Nội dung sự việc và sự thiếu
hiểu biết của người dân:
Nhiều đối tượng xấu đã xuyên tạc sự thật, vu khống Cảnh sát giao thông truy đuổi, gây ra vụ tai nạn vào chiều 25/8 tại Đắk Mil (Đắk Nông).
Nhiều người dân không hiểu rõ ngọn nguồn vụ việc cũng hùa theo đám đông, gây
mất trật tự.
Theo
thông tin ban đầu, chiều 25/8, Nguyễn Đăng Toàn (sinh năm 1990, ngụ xã Đắk Sắk, huyện
Đắk Mil) đã sử dụng rượu bia, điều khiển xe máy thì tông vào một trụ đèn và đập
đầu vào cống thoát nước bên đường. Sau đó, anh Toàn được 2 người thân (1 nam, 1
nữ), dùng xe máy mang BKS: 48E1-109.94 đưa đi cấp cứu. Khi đi qua khu vực chợ
Đắk Sắk, chiếc xe chở người đi cấp cứu đã va quẹt vào xe của CSGT đang đi tuần
ở cùng chiều phía trước. Chiếc xe máy chở nạn nhân tiếp tục lao qua bên kia
đường, tông vào một xe máy khác đang lưu thông ở chiều ngược lại. Sau vụ va
chạm, người dân cùng lực lượng chức năng đã hỗ trợ, đưa các nạn nhân đến bệnh
viện cấp cứu.
Tại
thời điểm sau khi xảy ra vụ tai nạn, nhiều người thân của nạn nhân bị kích động
nên nhận định sai về sự việc, nhiều
người không biết rõ sự việc cũng hùa theo đám đông, dùng điện thoại quay, phát
trực tiếp trên Facebook cá nhân, vu khống CGST truy đuổi xe chở người đi cấp
cứu và gây ra tai nạn, một số đối tượng tại khu vực trên đã kích động, xuyên
tạc sự thật rồi lôi kéo người dân đến hiện trường gây rối, cản trợ lực lượng
chức năng khám nghiệm hiện trường. Trước đó, người thân của nạn nhân cho
rằng nạn nhân bị CSGT truy đuổi nên đã vây xe của lực lượng và gây mất an ninh trật tự tại
hiện trường xảy ra vụ tai nạn.
Sự thật được hé
mở:
Qua kiểm tra trích xuất camera an ninh tại khu vực
xảy ra vụ tai nạn cho thấy, không có việc lực lượng CSGT Công an huyện Đắk Mil
truy đuổi thanh niên gây tai nạn như một số trang mạng xã hội đăng tải trước đó, không có việc xe CSGT tông
vào xe máy chở nạn nhân đi cấp cứu. Những thông tin trên mạng hoàn toàn sai sự
thật.
Thực tế là đến đoạn chợ Đắk
Sắk, huyện Đắk Mil thì xe máy chở anh Toàn tông vào xe của lực lượng CSGT
Công an huyện Đắk Mil, BKS 48A1-000.12 đang tuần tra.
Trước sự việc trên mỗi người dân sử dụng internet,
mạng xã hội phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác chủ động phòng ngừa. Bên cạnh đó,
mỗi cá nhân cần thường xuyên tiếp cận luồng thông tin chính thống một cách
chính xác, kịp thời và đầy đủ. Thực tiễn cho thấy, một khi nhu cầu thông tin
được đáp ứng, thì nhu cầu tìm đọc các thông tin không chính thống, thông tin
sai trái, thù địch sẽ hạn chế đi rất nhiều, ngoại trừ những cá nhân do tò mò
hay các lí do khác. Khi tiếp nhận được những thông tin tiêu cực, gây “sốc” trên
mạng xã hội, người sử dụng internet và mạng xã hội cần chủ động tìm kiếm từ các
trang báo chí, thông tin chính thống để so sánh, đối chiếu và có thái độ bình
tĩnh, thận trọng khi bình luận, phát tán. Ngoài ra, mỗi người khi tham gia mạng
xã hội nên thường xuyên tìm kiếm, chia sẻ những thông tin hay, bổ ích, hạn chế
tìm đọc các thông tin tiêu cực, không rõ nguồn gốc. Ngăn chặn kịp thời, tạo sự
cảnh giác, “sức đề kháng” trước các thông tin giả mạo trên internet, mạng xã
hội là hành động thiết thực.
@@
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét