Vũ Nhã Hân @
Phải có bản lĩnh, trí tuệ, dũng khí đấu
tranh, phản bác các quan điểm sai trái
Phê phán, phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch là một trong những lĩnh vực trọng yếu của
công tác tư tưởng - văn hóa nhằm bảo vệ vững chắc chế độ và an ninh quốc gia.
Đây là vấn đề không mới nhưng luôn mang tính thời sự, đòi hỏi sự vào cuộc tích
cực, kiên quyết, kiên trì của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò to lớn
của các cơ quan báo chí - truyền thông. Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ
trọng sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; do đó, nó phải được coi
là một trong những nhiệm vụ trọng yếu nhất của báo chí cách mạng nói chung, Tạp
chí Tuyên giáo nói riêng.
Thực tiễn đã, đang đặt ra những vấn đề cơ bản cần phải giải
quyết như: tư duy về phương thức tiến hành phê phán, phản bác lạc hậu đang mâu
thuẫn với phương thức tuyên truyền, chống phá đa dạng, nhanh nhạy của các thế
lực thù địch, cơ hội chính trị. Việc tổ chức lực lượng tham gia viết bài còn
hạn chế, thiếu gắn kết đang mâu thuẫn với yêu cầu “ứng chiến” kịp thời để phản
bác quan điểm sai trái, thù địch. Chất lượng nội dung hạn chế, thiếu sắc bén,
thiếu sức thuyết phục đang mâu thuẫn với sự linh hoạt, phong phú, đa dạng của
các luận điệu sai trái, thù địch.
Để nâng cao chất lượng bài viết trên lĩnh vực này, phải có bản
lĩnh, trí tuệ, dũng khí đấu tranh, phê phán, phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch. Cùng với tư duy nhạy bén, phẩm chất chính trị, đạo đức và “tay nghề”
vững vàng của cán bộ lãnh đạo, phóng viên trong cơ quan báo chí, thì lực lượng
cộng tác viên - nhất là các chuyên gia, nhà báo, những cây viết “già dặn” kinh
nghiệm - là yếu tố quyết định đến chất lượng bài viết phê phán, phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch.
“Sự ham chuộng của người đọc” phải được coi là thước đo trong
nâng cao chất lượng bài viết. “Việc cải tiến hình thức các ấn phẩm tuy không là
trọng tâm nhưng có tác dụng quan trọng tạo sự “hấp dẫn ban đầu” và gây hiệu ứng
để người xem “chủ động, tự nguyện” tiếp cận với nội dung. Do đó, chú trọng nâng
cao chất lượng nội dung phải đi cùng với cải tiến hình thức ấn phẩm”, Cần tích
cực, khẩn trương nghiên cứu để vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp, nâng cao
hơn nữa chất lượng, hiệu quả nội dung phê phán, phản bác. Làm sao để vừa đảm
bảo đúng tôn chỉ mục đích, chức năng nhiệm vụ, vừa “góp sức” cùng “binh chủng”
báo chí cách mạng giành thắng lợi trên mặt trận đấu tranh tư tưởng. Bên cạnh
đó, tận dụng ưu thế của mạng Internet và ấn phẩm Tuyên giáo điện tử để tạo sức
lan tỏa, tạo sự tương tác với bạn đọc trong phê phán, phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch. Nâng cao hơn nữa tính tiện ích để các bài viết lan tỏa đến
công chúng nhanh hơn, rộng hơn.
Để tạo sự đồng bộ và lan tỏa, Tạp chí cần chú ý gắn kết và phối
hợp với các cơ quan báo chí có thế mạnh trong lĩnh vực này; cần chú ý cân đối,
đảm bảo tính tiếp nối, đan xen, bổ trợ lẫn nhau giữa các bài viết trên ấn phẩm
in phát hành hàng tháng và ấn phẩm điện tử hằng ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét