Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Bệnh nhân tai nạn giao thông do rượu, bia giảm mạnh sau Nghị định 100/2019


          Ngày 30/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, có hiệu lực từ 01/01/2020 và thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016. So với Nghị định số 46, Nghị định số 100 đã tăng rất cao mức phạt các hành vi vi phạm.
          Trong số những hành vi vi phạm được tăng mức xử phạt, thời gian qua dư luận đang còn bàn tán, tranh cãi khá nhiều về việc xử phạt đối với hành vi Điều khiển xe xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (sau đây gọi là xe máy), xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác (sau đây gọi là xe đạp) trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn trong khi trước đây chỉ xử phạt đối với người điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở và đối với người điều khiển xe đạp thì không quy định xử phạt.
          Nhiều lái xe đã không chấp hành việc kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng, cư dân mạng cũng đã có nhiều bài viết, bình luận trái chiều, một số trường hợp cá biệt còn viện dẫn khi ăn một số loại hoa quả cũng sẽ có nồng độ cồn trong hơi thở để phản biện việc thực hiện Nghị định số 100 chưa hợp lý. Các thế lực thù địch cũng tranh thủ thời cơ để xuyên tạc, kích động nhân dân, vu cáo chính quyền đưa ra những quy định hà khắc đối với người dân.
          Sau hơn một tuần, việc đúng – sai đã được sáng tỏ. Phần lớn số ca tai nạn giao thông do rượu, bia đã giảm mạnh, ý thức của người dân đối với việc chấp hành quy định không điều khiển xe tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia được nâng lên đáng kể.
          Ngày 9.1, bác sĩ Vũ Xuân Hùng, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) cho biết, từ ngày 1.1.2020, áp dụng Nghị định số 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, lượng bệnh nhân nhập viện do rượu bia đã giảm hẳn.
          "Nếu bình thường 1 ngày cấp cứu khoảng 100-120 bệnh nhân, trong đó khoảng 30% có liên quan tai nạn giao thông thì gần đây con số chỉ còn một nửa và liên quan đến rượu bia chỉ chiếm 10%", bác sĩ Hùng cho biết.
          Theo bác sĩ Vũ Xuân Hùng, điều đặc biệt, trong 1 tuần qua, viện không tiếp nhận bất kỳ bệnh nhân tai nạn giao thông nào do rượu bia gây ra.
          Đây là điều vô cùng đặc biệt, bởi theo bác sĩ Hùng, trước đây bệnh viện thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân đa chất thương do tai nạn giao thông có uống rượu bia gây ra, đặc biệt là đối tượng thanh niên, tham gia giao thông trong đêm muộn, trong dịp cận Tết nhưng "lạ" là cả tuần không có ca nào như thế.
          Bác sĩ Lê Văn Dẫn, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (Bệnh viện Thanh Nhàn) cũng chia sẻ, trước khi luật phòng chống tác hại của rượu bia chưa có hiệu lực số lượng bệnh nhân vào viện trong tình trạng sử dụng rượu bia rất nhiều.
Thậm chí có những bệnh nhân vào viện trong tình trạng nguy kịch tới tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Đặc biệt có những bệnh nhân vào viện trong tình trạng ngộ độc rượu.
          Trong khoảng một tuần qua số bệnh nhân nhập viện do rượu đã giảm đáng kể. Trong một tuần vừa qua khoa không tiếp nhận trường hợp nào ngộ độc rượu. Điều này mang ý nghĩa cho xã hội, giảm áp lực cho bác sĩ trong các tua trực.
          Đây chỉ là một trong số những minh chứng cho thấy quy định trên của Chính phủ là hoàn toàn hợp lý và hướng đến mục đích chung cho mọi người dân. Thay vì việc tìm lý do để chối cãi thì chúng ta hãy chấp hành tốt để bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của bản thân mình và cả những người tham gia giao thông khác.
@ Lúa Vàng

Không có nhận xét nào: