Vũ Nhã Hân@
Nhận diện và đập tan những luận điệu xuyên
tạc Luật An ninh mạng
Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực,
Việt Nam sẽ có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an
ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng.
Trong những ngày gần đây, trước, trong và sau khi Quốc hội
thông qua Luật An ninh mạng và việc công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật này,
dư luận trong nước và ngoài nước đều hết sức quan tâm. Thế nhưng, núp dưới
chiêu trò “tự do ngôn luận”, lợi dụng chủ trương của Đảng về “Coi trọng vai trò
tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong
việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”, những kẻ cơ hội và các
thế lực thù địch ở trong nước, ở nước ngoài có những thủ đoạn xuyên tạc Luật An
ninh mạng nhằm mục đích gây hỗn loạn thông tin, tạo ra sự ngờ vực và dư luận
xấu trong xã hội; từ đó, xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng,
Nhà nước ta về ban hành các luật. Vì vậy, nhận diện và đấu tranh với luận điệu
xuyên tạc Luật An ninh mạng hiện nay là rất cấp bách.
1. Nhận diện luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng hiện nay
Một là, những kẻ cơ hội và các thế lực thù địch ở trong
nước, ở nước ngoài cho rằng, việc chúng ta ban hành Luật An ninh mạng là biện
pháp tình thế của Đảng và Nhà nước ta nhằm đối phó những người bất đồng chính
kiến. Không khó để nhận ra những luận
điệu sai trái, lạc lõng đó của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài và những
kẻ cơ hội chính trị trong nước “như nấm độc sau cơn mưa”của đài BBC, RFA, VOA,
RFI,… Điển hình VOA Tiếng Việt với hàng loạt bài đầy tính xuyên tạc như: “Xuất
hiện phong trào Bất tuân Luật An ninh mạng”… và trên internet, mạng xã hội, lại
có một số thông tin cho rằng Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng tư”; “xâm
phạm quyền tự do ngôn luận, quyền công dân”; “cướp đi quyền sử dụng internet
của người dân” và hạn chế các quan hệ quốc tế, kiềm chế sự phát triển của Việt
Nam? Những điều này có phải là sự thật hay không?
Sự thật không đúng như vậy! Phải khẳng định rằng, xây dựng,
thực hiện Luật An ninh mạng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước
ta trong tình hình mới. Ngay trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta chủ trương:
“Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế
lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy
lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an
ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an
ninh mạng”[2], nhất là trong điều kiện “Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày
càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc
biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới”[3]; trong khi
đó,“An ninh, trật tự và an toàn xã hội trên một số địa bàn còn phức tạp. Bảo vệ
bí mật quốc gia còn nhiều yếu kém. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin,
an ninh mạng còn nhiều bất cập”[4]. Vì vậy, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV đã
thông qua Luật An ninh mạng để tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng với
tất cả vì mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, vì sự
phát triển ổn định Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Do đó, luận điệu
sai trái trên chẳng những mơ hồ về mặt lý luận, mà còn phản động về mặt thực
tiễn.
Hai là, họ cho rằng những nội dung Luật an ninh mạng là hết
sức mơ hồ và không có quốc gia nào có luật này. Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam: “An ninh là trạng
thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu đe dọa sự tồn tại, phát triển bình
thường của cá nhân, của tổ chức, của từng lĩnh vực hoặc của toàn xã hội… Duy
trì an ninh toàn diện là điều kiện để phát triển toàn diện”. Tại Điều 2, khoản
1 của Luật An ninh mạng khẳng định: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên
không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Như vậy, về mặt thuật ngữ
- an ninh mạng - về nội hàm của nó đã chỉ ra tính tất yếu phải ban hành và thực
hiện luật này.
Việc họ cho rằng “không có quốc gia nào có luật này”! Đây
lại là một sự bịa đặt nữa dựa trên sự đánh tráo khái niệm. Đến nay, 138 quốc
gia đã có luật An ninh mạng bao gồm cả luật chuyên đề và các quy định pháp quy
nằm rải rác ở các luật khác và không ít các luật đó còn gắt gao hơn nhiều so
với Việt Nam. Ngày 07-12-2015, các nghị sĩ và các quốc gia thành viên Liên minh
châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận về Luật An ninh mạng đầu tiên áp dụng cho toàn
khối: “Theo luật trên, các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng như: Google và Amazon
sẽ phải báo cáo mọi vi phạm có tính chất nghiêm trọng cho các cơ quan chức năng
quốc gia nếu không sẽ bị phạt. Luật mới mang tên “Chỉ dẫn an ninh mạng và thông
tin”, đặt ra những quy định nghiêm ngặt về an ninh và trình báo bắt buộc đối
với các công ty hoạt động trong những lĩnh vực trọng yếu, như: Giao thông, năng
lượng, y tế và tài chính. Các công ty hoạt động trên mạng như: Google, Amazon,
eBay và Cisco sẽ phải trình báo những vi phạm nghiêm trọng với cơ quan chức
năng quốc gia nếu không sẽ phải chịu những biện pháp xử phạt từ các cơ quan
này”.
Tại Đức, Bộ Tư pháp rất xem trọng việc an ninh mạng. Họ ra
chỉ thị rõ ràng cho Facebook nếu quản lý không tốt để người dân kích động bạo
lực, chửi bới trên mạng, xuyên tạc sẽ bị phạt thẳng tay từ những người quản lý
Facebook đến những người phát biểu phát biểu.
Hay tại Hàn Quốc, việc dùng mạng xã hội để tung ra những
lời xúc phạm một “thần tượng” nào đó thì bạn sẽ sớm nhận được đơn kiện từ công
ty chủ quản của nhân vật nổi tiếng ấy. Như vậy, luận điểm cho rằng, “những nội
dung Luật An ninh mạng là hết sức mơ hồ và không có quốc gia nào có luật này”
là sự bịa đặt, hoàn toàn trái với những gì trên thực tế.
Ba là, họ cho rằng các công ty mạng của nước ngoài sẽ không
cung cấp thông tin người dùng theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam - chơi “luật
riêng”. Đây cũng là điều bịa đặt bởi
hàng năm, Facebook đều có báo cáo về cơ sở dữ liệu cho các chính quyền các nước
là thị trường của họ. Tổng cộng có tất cả 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong
đó có Việt Nam. Và sau khi Luật An ninh mạng được Quốc hội chính thức thông
qua, đại diện Facebook tại Việt Nam cho biết, hoạt động của Facebook không hề
bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Hơn thế nữa, Facebook đang hoàn tất các thủ tục pháp
lý để chuẩn bị thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam; giúp Facebook hoạt
động tốt hơn, cũng như phối hợp tốt hơn với Chính phủ Việt Nam trong tương
lai.Và cho đến nay, các nhà mạng Google, Facebook và một số nhà mạng khác vẫn
hoạt động bình thường tại Việt Nam cũng như không có ý định rút khỏi thị trường
đầy tiềm năng như Việt Nam. Như vậy, luận điệu trên hoàn toàn không có cơ sở.
2. Nâng cao tinh thần cảnh giác, đập tan tư tưởng phản động
kích động, gây rối
Trước hết chúng ta cần tiếp tục giải thích, tuyên truyền
làm rõ những nội dung trong Luật an ninh mạng để các tầng lớp nhân dân hiểu,
nắm được và mỗi người dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ
đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Kiên quyết đập tan những luận điệu hòng
kích động, gây rối của một số phần tử cực đoan, lợi dụng dân chủ để chống phá
những chủ trương, chính sách tốt đẹp của Đảng, nhà nước ta, trong đó có Luật an
ninh mạng. Đồng thời, nâng cao nhận thức, chủ động thực hiện tích cực một số
nội dung, nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, trong
những người ít hiểu biết về luật pháp Việt Nam và công pháp quốc tế, đặc biệt
là những Hiệp định tự do thương mại (AFTA) mà Việt Nam đã ký kết với các nước
trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hoặc Hiệp định đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement
for Trans-Pacific Partnership - CPTPP). Tuy nhiên, cho đến nay, thế giới chưa
hề có một khái niệm nào coi không gian mạng là hàng hóa mà chỉ có các đơn vị
thông tin được truyền - nhận trên không gian mạng là hàng hóa được tính bằng
Byte, Megabyte, Gigabyte, Tetabyte.v.v... Luật An ninh mạng Việt Nam cũng không
có điều nào quy định đánh thuế xuất nhập khẩu các đơn vị thông tin mà chỉ có
quy định về việc bảo vệ bản quyền đối với nội dung thông tin. Và quy định này
phù hợp với các quy định của WTO, CPTPP về sử hữu trí tuệ.
Thứ hai, là những
người đang sử dụng không gian mạng mặc dù không có hành vi xâm phạm đối với an
ninh mạng hoặc không có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã
hội nhưng vẫn lo ngại mình bị lộ thông tin cá nhân, lo ngại các nhà mạng sẽ rút
khỏi thị trường Việt Nam. Để giải đáp những lo ngại này, họ đã không tìm đến
văn bản chính thức của Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua mà lại
tiếp nhận những thông tin sai lệch, những thông tin bị bóp méo, bị xuyên tạc,
thậm chí là bịa đặt được phát ra từ bộ máy truyền thông của những thế lực thù
địch với Việt Nam. Từ đó, họ đã có những phản ứng không phù hợp.
Thứ ba, là các
thế lực thù địch với Việt Nam đã quyết liệt chống phá việc thông qua Luật An
ninh mạng và hiện đang chống phá rất quyết liệt việc đưa Luật An ninh mạng vào
cuộc sống. Bởi với những quy định của Luật An ninh mạng thì từ nay, những thế
lực thù địch chống phá Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt
Nam đã không còn được tự tung tự tác trên không gian mạng, không còn cái gọi là
“sự tự do trên mạng” để lan truyền những thông tin chống phá Nhà nước Việt Nam,
gây phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của Việt Nam. Đó
mới là nguyên nhân đích thực của những hành động điên cuồng chống lại Luật An
ninh mạng của Việt Nam.
Sự điên cuồng này được thể hiện rõ ngay từ khi kỳ họp thứ 5
Quốc hội Việt Nam khóa XIV bắt đầu thảo luận và dự định thông qua Luật An ninh
mạng. Âm mưu của các thế lực này là lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật
của người dân để lừa bịp và dựa vào những thế lực chống Việt Nam ở nước ngoài
để tuyên truyền bịa đặt, xuyên tạc về Luật An ninh mạng. Mục đích cuối cùng của
chúng là “xóa bỏ vũ khí luật pháp” của Việt Nam để có thể ngang nhiên xâm phạm
chủ quyền độc lập, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam trên không gian
mạng, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam...
Trong chiến dịch chống phá này, các thế lực thù địch không
chỉ thông qua những tên tay sai ở trong nước kích động người dân tụ tập đông
người trái phép, đập phá tài sản của Nhà nước mà còn hỗ trợ về tinh thần cho
những hành vị vi phạm pháp luật nghiêm trọng đó bằng các nội dung thông tin sai
trái, xuyên tạc, bịa đặt vu khống... Thực tế cho thấy nhiều tin, bài xuyên tạc,
bịa đặt về Luật An ninh mạng của Việt Nam được đăng tải với tần xuất dày đặc
hàng chục bài mỗi ngày trên các trang BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA tiếng
Việt, v.v... cũng như các trang mạng của tổ chức khủng bố Việt Tân, của cái gọi
là Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tại Mỹ do Đào Minh Quân cầm đầu. Một
thực tế là tiếp theo việc chính quyền Việt Nam tuyên bố hai tổ chức Việt Tân và
Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời là hai tổ chức khủng bố thì một số trang
mạng của các nhóm phản động đã bị chính chủ mạng gỡ bỏ. Mới đây nhất, chưa cần
đến các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam phải can thiệp mà chỉ cần những
facebooker Việt Nam yêu nước báo cáo nhà mạng Facebook về hành vi lan truyền
thông tin kích động bạo lực đăng tải trên các trang Facebook “Việt Tân” và
“Nhật ký yêu nước”, chủ nhà mạng xã hội Facebook đã tạm thời xóa sổ hai trang
này...
Thứ tư, bên cạnh
các đối tượng chống phá Việt Nam về chính trị gây phương hại cho an ninh quốc
gia của Việt Nam thì những đối tượng có những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, rửa tiền, buôn bán người, buôn bán ma túy, buôn bán hàng cấm... và có các
hành vi vi phạm pháp luật khác trên mạng cũng không còn có thể tự tung tự tác
gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Những đối tượng lo ngại vô lý về Luật An ninh mạng thì có
thể dùng các biện pháp thuyết phục, giáo dục, giải thích để cho họ hiểu đúng.
Còn đối với những kẻ quyết liệt chống lại Luật An ninh mạng thì có thể coi đó
là các hành vi chống lại việc khẳng định của quyền, độc lập, an ninh quốc gia
và trật tự xã hội của Việt Nam trên không gian mạng và đó là những hành vi phản
quốc. Với việc Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực sau nửa năm nữa,
chắc chắn Việt Nam sẽ có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc
lập, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét