Chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2019)
CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI
Ngày 4/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, đây là một mất mát quá lớn cuả nhân dân ta, không khí đau thương tràn ngập trên đất nước; cuộc đời Đại tướng có thể coi là một phần lịch sử dân tộc, chúng ta hãy cùng nhìn lại chân dung cuộc đời con người vĩ đại ấy.
Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Ngày 20/01/1948, Bác Hồ đã ký sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội. Theo sắc lệnh này Đại tướng Võ Nguyên Giáp được trao quân hàm Đại tướng. Các đồng chí Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong quân hàm Thiếu tướng người được phong quân hàm cấp Trung tướng là đồng chí Nguyễn Bình. Tính đến nay người là vị đại tướng trẻ nhất trong quân đội ta và khó có thể phá vỡ lế phong quân hàm cho đại tướng được tổ chức ngày 28/5/1948. (đến nay trong quân đội mới chỉ có 12 vị đại tướng)
Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Ngày 20/01/1948, Bác Hồ đã ký sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội. Theo sắc lệnh này Đại tướng Võ Nguyên Giáp được trao quân hàm Đại tướng. Các đồng chí Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong quân hàm Thiếu tướng người được phong quân hàm cấp Trung tướng là đồng chí Nguyễn Bình. Tính đến nay người là vị đại tướng trẻ nhất trong quân đội ta và khó có thể phá vỡ lế phong quân hàm cho đại tướng được tổ chức ngày 28/5/1948. (đến nay trong quân đội mới chỉ có 12 vị đại tướng)
Điện Biên Phủ trận đánh khẳng định tên tuổi: Điện Biên Phủ nơi chôn vùi mộng xâm lược của thực dân pháp, mang đậm dấu ấn tài năng quân sự của một vĩ nhân, tầm nhìn chiến lược của một thiên tài quân sự. Chiến thắng Điện Biên Phủ làm chấn động địa cầu, cái mà Pháp và Mỹ ca ngợi là pháo đài bất khả xâm phạm đã đổ vỡ trước mắt họ,Pháp buộc phải ký hiệp định Geneve vào ngày 21-7-1954. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 vị tướng được đánh giá là vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, được đúc tượng tại một bảo tàng ở London.
Quyết định khó khăn nhất trong đời: Trung tướng Phạn Hồng Cư kể lại rằng dự kiến chiến dich Điện Biên Phủ sẽ nổ ra vào ngày 20-1-1954 chứ không phải là ngày 13-3. Kế hoạch ban đầu được xác định là đánh nhanh thắng nhanh, nở hoa trong lòng địch với cái đuôi dài, như vậy chúng ta sẽ tập trung lực lượng đánh thẳng vào trung tâm Điện Biên Phủ sau đó phát triển lực lượng đi đánh chiếm các cứ điểm khác. Nhưng đó là lúc Pháp mới tăng cường lên Điện Biên, lực lượng còn ít công sự còn dã chiến; nay pháp đã tăng cường thêm lực lượng, công sự đã chuyển sang kiên cường vững chắc, nếu đánh theo lối đánh cũ sẽ rất mạo hiểm nhưng kế hoạch tác chiến đã được thông qua, mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sang chỉ chờ lệnh nổ súng nếu giờ thay đổi thì tâm lý chiến sĩ ra sao ? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra. Nhưng nghĩ đến lời dặn của chủ tịch Hồ chí minh “ trận này chỉ được thắng không được thua vì nếu thua coi như hết vốn” vì đây là trận quyết định vị thế thắng hay thua của cả ta và Pháp trên bàn đàm phán tai hội nghị Geneve sắp tới. Cuối cùng hội nghị cấp ủy đi đến quyết định kéo vào và lui quân về vị trí tập kết. Sau này Đại tướng thừa nhận đây là quyết định khó khăn nhất trong đời của người. Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ thì ai cũng rõ, nhưng cái đáng nói ở đây chính là nghệ thuật quân sự “chấn động năm châu” mang tên Võ Nguyên Giáp.
Vai trò của Đại tướng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: Trên cương vị là người đứng đầu quân đội, Bí thư quân ủy Trung ương, Đaị tướng đã có những quyết sách, tham mưu đúng đắn cho Đảng góp phần một lần nữa đánh thắng đé quốc Mỹ xâm lược.
Năm 1959 Đại tướng quyết định thành lập đoàn 559 mở đường Trường Sơn chi viện cho cách mạng miền Nam, Đại tướng cũng tham mưu cho Đảng cử những cán bộ vào trực tiếp chỉ đaọ cách mạng miền Nam như đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đại tướng Lê Trọng Tấn , thượng tướng Hoàng Minh Thảo…góp phần xây dựng và phát triển lực lượng cách mang miền Nam thành những trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
Để có được chiến thắng Điện Biên Phủ trên không tướng Giáp đã chỉ đạo cho quân chủng phòng không không quân chuẩn bị phương án đánh B52 từ năm 1968. Thất bại trong chiến dịch này buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản nhân nhượng mà chính họ trước đó đã từ chối.
Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đề xuất và ra quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh, mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông khi chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí Minh hẳn phải ai cũng biết: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng". Điều đó thể hiện khả năng quân sự tài tình chọn thời cơ, nắm vững thời cơ, tận dụng thời cơ của Đại tướng và đi đến chiến thắng cuối cùng là lẽ tất nhiên.
( TCT- st tổng hợp từ lịch sử QS Việt Nam)
Năm 1959 Đại tướng quyết định thành lập đoàn 559 mở đường Trường Sơn chi viện cho cách mạng miền Nam, Đại tướng cũng tham mưu cho Đảng cử những cán bộ vào trực tiếp chỉ đaọ cách mạng miền Nam như đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đại tướng Lê Trọng Tấn , thượng tướng Hoàng Minh Thảo…góp phần xây dựng và phát triển lực lượng cách mang miền Nam thành những trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
Để có được chiến thắng Điện Biên Phủ trên không tướng Giáp đã chỉ đạo cho quân chủng phòng không không quân chuẩn bị phương án đánh B52 từ năm 1968. Thất bại trong chiến dịch này buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản nhân nhượng mà chính họ trước đó đã từ chối.
Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đề xuất và ra quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh, mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông khi chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí Minh hẳn phải ai cũng biết: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng". Điều đó thể hiện khả năng quân sự tài tình chọn thời cơ, nắm vững thời cơ, tận dụng thời cơ của Đại tướng và đi đến chiến thắng cuối cùng là lẽ tất nhiên.
( TCT- st tổng hợp từ lịch sử QS Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét