Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

Thấy gì qua hiện tượng dân mạng Việt săn lùng “đường lưỡi bò” để tẩy chay, phản đối

Thấy gì qua hiện tượng dân mạng Việt săn lùng “đường lưỡi bò” để tẩy chay, phản đối



Những ngày qua, trước các hành động đẩy mạnh quảng bá đường lưỡi bò, leo thang xung đột trên Biển Đông, đỉnh điểm là đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam và tuyên bố thành lập 2 quận:  “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa” và đặt tên cho 87 cấu trúc thuộc hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, thể hiện rõ dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc  khiến dân mạng Việt Nam phẫn nộ.
Một trào lưu săn lùng “đường lưỡi bò” nhằm tẩy chay, phản đối, thể hiện quan điểm, chính kiến của người Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trên không gian mạng. Gần đây nhất là trào lưu phản đối đường lưỡi bì trên trang facebook của ĐSQ Trung Quốc tại Italia khi Trung Quốc cố tình bóp méo bức ảnh của họa sỹ Ý và gán thêm đường lưỡi bò. Trước sức ép và trào lưu phản đối kịch liệt của dân mạng Việt Nam khiến nữ họa sỹ Itala phải lên tiếng thanh minh cho mình, tố Trung Quốc lợi dụng bức ảnh của cô tự thêm đường lưỡi bò khiến cô chịu áp lực từ dư luận.
Nữ hoạ sỹ tố Đại sứ quán Trung Quốc cố tình thêm "đường lưỡi bò ...
Nữ họa sỹ Italia thanh minh cô không vẽ đường lưỡi bò trong tranh của mình

Hôm thứ 16/4, người dùng Internet tại Việt Nam cũng phát hiện bản đồ trong mục quảng cáo trên Facebook hiển thị sai chủ quyền biển đảo Trường Sa và Hoàng Sa gắn với Trung Quốc, dẫn đến trào lưu phản đối, buộc Facebook ghi nhận và sữa chữa. Phát ngôn viên của Facebook giải thích đây là một lỗi kỹ thuật liên quan đến bản đồ được sử dụng trong các công cụ chọn mục tiêu quảng cáo của Facebook tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó Facebook lại chọn không ghi nhận 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trên bản đồ Việt Nam và thanh minh đó là “cách thể hiện trung lập” đã khiến app Facebook bị cư dân mạng Việt đánh giá “bão một sao” kèm bình luận “bất tín nhiệm” với Facebook và khẳng định chủ quyền hợp pháp, không thể chối cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường sa.
Facebook sửa lại bản đồ sai trái về Hoàng Sa, Trường Sa - 1Facebook sửa lại bản đồ sai trái về Hoàng Sa, Trường Sa - 2
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xuất hiện trên bản đồ khi chọn khu vực quảng cáo là Trung Quốc, nhưng khi chọn khu vực quảng cáo là Việt Nam thì hai quần đảo này đã “biến mất”

Tiếp nối trào lưu “bão 1 sao” với app Facebook, cư dân mạng tiếp tục "lùng sục" các nội dung hình ảnh, video có chứa "đường lưỡi bò" trên Internet và chia sẻ rầm rộ để cùng nhau can thiệp. Nhờ đó, họ phát hiện video "Living in extreme poverty" trên kênh của Bill Gates đăng từ cuối năm 2018 với nội dung xoay quanh cuộc sống đói nghèo đầy thương cảm có hình ảnh đường lưỡi bò. Thế là một trào lưu dislike video này, khiến con số dislike trong 1 ngày tăng lên 11 ngàn lượt, cùng với đó những dòng chữ “Hoang Sa, Truong Sa belong to Vietnam” (Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam) liên tục xuất hiện trong phần bình luận của video nói trên để bày tỏ phản đối, và thậm chí còn kéo sang một số video được đăng tải mới đây.
Bill Gates chia sẻ video chứa đường lưỡi bò khiến dân mạng phẫn nộ - 1
                     Hình ảnh "đường lưỡi bò "gây phẫn nộ trong video chia sẻ của Bill Gates.
Đây là tinh thần yêu nước trân trọng, đáng quý của người Việt. Chúng ta đang chứng minh cho thế giới thấy sự đoàn kết, thái độ phản đối đường lười bò của người dân Việt Nam. Hành động này khác hẳn với một số ít người luôn tự vỗ ngực "yêu nước", "tẩy chay đường lưỡi bò" nhưng đính kèm theo đó là đòi Việt Nam phải "thân Mỹ, thoát Trung", là cái cớ để "ăn vạ", "vu cáo" chính quyền "hèn nhát, bán nước", là lợi dụng hành động leo thang của Trung Quốc để đòi "quyền biểu tình", bao biện cho kẻ vi phạm pháp luật, tuyên truyền chống Nhà nước bị xử lý là "chính quyền trả thù người yêu nước"...về bản chất, đó là những kẻ lợi dụng vỏ bọc, trào lưu phản đối đường lưỡi bò để chống Đảng, Nhà nước, cổ súy lật đổ chính thể nhằm "đục nước béo cò"!
Năm 2019, đánh dấu là một năm các cơ quan quản lý văn hóa, xuất nhập cảnh Việt Nam “tẩy chay” đường lưỡi bò, xử lý tất cả đường lưỡi bò xuất hiện trên hàng hóa Trung Quốc, trên phim ảnh, văn hóa phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc bị lọt lưới kiểm duyệt hoặc sơ suất của người dung.
Qua thành công của cuộc chiến chống dịch bệnh  CoVid-19 nhờ sự đoàn kết và ủng hộ của người dân với Chính phủ, chúng ta hy vọng rằng bằng tinh thần đó, người Việt cũng sẽ đoàn kết và ủng hộ Đảng, Chính phủ Việt Nam chiến đấu chống đường lưỡi bò kia bằng mọi giá.

Không có nhận xét nào: