Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

VU KHỐNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG GÂY TAI NẠN Ở ĐĂK NÔNG

VU KHỐNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG GÂY TAI NẠN Ở ĐĂK NÔNG

Nội dung sự việc và sự thiếu hiểu biết của người dân:
Nhiều đối tượng xấu đã xuyên tạc sự thật, vu khống Cảnh sát giao thông truy đuổi, gây ra vụ tai nạn vào chiều 25/8 tại Đắk Mil (Đắk Nông). Nhiều người dân không hiểu rõ ngọn nguồn vụ việc cũng hùa theo đám đông, gây mất trật tự.
Theo thông tin ban đầu, chiều 25/8, Nguyễn Đăng Toàn (sinh năm 1990, ngụ xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil) đã sử dụng rượu bia, điều khiển xe máy thì tông vào một trụ đèn và đập đầu vào cống thoát nước bên đường. Sau đó, anh Toàn được 2 người thân (1 nam, 1 nữ), dùng xe máy mang BKS: 48E1-109.94 đưa đi cấp cứu. Khi đi qua khu vực chợ Đắk Sắk, chiếc xe chở người đi cấp cứu đã va quẹt vào xe của CSGT đang đi tuần ở cùng chiều phía trước. Chiếc xe máy chở nạn nhân tiếp tục lao qua bên kia đường, tông vào một xe máy khác đang lưu thông ở chiều ngược lại. Sau vụ va chạm, người dân cùng lực lượng chức năng đã hỗ trợ, đưa các nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu.
Tại thời điểm sau khi xảy ra vụ tai nạn, nhiều người thân của nạn nhân bị kích động nên nhận định sai về sự việc, nhiều người không biết rõ sự việc cũng hùa theo đám đông, dùng điện thoại quay, phát trực tiếp trên Facebook cá nhân, vu khống CGST truy đuổi xe chở người đi cấp cứu và gây ra tai nạn, một số đối tượng tại khu vực trên đã kích động, xuyên tạc sự thật rồi lôi kéo người dân đến hiện trường gây rối, cản trợ lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường. Trước đó, người thân của nạn nhân cho rằng nạn nhân bị CSGT truy đuổi nên đã vây xe của lực lượng và gây mất an ninh trật tự tại hiện trường xảy ra vụ tai nạn.
Sự thật được hé mở:
Qua kiểm tra trích xuất camera an ninh tại khu vực xảy ra vụ tai nạn cho thấy, không có việc lực lượng CSGT Công an huyện Đắk Mil truy đuổi thanh niên gây tai nạn như một số trang mạng xã hội đăng tải trước đó, không có việc xe CSGT tông vào xe máy chở nạn nhân đi cấp cứu. Những thông tin trên mạng hoàn toàn sai sự thật.
Thực tế là đến đoạn chợ Đắk Sắk, huyện Đắk Mil thì xe máy chở anh Toàn tông vào xe của lực lượng CSGT Công an huyện Đắk Mil, BKS 48A1-000.12 đang tuần tra. 
Trước sự việc trên mỗi người dân sử dụng internet, mạng xã hội phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác chủ động phòng ngừa. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cần thường xuyên tiếp cận luồng thông tin chính thống một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ. Thực tiễn cho thấy, một khi nhu cầu thông tin được đáp ứng, thì nhu cầu tìm đọc các thông tin không chính thống, thông tin sai trái, thù địch sẽ hạn chế đi rất nhiều, ngoại trừ những cá nhân do tò mò hay các lí do khác. Khi tiếp nhận được những thông tin tiêu cực, gây “sốc” trên mạng xã hội, người sử dụng internet và mạng xã hội cần chủ động tìm kiếm từ các trang báo chí, thông tin chính thống để so sánh, đối chiếu và có thái độ bình tĩnh, thận trọng khi bình luận, phát tán. Ngoài ra, mỗi người khi tham gia mạng xã hội nên thường xuyên tìm kiếm, chia sẻ những thông tin hay, bổ ích, hạn chế tìm đọc các thông tin tiêu cực, không rõ nguồn gốc. Ngăn chặn kịp thời, tạo sự cảnh giác, “sức đề kháng” trước các thông tin giả mạo trên internet, mạng xã hội là hành động thiết thực.
@@

"PHÁN QUYẾT BIỂN ĐÔNG" VÀ SỰ PHỦ NHẬN TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC


Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố không công nhận 'phán quyết Biển Đông'
 Của Toà Trọng tài Thường trực La Hague ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông

Thanh Niên Việt @

(VTC News) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa lên tiếng khẳng định quan điểm của Bắc Kinh không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế về Biển Đông năm 2016.
Tuyên bố này được Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra vài ngày trước chuyến thăm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới Bắc Kinh từ 28/8-1/9. 

"Thực tế chứng minh rằng nếu chúng ta xử lý vấn đề này một cách đúng đắn, điều đó sẽ tốt cho hòa bình và ổn định khu vực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói, đề cập thêm rằng Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Manila về các hoạt động qua lại của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines (EEZ). 

"Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Philippines dựa trên luật pháp quốc tế để 2 bên cùng nhau bảo vệ an ninh và trật tự hàng hải", ông này cho hay.

Tàu Hải dương "Zhang Jian" của Trung Quốc, đây là con tàu từng bị thấy hoạt động cách bờ biển phía Đông Philippines 80 hải lý hồi đầu tháng 8.

Cũng theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, quan hệ song phương giữa Philippines và Trung Quốc sẽ được thảo luận trong chuyến thăm của ông Duterte tới đây. 
Ông Cảnh gọi Philippines là người hàng xóm thân thiện và đối tác quan trọng của Trung Quốc trong sáng kiến Vành đai và Con đường. 

Hôm 24/8, Điện Malacañang nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Duterte cho biết ông sẽ nêu vấn đề về Biển Đông trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình dù rằng trước đó nhà lãnh đạo Philippines ám chỉ Bắc Kinh ngăn không để ông mang vấn đề này ra thảo luận. 

"Họ nói vấn đề đó sẽ không được đề cập đến. Tôi nói không. Nếu tôi với tư cách là tổng thống của một quốc gia có chủ quyền không được phép lên tiếng về những gì tôi muốn nói, thì tốt nhất là đừng hội đàm gì nữa.

Đừng cố chặn miệng tôi vì đó là món quà của Chúa", ông Duterte nói trong lễ khánh thành một nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Romblo, miền Trung Philippines hôm 21/8. 

Nhà lãnh đạo Philippines không nói rõ họ ở đây là ai và những điều ông đề cập tới là gì, nhưng nhiều người cho rằng ông đang ám chỉ tới Trung Quốc và phán quyết Biển Đông, điều mà ông nhiều lần khẳng định sẽ là chủ đề quan trọng trong chuyến thăm của ông tới Trung Quốc.

Tổng thống Duterte cũng được cho là bất ngờ cắt ngắn chuyến thăm Trung Quốc xuống còn 4 ngày thay vì 8 ngày như kế hoạch ban đầu mà không đưa ra lý do.

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Lopez Locsin Jr. cũng khẳng định không gì có thể ngăn ông Duterte thảo luận phán quyết của Tòa trọng tài khi gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này. 

Năm 2016, Toà Trọng tài Thường trực La Hague ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông và tuyên bố duy trì các quyền của Philippines với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc không công nhận phán quyết này.


Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

Nhận diện, đấu tranh với hoạt động lợi dụng quyền của người dân tộc thiểu số để hoạt động chống phá


Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam, trong những năm qua, quyền của người dân tộc thiểu số (DTTS) luôn là một trong những vấn đề chiến lược được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Chúng coi đó là một yếu tố quan trọng để tạo sức ép từ bên ngoài, đồng thời kích động các hoạt động chống phá từ bên trong. Trong đó, chúng tập trung vào một số hoạt động cơ bản sau:
Một là, lợi dụng các vấn đề về lịch sử, đất đai và cuộc sống khó khăn của một bộ phận đồng bào DTTS để vu cáo Nhà nước ta "phân biệt đối xử”,“đàn áp người DTTS", ép người DTTS phải “bỏ đạo, bỏ văn hoá dân tộc” hoà nhập với “cuộc sống văn minh” của người Kinh… để kích động, lôi kéo người DTTS biểu tình, bạo loạn, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự xã hội (ANCT-TTATXH)  ở nước ta. Các thế lực thù địch còn triệt để lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, giải quyết khiếu nại tố cáo… ở vùng DTTS để mua chuộc, lôi kéo những phần tử xấu và người DTTS gây mất ổn định ANCT-TTATXH trên địa bàn. Chúng còn lợi dụng sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên; triệt để xoáy sâu tâm lí và sự dồn nén bức xúc do số cán bộ, đảng viên này gây ra với đồng bào để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới nhằm làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng, vào chính quyền. 
Hai là, chúng đánh tráo và đồng nhất khái niệm quyền dân tộc tự quyết là quyền của quốc gia - dân tộc với quyền của các DTTS để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm làm cho đồng bào các dân tộc ngộ nhận rằng, quyền dân tộc tự quyết là quyền của riêng đồng bào các DTTS. Từ đó, chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc đòi “quyền dân tộc tự quyết, tự quản”, đòi thành lập nhà nước riêng, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc như: “Nhà nước Tin lành Đề-ga” ở Tây Nguyên, “Vương quốc Khmer Krom” ở Tây Nam Bộ, “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc... Qua đó nhằm hình thành các tổ chức đối lập với Đảng, Nhà nước ta. Bên ngoài, các tổ chức người Việt lưu vong ở nước ngoài như: "Hội người Mông thế giới", "Hội người Thượng Đề-ga"… tích cực móc nối, tài trợ, chỉ đạo số đối tượng trong nước thu hút, tập hợp lực lượng, hình thành nhen nhóm phản động gây mất ổn định chính trị ở địa phương.
Ba là, triệt để tác động Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo... hoặc tổ chức các cuộc điều trần, hội thảo, họp báo nhằm xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền ở các vùng DTTS ở nước ta. Điển hình như: Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới hằng năm của Anh, Mỹ; Nghị quyết của Nghị viện EU... Trong đó, chỉ riêng Hạ viện Mỹ hằng năm đã liên tục thông qua nhiều Dự luật, Nghị quyết về quyền của người DTTS tại Việt Nam như: Dự luật HR 1897, Nghị quyết H.Res.484… hay Báo cáo thường niên của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI)... Đặc biệt, các tổ chức phản động lưu vong còn tìm cách tham gia các diễn đàn của Liên hợp quốc để gây sức ép đòi Nhà nước Việt Nam phải trao “quyền tự quyết, tự quản” cho người Khmer, người Thượng… ở trong nước.
Bốn là, lợi dụng kênh ngoại giao song phương, đa phương, hợp tác quốc tế với Việt Nam để lồng ghép vấn đề “cải thiện dân chủ, nhân quyền” trong các nội dung hợp tác với nước ta; gây sức ép về vấn đề quyền của người DTTS, đòi “quyền dân tộc tự quyết” cho các nhóm DTTS trong quan hệ với Việt Nam. Các thế lực thù địch còn thông qua tiếp xúc, làm việc với các cơ quan chức năng để tán phát, truyền bá các tài liệu, văn bản như: Thư ngỏ, Thông cáo báo chí… hoặc gửi kháng thư tới các lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, trong đó có quyền của người DTTS ở trong nước, qua đó, hòng hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. 
Năm là, triệt để lợi dụng trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào các DTTS để “tôn giáo hóa” các vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, tập trung vào địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Chúng lập ra các "tôn giáo riêng" cho đồng bào DTTS như "Tin lành Đề-ga" ở Tây Nguyên; "Tin lành của người Mông" ở Tây Bắc, "Phật giáo của người Khmer" ở Tây Nam Bộ… Qua đó, hòng tập hợp, lôi kéo đồng bào dân tộc đi theo các tôn giáo rồi dùng thần quyền, giáo lý để nắm và khống chế quần chúng, chi phối các địa bàn, hình thành lực lượng đối trọng với chính quyền. Thông qua tôn giáo dụ dỗ đồng bào cản trở việc thực hiện chính sách, pháp luật, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở địa phương.
Những năm qua, các cơ quan chức năng đã triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng quyền của người DTTS để xâm phạm ANCT-TTATXH nước ta. Trong đó, đã chủ động nắm tình hình các địa bàn, đối tượng trọng điểm về dân tộc, tôn giáo, các tổ chức phản động lưu vong, các tổ chức quốc tế… thường có hoạt động chống phá ta về dân tộc, tôn giáo để triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Chủ động ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động thông qua triển khai các dự án, chương trình hợp tác quốc tế trong các vùng DTTS để lôi kéo, mua chuộc người dân tộc tham gia các hoạt động xâm phạm ANCT-TTATXH. Đã tham mưu cho Đảng và chính quyền các cấp chủ động giải quyết từ cơ sở các vụ việc nhạy cảm, phức tạp liên quan tới dân tộc, tôn giáo trên địa bàn; đồng thời triển khai các phương án đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng quyền của người DTTS xâm phạm ANCT-TTATXH trước pháp luật. Thông qua nhiều kênh và hình thức tuyên truyền, chúng ta đã chuyển tải chính sách, thành tựu đã đạt được trong việc bảo vệ, phát huy quyền của người DTTS ở nước ta, giải tỏa kịp thời các thông tin xuyên tạc, sai lệch về vấn đề này tới các tầng lớp nhân dân, cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài. Đặc biệt, việc nước ta bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 4-7-2019 tại Geneva (Thụy Sỹ) là minh chứng sinh động nhất khẳng định mạnh mẽ nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền của người DTTS, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề này đối với nước ta.    
@ Lúa vàng

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

BẢN ĐỒ CỔ TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA

Mốc meo @

Các bản đồ từ cổ đại cho đến thời Dân quốc do chính Trung Quốc phát hành đều thể hiện rõ lãnh thổ phía nam nước này chỉ tới đảo Hải Nam.


Bản đồ Hoa Di đồ có nguồn gốc từ năm 1136/Ảnh: Chụp màn hình SCMP

Trong khi hệ thống bản đồ cổ thể hiện chủ quyền xuyên suốt của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì bản đồ Trung Quốc do chính nước này ấn hành trước giai đoạn1947 - 1948 (thời điểm “đường lưỡi bò” phi lý chính thức xuất hiện) đều dừng ở đảo Hải Nam. Đây là minh chứng hùng hồn cho chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, đồng thời phủ nhận luận điệu “Trung Quốc phát hiện và làm chủ các quần đảo ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) từ thời Tần, Hán”.

“Sự lừa đảo lịch sử”

Theo tờ South China Morning Post, nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc đã được các nhà nghiên cứu chụp ảnh và lưu trữ ở Thư viện Quốc hội Mỹ và ai cũng có thể xem được. Trong đó có tấm Hoa Di đồ là bản rập lại từ một bản đồ khắc trên đá năm 1136, thời nhà Tống, ở Phúc Xương (nay thuộc tỉnh Hà Nam) cho thấy từ đảo Hải Nam trở xuống Biển Đông không có khu vực nào là thuộc Trung Quốc. Tương tự, các bản đồ thời nhà Minh (1368 - 1644), đơn cử như tấm Đại Minh hỗn nhất đồ, vẫn cho rằng đảo Hải Nam là “chân trời” phía nam của Trung Quốc. Dưới triều vua Gia Tĩnh (1521 - 1566), Trung Quốc từng phát hành cuốn sách Quảng Đông lịch sử địa đồ tập, một lần nữa xác định biên giới phía nam của Trung Quốc kết thúc ở Quỳnh Châu thuộc Hải Nam. Cũng có những bản đồ hoặc thư tịch vẽ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng có ghi rõ các đảo này “thuộc phiên quốc”, theo các tài liệu của Tạp chí Phương Đông thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông (trực thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam).

Bản đồ Đại Minh hỗn nhất đồ/Ảnh: Chụp màn hình SCMP

Sang thời Nhà Thanh (1644 - 1911), các giáo sĩ dòng Tên được triều đình phê chuẩn tiến hành khảo sát, đo đạc và vẽ một loạt bản đồ. Trong số này có thể kể đến Cổ Kim đồ thư tập thành, Hoàng dư toàn lãm phân tỉnh đồ, Quảng Đông toàn đồ và Đại Thanh đế quốc toàn đồ, tất cả đều không thể hiện cái gọi là Tây Sa và Nam Sa (tên gọi ngụy xưng của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa). Chưa hết, tháng 7.2012, tiến sĩ Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu - Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã tặng trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia tấm bản đồ xuất bản năm 1904 của Trung Quốc mang tên Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ, xác định rõ ràng đảo Hải Nam là biên cương cực nam của Trung Quốc. Từ tháng 8 - 11.2012, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức trưng bày bản đồ này cho đông đảo khách tham quan trong nước lẫn quốc tế.

Năm 1842, bộ sách Hải quốc đồ chí xuất bản ở Trung Quốc do tác giả Ngụy Nguyên biên soạn cũng không thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Bộ sách ban đầu gồm 50 quyển, trước khi được bổ sung lên đến 100 quyển, mô tả các nước khắp năm châu bốn biển. Trong quyển 9, Ngụy Nguyên vẽ Đông Nam Dương các quốc diên cách đồ về các nước Đông Nam Á. Trong đó, ngoài khơi Việt Nam có ghi rõ “Đông Dương Đại Hải” cùng những chấm nhỏ li ti mang tên Vạn Lý Trường Sa (tức Hoàng Sa) và Thiên Lý Thạch Đường (tức Trường Sa). Theo cách thể hiện trên, 2 quần đảo hoàn toàn nằm trong Đông Dương Đại Hải (tức Biển Đông) thuộc chủ quyền Việt Nam. Bên cạnh đó, bản đồ tỉnh Quảng Đông mang tên Quảng Đông dư địa tổng đồ được vẽ theo kỹ thuật phương Tây có giới hạn tọa độ là vĩ tuyến 18 độ 5 bắc, trong khi quần đảo Hoàng Sa nằm xa hơn về phía nam, ở vĩ tuyến 16 độ 30 bắc. Ngoài ra còn có tờ bản đồ quân sự Quảng Đông thủy sư doanh quan binh trú phong đồ vẽ năm 1866 ghi chú chi tiết về vùng biển Giao Chỉ nhưng không hề thấy có “Tây Sa” và “Nam Sa”, theo Tạp chí Phương Đông.

Những bằng chứng nói trên cho thấy Trung Quốc không có một cơ sở lịch sử nào để tuyên bố yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Vì thế, South China Morning Post dẫn lời Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio gọi “đường lưỡi bò” là một “sự lừa đảo lịch sử khổng lồ” của Trung Quốc.

Bản đồ Trung Quốc năm 1933 công nhận cương giới phía nam nước này là đảo Hải Nam/Ảnh: Tạp chí Phương Đông

Đường lưỡi bò ở đâu ra ?

Theo Tạp chí Phương Đông, đến năm 1933 dưới thời Trung Hoa dân quốc (1912 - 1949), bản đồ Trung Quốc do Tân Địa học xã Vũ Xương xuất bản vẫn công nhận cương giới phía nam là đảo Hải Nam. Tuy nhiên, đây cũng chính là giai đoạn yêu sách đường lưỡi bò được “sáng tác”. Trong bài viết đăng trên website của Viện Hải quân Úc, chuyên gia Bill Hayton chỉ ra rằng vào năm 1935, Ủy ban Thẩm tra bản đồ của chính quyền Trung Hoa dân quốc tiến hành nghiên cứu và dịch lại các bản đồ khu vực dựa trên bản đồ do phương Tây xuất bản. Trong đó, đa số tên của các thực thể địa lý trên biển đều chỉ là phiên âm từ tiếng nước ngoài chứ không phải tên riêng do Trung Quốc đặt, còn các thuật ngữ như “đảo”, “đá”, “bãi cạn”, “bãi ngầm”… đều bị dịch sai. Năm 1936, ông Bạch Mi Sơ, nhà sáng lập Hội Địa lý Trung Quốc, tiếp tục dựa theo thông tin và cách dịch sai lầm của ủy ban nói trên để cho ra tập atlas Trung Hoa kiến thiết tân đồ, đồng thời tự ý vẽ thêm đường lưỡi bò ôm gần trọn Biển Đông mà không dựa trên bất kỳ căn cứ nào. “Đây là lần đầu tiên đường chữ U xuất hiện trên bản đồ Trung Quốc nhưng đó không phải là văn bản nhà nước mà chỉ là một công trình cá nhân”, học giả Hayton viết.

Tai hại hơn, sau Thế chiến 2, Bộ Nội vụ Trung Hoa dân quốc bổ nhiệm 2 học trò của Bạch Mi Sơ là Phó Giác Kim và Trịnh Tư Ước vào các chức vụ liên quan đến địa lý và lãnh thổ. Trong giai đoạn 1947 - 1948, những người này tiếp tục dựa trên tập atlas sai trái của thầy mình để “sáng tác” ra những cái tên mới áp đặt cho những thực thể ở Biển Đông, đồng thời xuất bản nhiều bản đồ chứa đường lưỡi bò. Như vậy có thể kết luận, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông mãi đến đầu thế kỷ 20 mới bắt đầu xuất hiện dựa trên sai lầm và cả ý đồ bành trướng của giới quan chức và học giả nước này.

             Nguồn: Internet

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

TỈNH TÁO TRƯỚC THỦ ĐOẠN TUYÊN TRUYỀN CHỐNG ĐẢNG, NHÀ NƯỚC


TỈNH TÁO TRƯỚC THỦ ĐOẠN TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Sự phát triển của công nghệ thông tin và các ứng dụng trên không gian mạng đã thay đổi bộ mặt của xã hội, biến những điều tưởng chừng như không thể thành có thể. Tầm ảnh hưởng của không gian mạng trở thành nguyên nhân, động lực, môi trường, chất xúc tác cho hàng loạt các thay đổi căn bản trên các mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, với khả năng kết nối vô hạn, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, không gian mạng đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với các quốc gia. Hiện nay, không gian mạng  đang trở thành môi trường chủ yếu để các thế lực thù địch, đối tượng phản động triệt để lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước ta với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau:
Đầu tiên là lợi dụng các trang mạng xã hội như facebook, youtube… kết hợp với các đài báo phản động ở bên ngoài, sử dụng các đối tượng trong nước để thu thập thông tin, trả lời phỏng vấn về các vấn đề nhạy cảm, phức tạp để phát tán thông tin, tài liệu, video tạo ra các “chiến dịch truyền thông” nhằm tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tấn công trực diện vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam. Chúng tán phát thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình trong nước, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, công khai bày tỏ quan điểm đối lập, khơi gợi hận thù chế độ, ca ngợi chế độ cũ, khai thác tâm lý bức xúc của người dân, gây chia rẽ trong quần chúng nhân dân...
Thứ hai là từ không gian mạng, các đối tượng phản động hướng dẫn cách thức chế tạo chất nổ, vũ khí, cách thức tiến hành khủng bố, phá hoại, gây rối an ninh, biểu tình, livestream các vụ việc nhạy cảm, tụ tập biểu tình, khiếu kiện... để kêu gọi cộng đồng mạng và những người cơ hội chính trị tham gia bình luận, chia sẻ, tạo điểm nóng. Từ đây, nhằm tạo ra trong mắt của quần chúng nhân dân và cộng đồng quốc tế một xã hội Việt Nam bất ổn, một Nhà nước bị chia rẽ, bộ máy công quyền tham nhũng, quan liêu...
Thứ ba, là việc sử dụng internet để kêu gọi, lôi kéo tập hợp lực lượng thành lập các nhóm phản động, lợi dụng triệt để mạng xã hội chống phá Nhà nước.
           Có thể thấy các tổ chức, đối tượng phản động trên mạng hoạt động rất bài bản, tinh vi theo các bước như sau: Trước hết chúng theo dõi phản ứng của những người tham gia mạng xã hội hưởng ứng đồng tình trước những thông tin kích động, xuyên tạc chúng đăng tải. Sau đó, chúng chủ động kết nối với đối tượng, lúc đầu thăm dò tiến tới là kích động và đánh giá xu hướng phản kháng để tạo ra sự đồng thuận trong hoạt động như biểu tình hay đòi đa Đảng, lật đổ chế độ...Chúng kết nạp những thành viên này, khi đạt được sự tin tưởng nhất định thì triển khai một số phần mềm truyền thông như Skype, Viber, Zalo... hướng dẫn tạo tài khoản mới để tiếp tục trao đổi hoặc giới thiệu tham gia vào nhóm kín để kết nối với các đối tượng khác, khi đã tin tưởng đến cấp độ nhất định, thì chúng  liên hệ với nhau trên thực tế và hình thành kết nối để chống phá.
Các thành phần bị lôi kéo đều là các thành viên trên mạng. Hầu hết các đối tượng này đều hạn chế về nhận thức chính trị, thiếu thông tin chính thống, có bức xúc trong cuộc sống nảy sinh quan điểm lệch lạc, một số người ảo tưởng cá nhân, thù ghét trong quá khứ, một số bị hám lợi vật chất, danh vọng do được hứa hẹn tiền bạc, chức tước, bảo đảm đi nước ngoài”.
Bên cạnh đó, công tác đấu tranh với các đối tượng thù địch trên không gian mạng vẫn còn những khó khăn như chúng ta chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và xử lý triệt để các thông tin xấu, nhất là các thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kêu gọi kích động biểu tình gây rối an ninh trật tự.
Vì vậy, mỗi người dân khi sử dụng không gian mạng cần luôn cảnh giác, nhận thức đầy đủ  âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam không để chúng lôi kéo vào hoạt động xâm phạm ANQG.