Vũ nhã hân @
Một góc nhìn
về bản tuyên bố thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam
Dạo gần đây dự luận
đang nóng lên với cơn sốt “Văn đoàn độc lập Việt Nam”, báo chí vào cuộc, các
blogger, nhà “dân chủ” vào cuộc, bản thân là công dân một nước không thể thờ ơ
với thời cuộc vậy nên tôi cũng tìm hiểu về cái tên “hót” này. Và thực sự tôi
quá ngạc nhiên trước “tác giả” của cái “hội” này như bài trước tôi đã nói
“Nguyên Ngọc bản photocoppy của Lê Hiếu Đằng” và nội dung mà bản tuyên bố nêu
ra.
Tôi “khá ấn tượng” nếu chưa nói là “sốc” với đoạn văn trong tuyên bố được đăng tải trên Beauxit Việt Nam
như sau: “Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử
kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng
là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không
diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng,
lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn
vong của dân tộc.
Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn
không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng
nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước
ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của
mình.”
Bạn là một độc giả, bạn là một nhà văn, bạn là một nhà báo, bạn
là một chính khách Việt Nam bạn sẽ suy nghĩ gì về đoạn viết trên? Bản thân tôi
chưa là một nhà văn, chưa là một nhà báo, và cũng chưa là một chính khách nhưng
là một công dân Việt Nam thế kỷ XXI đã được văn học Việt Nam nuôi dưỡng tâm hôn
để được như hôm nay thì tôi dám nói lên ý kiến phản bác của bản thân với luận
điệu trên, khẳng định cái luận điệu trên là hoàn toàn sai trái không đúng với sự
thật.
“Văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ
đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của
dân tộc” điều đó có đúng sự thật? Khi mà tôi mới
ở cái tuổi đôi mươi đã được khắc sâu trong tiềm thức giá trị của lịch sử, sức mạnh
của lòng yêu nước, của khối đại đoàn kết dân tộc qua những áng văn bất hủ hay
những trang giáo án của thầy cô với những tác phẩm đương thời như “Đời thừa”
(Nam Cao), “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), “Chí Phèo”(Nam Cao), “Người Hà
Nội” (ma Văn Kháng),... mỗi áng văn đã phản ánh xã hội qua mỗi thời kỳ lịch sử
của dân tộc một cách chính xác, không màu mè, hoa mỹ. Nếu chỉ đơn thuần qua
sách vở thì tôi hay các bạn khó mà cảm nhận được giá trị của nó, không thể biết
được là những áng văn trên có đúng sự thật hay không, bởi chúng ta không được sống
ở thời kỳ này. Nhưng qua những nhà kiểm định văn học, qua dòng lịch sử thì tôi
dám chắc là văn học Việt Nam đã phản ánh đúng sự thật, nói lên đúng sự thật về
cái gọi là “Người Hà Nội”, hay nét đẹp của anh chàng trong “Lặng lẽ Sapa”
(Thành Long),... Vậy nét đẹp “nhân bản” mà nhà thơ nói đến đó là gì? Chưa phản
ánh hết toàn cảnh xã hội? Chưa nói lên được thực trạng xã hội? Hay chưa “dân chủ”?
Chúng ta thử điểm quan nhé! Nét đẹp của văn học là gì? Như Nam
cao nói là “Nghệ thuật không là ánh trăng lùa dối” mà “Nghệ thuật vị nhân sinh”
vậy giá trị của những tác phẩm “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam), “Chữ người tử tù”
(Nguyễn Tuân), “Ánh trăng” (Nguyễn Duy), “Người Hà Nội” (Ma Văn Kháng), “Sự
trong sáng của tiếng Việt” (Đặng Thai Mai), “Nhớ rừng” (Thế Lữ)...là gì?
Nếu đọc không có thể bạn không hiểu được hết giá trị nghệ thuật của nó, nhưng
qua những bài phân tích tác phẩm thì chúng ta sẽ nắm cơ bản về tinh thần của
tác phẩm, vậy phải chăng nói như trong tuyên bố thì chúng ta đang phủ định công
lao của những nhà văn hiện thực đương thời ấy.
Văn học cần phản ánh hiện thực, và dân chủ! Chính xác đó là
thiên chức của văn học nó vừa đáp ứng nhu cầu cả xã hội và vừa phải phán ánh
đúng xã hội. Qua các trang báo in, báo mạng chúng ta có thể đo lường được sự
dân chủ của Việt Nam, các vụ bê bối được phơi bày, các gương mặt tội phạm, vi
phạm pháp luật được “trình diện”, như Lê Văn Luyện, Dương TRí Dúng, Phương
Uyên,... vậy có thiếu dân chủ? Thiếu sự phản ánh hiện thực?
“Một trong những chức năng quan
trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong
bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò
của mình” những thước
phim tài liệu thực tế nói về quá khứ, nói về hiện tại, dự báo tương lai đó có
phản ánh hiện thực, có thức tỉnh lương tri, có bồi đắp đạo đức xã hội hay
không? Như vụ việc cô giáo đánh đập trẻ mầm non được đăng tải, hay cái nhìn
toàn cảnh của đất nước được phản ánh qua Táo quân dịp cuối năm? Có gợi lên điều
gì trong mỗi chúng ta? Hẳn ai khi đọc, nghe và xem thì đều có những suy nghĩ
riêng rút ra cho bản thân mình mà không cần ai nói với ai câu gì.
Lại nhớ hằng năm nhà nước, các đơn vị sự nghiệp lại vinh danh những
tác phẩm văn học hay, có ỹ nghĩa, có giá trị cao như lễ trao giải thưởng sách hằng
năm, các lễ trao giải thưởng của hội văn học Việt Nam. Trong đó tôi nhớ là mình
đã được đọc tác phẩm “Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông” và ngẫm lại tôi tự hỏi
tác phẩm thế này có xứng được xếp trong những tác phẩm bảo tồn chế độ, nền độc
lập, chủ quyền của nước nhà hay không? Hay chỉ là những tác phẩm “làm lu mờ đi
độc lập, chủ quyền đất nước”?
Mới chỉ đọc đoạn đầu của tuyên bố mà bản thân tôi đã không đồng
tình với cách diễn đạt của “hội” này. Còn những phần sau, nó có thực sự tốt đẹp
như vậy, có làm tăng thâm sự “dân chủ” cho xã hội Việt Nam hay không thì
thực tế đã phần nào kiểm định, bởi xã hội Việt Nam đã là một xã hội dân chủ, của
dân, do dân và vì dân. Bản tuyên bố thành lập này chỉ như là dấu hiệu “phủi bụi”
của những nhà “sáng lập” Văn đoàn độc lập Việt Nam đối với công lao mà văn học
Việt Nam đã gây dựng nên cho đến thời điểm này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét