Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

Tránh “BẪY TỰ DO BÁO CHÍ”

Tránh “BẪY TỰ DO BÁO CHÍ” trong thời kỳ hội nhập

Những năm gần đây, hội nhập quốc tế ngày càng nhanh và mạnh mẽ, các quan điểm, xu hướng mới du nhập vào nước ta là tất yếu, không thể tránh khỏi và quá trình này cũng là “thời cơ” để các thế lực thù địch lợi dụng đẩy mạnh âm mưu “diễn biến hòa bình”. Trong lĩnh vực báo chí, chiêu bài “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” trở thành “vũ khí” để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá ta trên mặt trận tư tưởng. Chính vì vậy, bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí là yêu cầu quan trọng, cấp thiết, là cơ sở vững chắc để tránh “bẫy tự do báo chí” của các thế lực thù địch trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế của nước ta.
Giăng chiếc “bẫy tự do báo chí”, các thế lực thù địch rêu rao chúng ta không cho phép báo chí tư nhân là không có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Chúng lợi dụng các vụ, việc một số nhà báo có hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức người làm báo bị xử lý để cho rằng tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam bị hạn chế… Để đối phó với thực tế này và trong bối cảnh thông tin đa chiều, đặc biệt là khi người đọc không phải tìm kiếm mà thông tin được chủ động đưa đến cho người đọc (thậm chí người đọc phải tiếp nhận thông tin một cách bị động - bị gửi vào facebook, zalo, viber…) thì việc cung cấp những nguồn tin chính xác, kịp thời cho báo chí chính là cách thức nhanh nhất, hiệu quả nhất để định hướng và quản lý thông tin. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã áp dụng phương pháp quản lý vừa thuyết phục, nhắc nhở, vừa cưỡng chế bằng các chế tài, công cụ pháp luật. Thuyết phục, nhắc nhở là thông qua tổ chức định hướng thông tin thường xuyên, đặc biệt khi có các sự kiện lớn, các sự việc nhạy cảm. Cưỡng chế là ban hành và thông qua các quy định pháp luật để bảo đảm mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Mục tiêu của báo chí cách mạng Việt Nam là vừa phục vụ nhu cầu thông tin của người dân, vừa là vũ khí chống lại các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng. Do vậy, nếu không xây dựng được một nền báo chí đủ mạnh thì sẽ không đáp trả được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Trong quá trình hội nhập quốc tế, để đồng thời bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, trước hết, ngay các nhà báo, các cơ quan báo chí Việt Nam phải xác định được rõ thế nào là tự do báo chí trong khuôn khổ pháp luật, các cơ quan quản lý báo chí phải định hướng và xác định rõ những “tinh hoa” cần tiếp thu và những gì là chiêu bài lợi dụng của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị để không rơi vào “bẫy tự do báo chí”.
@@nkt

Không có nhận xét nào: