng điên cuồng và tinh vi trên không gian mạng, các phương
tiện truyền thông xã hội của các thế lực thù địch và những hậu quả khôn lường
mà nó có thể gây ra, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII thẳng thắn đánh
giá, chúng ta “chưa chủ động và thiếu giải pháp phù hợp để định hướng thông tin
trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và công nghệ thông tin, mạng xã hội
phát triển mạnh mẽ. Việc quản lý thông tin còn lỏng lẻo, thiếu giải pháp đủ
mạnh để đấu tranh có hiệu quả với các thông tin sai lệch, phản bác lại những
luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất
mãn chính trị”. Do đó, hiện nay, công tác đấu tranh trên môi trường mạng cần
được coi trọng đặc biệt, trong đó có đấu tranh phản bác những luận điệu ngụy
tuyên truyền về tham nhũng, trên cơ sở một số quan điểm mang tính nguyên tắc sau:
Những ưu
điểm và mặt trái của các phương tiện truyền thông xã hội luôn luôn tồn tại song
hành, do đó công tác tuyên truyền phản bác các luận điệu ngụy tuyên truyền của
các thế lực thù địch trên không gian mạng là cuộc đấu tranh thường xuyên, lâu dài, cần
chủ động, có chiến lược bài bản, khoa học và phương pháp linh hoạt. Không cường
điệu hóa, nhưng cũng không được chủ quan trước những tác động tiêu cực từ sự
chống phá bằng các phương tiện truyền thông xã hội của các thế lực thù địch.
Lấy việc tận dụng những ưu thế của các phương tiện truyền thông xã hội làm chủ
đạo, thay vì phiến diện chỉ thấy các yếu tố tiêu cực, mặt trái của nó. Từ đó,
sử dụng các phương tiện này để thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội
của truyền thông đại chúng trong phòng, chống tham nhũng; lan tỏa nhanh chóng
thông tin chính thống của ta tới đông đảo người dân; là công cụ hữu hiệu để các
tổ chức đảng, chính quyền và người dân gia tăng sự tương tác, lắng nghe, sẻ
chia, thấu cảm, đồng thuận; là cơ hội để thực hiện mô hình chính quyền mở, minh
bạch, thân thiện và phục vụ. Đặc biệt, các phương tiện truyền thông xã hội là
kênh thông tin tổng hợp quan trọng để đánh giá, đo lường, nắm bắt và giải quyết
các cuộc khủng hoảng thông tin nhằm bình ổn, điều hòa các xung đột, mâu thuẫn,
“điểm nóng” xã hội nảy sinh do tác động từ việc ban hành các chính sách.
Lấy chính các phương tiện truyền thông xã hội
nhằm khắc chế thủ đoạn dùng các phương tiện truyền thông xã hội hòng chống phá
ta của các thế lực thù địch, theo phương châm “lấy độc trị độc”. Trong đấu
tranh tư tưởng hiện nay, tuyệt đối không bỏ trống, coi nhẹ không gian mạng hay
lảng tránh việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, vô tình “nhường”
trận địa cho thế lực thù địch. Cần phá thế lan truyền thông tin của các thế lực
thù địch bằng số lượng, chất lượng thông tin tích cực. Để áp đảo được đối
phương, cần xây dựng đội ngũ “chiến sĩ thông tin mạng” đủ số lượng, vừa hồng,
vừa chuyên để chủ động tham gia đấu tranh phản bác trên không gian mạng.
Đồng thời, thay vì tư duy cứng nhắc và cách làm
cơ học thiên về “chặn”, “xóa” thông tin khi sự vụ đã xảy ra, cần chuyển đổi
thành tư duy chủ động “làm loãng” thông tin và chú trọng các giải pháp “mềm”,
nhất là trang bị kỹ năng, khả năng tự miễn dịch thông tin cho người dùng các
phương tiện truyền thông xã hội. Sử dụng đồng bộ các giải pháp trong đấu tranh
với các thế lực thù địch trên môi trường mạng, lấy giải pháp về nghiệp vụ phản
tuyên truyền là chính. Kết quả thực tiễn của công tác phòng, chống tham nhũng
của ta là yếu tố quyết định tới hiệu quả công tác tuyên truyền, là cơ sở thuyết
phục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét