Xây dựng lý luận sắc bén để đấu tranh, phản
bác có hiệu quả với quan điểm sai trái, thù địch
Đấu tranh, phản bác
những quan điểm sai trái, thù địch, làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, củng cố sự thống nhất tư tưởng trong Đảng,
sự đồng thuận xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong công tác tư
tưởng của Đảng.
1. Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp, nhanh chóng và khó lường của tình hình thế giới, khu vực; những thuận lợi, thời cơ, triển vọng và cả những khó khăn, thách thức mới của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước… đã xuất hiện và phát triển những quan điểm sai trái, thù địch với nhiều cấp độ, trình độ và hình thức biểu hiện từ nhiều đối tượng khác nhau.Những quan điểm này của các thế lực thù địch, các phần tử phản động, thoái hóa, cơ hội chính trị, bất mãn và có cả những người trong nội bộ chúng ta do trình độ lý luận, trình độ nhận thức chính trị yếu kém mà nảy sinh những quan điểm sai trái đang tấn công toàn diện, vừa trực tiếp vừa gián tiếp vào những vấn đề về tư tưởng, chính trị đến các vấn đề xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh: từ những vấn đề về đối nội đến các vấn đề đối ngoại; từ những vấn đề về chủ trương, chính sách đến các vấn đề thuộc tổ chức thực hiện; từ con người đến tổ chức, đặc biệt là tổ chức Đảng; từ quá khứ, lịch sử đến hiện tại và cả tương lai phát triển của dân tộc; từ cả những thành tựu, ưu điểm đến những hạn chế, nhược điểm, khó khăn, thách thức của chúng ta… Điều đó đã và đang gây nên nhiều nguy hại đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.Nhiều người trong số họ còn có trình độ học vấn, trình độ lý luận khá cao. Đây thực sự là một khó khăn, một thách thức đối với chúng ta trong việc làm thế nào để đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch một cách có hiệu quả.
2. Muốn bảo vệ và
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh có hiệu
quả các quan điểm sai trái, thù địch, nhất thiết chúng ta phải xây dựng được hệ
thống lý luận thật sự sắc bén. Nội hàm cơ bản và tính thực tiễn của lý luận sắc
bén biểu hiện ở chỗ, nó phải có đủ sức, đủ khả năng vạch rõ được âm mưu, thủ
đoạn, tính chất sai trái, phản khoa học, phi lịch sử, tính chất nguy
hại... của các quan điểm sai trái, thù địch, phải đấu tranh, phản bác
thật sự thuyết phục.
Nhìn nhận thực
tế, lý luận đấu tranh, phản bác của chúng ta hiện còn thiếu độ sắc bén, tính
thuyết phục còn nhiều hạn chế. Nhiều bài viết đấu tranh mới chủ yếu nhấn mạnh
tính chất phản động, chống Đảng, chống chế độ mà chưa vạch rõ được tính chất
sai trái, phản khoa học của các quan điểm sai trái, thù địch. Ở không ít
bài, việc luận giải tính chất sai trái, phản khoa học của các quan điểm sai
trái, thù địch còn có biểu hiện “gượng ép”, phê phán, phản bác lấy được,
theo kiểu “hàng tôm hàng cá”. Một số công trình khoa học, tác phẩm, bài viết
đấu tranh còn thoát ly, xa rời thực tiễn xã hội và thực tế đấu tranh; đưa ra
quan điểm ở dạng mô phỏng, minh họa đường lối, quan điểm của Đảng, thậm chí mô
phỏng còn hời hợt, nông cạn và cả lệch lạc, chưa cắt nghĩa được đủ độ sâu các
vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Không ít công trình nghiên cứu sử dụng các luận
điểm kinh điển chỉ để minh họa mà không phân tích sâu sắc bản chất của các sự
vật, hiện tượng, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bị xơ
cứng, thiếu tính sáng tạo, sống động, nên đấu tranh, phản bác kém hiệu quả.
3. Xây dựng lý
luận sắc bén để đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù
địch là một vấn đề tất yếu, cấp thiết và đặc biệt quan trọng hiện nay. Đó không
phải là hoạt động tức thì mà là một quá trình: xây dựng lý luận sắc bén để đấu
tranh phản bác gắn chặt với quá trình đấu tranh, gắn với thực tiễn đấu tranh
phòng, chống “diễn biến hoà bình”, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Quá trình xây dựng lý luận sắc bén để đấu tranh phản bác cũng đồng thời phải là
quá trình vận dụng, đưa lý luận vào thực tiễn đấu tranh, phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện lý luận chặt chẽ, đảm bảo cho
nhiệm vụ đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có hiệu quả.
Trong quá trình xây
dựng lý luận sắc bén để đấu tranh, phản bác cần quán triệt sâu sắc quan điểm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh
nghiệm, trong các cuộc tranh đấu xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm
thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân
chính. Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công
việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”(1). Đồng thời,
cần phải thực hiện hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện; trong đó, tập trung
vào những nhiệm vụ trọng tâm sau:
Trước hết, phải đẩy mạnh công tác
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Yêu cầu cơ bản là phải nắm chắc hơn,
sâu sắc hơn những nguyên lý lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn đấu tranh, phản bác. Trong đó, cần làm rõ
những giá trị bền vững; những luận điểm lý luận đã bị lịch sử vượt qua, hoặc
từng bị hiểu sai; những luận điểm lý luận không còn phù hợp với thực tế hiện
nay trong hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.Thời
gian qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác lý luận, việc tổ chức,
triển khai nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn trong thời kỳ đổi mới đã có
những bước phát triển, “góp phần quan trọng trong việc cung cấp luận cứ khoa
học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước”(2). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Đảng cũng đã
chỉ ra những hạn chế, yếu kém, bất cập của công tác lý luận nói chung; trong
đó, có công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn: “Công tác tổng kết thực
tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Hệ thống,
chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị còn nhiều bất hợp lý. Phương
pháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị còn lạc hậu”(3). Biểu hiện cụ thể là
chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cách mạng; chưa làm
sáng tỏ được một số vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là một
số vấn đề về đảng cầm quyền, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta… Nhìn chung, lý luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp, kết quả
nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn.Những hạn chế đó đã
được lý giải là do công cuộc đổi mới đất nước càng đi vào chiều sâu càng nảy
sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp, rất “hóc búa” về lý luận và thực tiễn, không
có sẵn trong hệ thống kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin; tình hình thế giới,
khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chúng ta có nhiều thuận lợi
song phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức… Song, có lẽ là do chúng ta
chưa thực sự coi trọng công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; ở nhiều
nơi, công tác nghiên cứu lý luận còn hình thức, hời hợt, sao chép, thiếu tính
chiến lược; tổng kết thực tiễn qua loa, chiếu lệ.Hơn lúc nào hết, trong tình
hình hiện nay, chúng ta cần thực hiện tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn với phương pháp thực sự khoa học. Nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn
về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ thực tiễn của đời
sống xã hội phong phú, sinh động, không ngừng biến động và để phát triển lý
luận. Đồng thời, cần quan tâm nghiên cứu các trào lưu tư tưởng, các lý thuyết
mới trên quan điểm khách quan biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ.Sự
nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang diễn ra trong sự vận động của
thế giới đương đại với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiều vấn đề thực
tiễn bức thiết đòi hỏi phải được làm sáng tỏ; nhiều vấn đề lý luận cần được bổ
sung, phát triển và hoàn thiện đặt ra yêu cầu phải thực hiện tốt công tác
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với phương pháp thực sự khoa học. Bản
chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đòi
hỏi các chủ thể nghiên cứu vừa phải đứng vững trên lập trường cách mạng, lập
trường của giai cấp công nhân vừa phải thực hiện việc nghiên cứu với một tinh
thần và phương pháp khoa học nghiêm túc, đúng đắn. Phải quán triệt nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; lấy thực tiễn làm điểm xuất phát và điểm
đến của nghiên cứu lý luận; nghiên cứu lý luận, vận dụng và phát triển lý luận
phải dựa chắc trên cơ sở hiện thực. Kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện của bệnh
chủ quan duy ý chí, cực đoan, phiến diện, bảo thủ, trì trệ, hời hợt, đại khái
trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn.
Thứ hai, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ
cán bộ nghiên cứu lý luận giỏi, có trình độ cao. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý
luận giỏi, có trình độ cao là cốt “vật chất” và là yêu cầu cơ bản trong xây
dựng lý luận sắc bén để đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái,
thù địch hiện nay. Nhìn chung, hiện nay chúng ta đã có được đội ngũ cán bộ lý
luận có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, được
đào tạo về chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp. Tuy nhiên, có một thực tế là:
đội ngũ cán bộ lý luận còn nhiều hạn chế, bất cập, hẫng hụt, số cán bộ trẻ chưa
thay thế được cán bộ nhiều tuổi; số cán bộ có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm
phó giáo sư, giáo sư tăng lên, nhưng chất lượng khoa học chưa tăng nhiều, trình
độ lý luận chưa thể nói là đã cao. Không ít cán bộ lý luận có học hàm, học vị,
nhưng chưa tương xứng với học hàm, học vị đó, rất khó khăn khi viết một bài đấu
tranh lý luận.
Trong khi đó, sự hiểu biết về lý luận của nhiều cán bộ, đảng viên, của không ít cán bộ nghiên cứu lý luận còn hạn chế; nhiều ấn phẩm, công trình của các nhà nghiên cứu khoa học, của giới lý luận không rõ cái mới, thiếu những điểm nhấn thể hiện tính sáng tạo, còn nặng về “tổ hợp” những vấn đề lý luận đã được nói nhiều, thiếu thực tiễn nên sức thuyết phục và giá trị chưa cao. Việc bố trí đội ngũ cán bộ lý luận còn nhiều bất cập, số giảng viên lý luận chính trị có học hàm, học vị tập trung chủ yếu ở các học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở một số trường, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị mỏng và hạn chế về trình độ lý luận; việc bổ sung lực lượng rất khó khăn.
Thực tế cho thấy, chỉ khi có được đội ngũ cán bộ lý luận vững mạnh cả về phẩm chất chính trị, cả về trình độ lý luận, thực sự xứng tầm thì công tác nghiên cứu lý luận và đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch mới có sự “đột phá” mạnh mẽ. Vấn đề cấp thiết là phải chú trọng xây dựng, bồi dưỡng những cán bộ nghiên cứu lý luận giỏi, có trình độ cao; nâng cao tinh thần trách nhiệm và tạo điều kiện để đội ngũ này tự học, tự bồi dưỡng lý luận, gắn nghiên cứu lý luận với thực tiễn, để có thể tạo ra được đội ngũ cán bộ lý luận xứng tầm.
Trong khi đó, sự hiểu biết về lý luận của nhiều cán bộ, đảng viên, của không ít cán bộ nghiên cứu lý luận còn hạn chế; nhiều ấn phẩm, công trình của các nhà nghiên cứu khoa học, của giới lý luận không rõ cái mới, thiếu những điểm nhấn thể hiện tính sáng tạo, còn nặng về “tổ hợp” những vấn đề lý luận đã được nói nhiều, thiếu thực tiễn nên sức thuyết phục và giá trị chưa cao. Việc bố trí đội ngũ cán bộ lý luận còn nhiều bất cập, số giảng viên lý luận chính trị có học hàm, học vị tập trung chủ yếu ở các học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở một số trường, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị mỏng và hạn chế về trình độ lý luận; việc bổ sung lực lượng rất khó khăn.
Thực tế cho thấy, chỉ khi có được đội ngũ cán bộ lý luận vững mạnh cả về phẩm chất chính trị, cả về trình độ lý luận, thực sự xứng tầm thì công tác nghiên cứu lý luận và đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch mới có sự “đột phá” mạnh mẽ. Vấn đề cấp thiết là phải chú trọng xây dựng, bồi dưỡng những cán bộ nghiên cứu lý luận giỏi, có trình độ cao; nâng cao tinh thần trách nhiệm và tạo điều kiện để đội ngũ này tự học, tự bồi dưỡng lý luận, gắn nghiên cứu lý luận với thực tiễn, để có thể tạo ra được đội ngũ cán bộ lý luận xứng tầm.
Đảng ta xác định: “Đầu
tư thích đáng cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, nhất là những
chuyên gia đầu ngành”(4).
Theo đó, mỗi cơ quan
khoa học, cơ sở nghiên cứu cần chủ động hơn trong việc xây dựng, bồi dưỡng cán
bộ nghiên cứu lý luận; khắc phục tình trạng thụ động, ngồi chờ theo kiểu “ăn
sẵn”, thiếu sự đầu tư thỏa đáng. Bồi dưỡng toàn diện, đặc biệt chú ý bồi dưỡng
cho cán bộ lý luận trình độ, khả năng nắm chắc “ta” và “địch”; phải nắm chắc
các quan điểm sai trái, thù địch - đối tượng đấu tranh trực tiếp. Trong đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, mỗi bài viết cần có nội
dung đấu tranh cụ thể, dùng đủ lý luận, luận cứ và đúng bút pháp
đấu tranh để “đánh đúng” và “đánh trúng” vấn đề; để phản bác, phê
phán một cách có hiệu quả, làm suy giảm và mất hiệu lực, làm giảm
ảnh hưởng và tác động xấu của quan điểm sai trái, thù địch.Bồi dưỡng
cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận phương pháp khoa học trong nghiên cứu lý
luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch; khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn. Tăng cường đưa
các nhà khoa học, lý luận ra nước ngoài học tập, bồi dưỡng, tham gia các hội
thảo quốc tế, trao đổi chuyên gia, học thuật, tiếp cận thông tin, hợp tác
nghiên cứu với các cơ quan khoa học nước ngoài; trong đó, cần chuẩn bị tốt về
nhận thức chính trị, chuyên môn, phong cách, ngoại ngữ cho cán bộ lý luận trong
hợp tác quốc tế về lý luận.
Thứ ba, xây dựng các cơ quan nghiên
cứu lý luận thực sự vững mạnh. Xây dựng cơ quan nghiên cứu lý luận mạnh có
nhiều việc phải làm, song quan trọng là phải giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ
giữa cơ quan nghiên cứu lý luận với đội ngũ cán bộ lý luận. Có cơ quan nghiên
cứu lý luận mạnh mới có cán bộ lý luận mạnh; cán bộ lý luận mạnh lại là “cốt
vật chất” bảo đảm cho cơ quan nghiên cứu lý luận mạnh. Không thể có cơ quan
nghiên cứu lý luận mạnh, nếu không có được đội ngũ cán bộ lý luận mạnh; đội ngũ
cán bộ lý luận mạnh chỉ có thể phát huy tốt sức mạnh và trình độ lý luận của
mình trong một môi trường làm việc thuận lợi của cơ quan nghiên cứu lý luận
thực sự vững mạnh.Trong tình hình hiện nay, cần kiện toàn hệ thống các cơ quan
nghiên cứu lý luận của Đảng; nghiên cứu rà soát, sắp xếp các cơ quan khoa học
(các học viện, viện nghiên cứu, trường đại học...) theo tinh thần Nghị quyết số
18-NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục
đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả”, đảm bảo phù hợp, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả,
chú ý đặc thù khoa học của từng cơ quan. Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động lý
luận, thực hiện tốt dân chủ trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học
chính trị, trong công tác lý luận; tiếp tục “đổi mới mô hình tổ chức, phương
thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên
cứu lý luận của Đảng”(5). Xây dựng cơ chế gắn kết giữa nghiên cứu lý luận với
tổng kết thực tiễn, giữa công tác nghiên cứu lý luận và công tác đào tạo, giảng
dạy lý luận, giữa cán bộ lý luận và cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn; phối
hợp giữa các cơ quan lý luận với nhau; giữa các cơ quan lý luận với các cơ quan
chỉ đạo đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch; giữa các cơ quan lý luận với các cơ quan tư vấn, hoạch định
chính sách, cơ quan tham mưu, cơ quan chỉ đạo thực tiễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét