PHÁT BIỂU SAI LỆCH CỦA CỰU NHÀ BÁO NGUYỄN NHƯ PHONG
@AnhQuang
Trước đây tôi từng thích đọc bài của anh cựu nhà báo Nguyễn Như Phong vì nhiều lẽ, trong đó có phần anh là người tình nghĩa. Nhưng giờ thì không.
Tối qua, tình cờ có người bạn gửi cho đường link FB một bài có tựa "Nhân đạo hay là mị dân" của anh Nguyễn Như Phong. Tôi đã đọc và thấy Nguyễn Như Phong của báo công an nhân dân không còn nữa mà chỉ còn Nguyễn Như Phong của làng Phong mà thôi. Bạn nào tò mò xin đọc theo đường link dưới đây:
Đọc toàn bộ bài của anh và một vài bài trước sau đăng trên FB của anh thấy bài viết này là sự cóp nhặt thông tin, kiến thức của của FB Lê Hồng, của luật sư Lê Văn Thiệp và cả giọng điệu của những kẻ mượn dịch bệnh chống nhà nước.
Thông điệp chính của bài viết thể hiện rõ ngay ở câu đầu tiên: "Nhân đạo hay là mị dân?" và đoạn mở đầu: "Khi dịch cúm mới xảy ra, thấy chủ trương chữa miễn phí cho người mắc bệnh, rồi nuôi ăn ở khu cách ly, thú thực, tôi cũng thấy xúc động và thấy "chính quyền này tốt thật". Nhưng rồi đến khi thấy "đội quân" mang nguồn bệnh về, hóa ra lại không phải từ TQ mà từ trời Tây, và chắc chắn đó là những người có tiền, có của, thậm chí dư thừa tiền bạc...".
Dù anh có lắt léo đến mấy thì đến trẻ con nó cũng biết anh đang muốn nói đến chuyện nhà nước miễn phí sinh hoạt trong khu cách ly và phí chữa bệnh cho những bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 là mị dân, bởi những đối tượng từ trời Tây về là con nhà giàu (ám chỉ con ông cháu cha).
Nhấn mạnh vào chuyện nhà nước miễn phí cho người giàu, trong khi đó bỏ qua người nghèo, anh Phong viết: "Tất cả đám này, có tới 99% là con nhà khá giả hoặc giàu và rất giàu. Ấy vậy mà họ lại được nuôi ăn ở, được khám chữa bệnh miễn phí...Sao lại có sự bất công đến như vậy".
Và rồi anh so sánh, mà bản chất là kích động: "Hãy nhìn những người nghèo rớt mùng tơi phải nghiến răng lại mà trả tiền viện phí như thế nào? Hãy nhìn những người phải chen chúc nằm 2 thậm chi 3 người một giường...mà vẫn phải trả tiền? Hãy nhìn những người nằm vạ vật ở thềm bệnh viện, chui rúc dưới gầm giường bệnh...Thì thấy cơ sở khám chữa bệnh của chúng ta còn nghèo và quá tải thế nào?".
Phải nói thế này, giàu hay nghèo thì họ đều là con em đất Việt và họ đều được đối xử bình đẳng như nhau. Khi đã vào khu cách ly, khi bị nghi nhiễm hoặc đã xác định bị nhiễm Covid-19 thì đều được đối xử như nhau. Sòng phẳng mà nói, cả tôi và anh đều chưa thấy trường hợp nào nghèo mà phải bị nộp tiền ăn ở tại khu cách ly từ chối chữa bệnh nếu dương tính với SARS-CoV-2.
Anh Phong rất không nên thấy vài hình ảnh về người dân dùng xe ô tô chở nhu yếu phẩm tiếp tế cho người thân của họ ở khu cách ly để kết luận rằng tất cả họ đều giàu. Thử hỏi, với 52 000 người đang ở các khu cách ly thì có mấy người được tiếp tế tủ lạnh như anh nói? Tôi hỏi, nhưng đã là trả lời.
Tôi không rõ anh có vấn đề gì về tư duy hay không, nhưng viết như anh là "cả vú lấp miệng em". Đừng lấy dữ liệu khám chữa bệnh nói chung để gán cho chuyện phòng chống dịch Covid-19 nói riêng. Đấy là chưa kể dữ liệu của anh là hoàn toàn bịa đặt.
Tôi chắc chắn anh sẽ không thể nêu ra được bất cứ một minh chứng nào để chứng minh rằng, trong chiến dịch phòng chống Covid-19 có "người nghèo rớt mùng tơi phải nghiến răng lại mà trả tiền viện phí" cũng không có chỗ nào phải "chen chúc nằm 2 thậm chi 3 người một giường...mà vẫn phải trả tiền" và cũng không thể tìm đâu ra chuyện "những người nằm vạ vật ở thềm bệnh viện, chui rúc dưới gầm giường bệnh" như anh nói. Nếu có, thì báo chí đã đăng tải rồi anh ạ.
Và đây, anh viết: "Và sự "nhân đạo" này là "vô nhân đạo" nhất, bởi chính quyền quá "nhân đạo" với những người thừa tiền, thì rõ ràng là "Vô nhân đạo" với người nghèo. Và đây cũng là thể hiện cho kiểu mị dân một cách thô thiển?".
Thực tế, trong suốt thời gian qua, chúng ta chưa hề thấy có sự thiên vị nào từ chính quyền đối với người bệnh. Tôi không hiểu anh lấy số liệu từ đâu để nói rằng, với người giàu thì miễn phí và với người nghèo thì thu tiền?
Nếu có, xin anh Nguyễn Như Phong cung cấp công khai lên mặt báo cho bàn dân thiên hạ biết. Nếu anh không có, xin mời anh hãy cống hiến cho xã hội bằng cách "im lặng".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét