Nâng cao chất lượng các bài viết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng
Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, là một nội dung cơ bản, hệ trọng sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; do đó, nó phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng yếu nhất hiện nay.
Năm 2020, là năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước trong đó có việc chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng. Đây là thời điểm các tổ chức phản động, thù địch ra sức chống phá, với nhiều thủ đoạn tinh vi, quyết liệt.
Chỉ đạo công tác đấu tranh tư tưởng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: “Những luận điệu của các thế lực thù địch và các phần tử phản động, cơ hội chính trị… tuy không có gì mới, nhưng nó được tung ra, truyền bá vào lúc này là hết sức độc hại, nguy hiểm, gieo rắc hoang mang, nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tin trong nội bộ ta, tác động hòng làm đội ngũ ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, nhất là báo mạng điện tử, cũng như các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook đã tác động mạnh mẽ tới dư luận xã hội. Thông tin đa dạng, phong phú, nhiều chiều, trong đó có cả những thông tin tích cực, có giá trị định hướng dư luận xã hội, nhưng cũng có không ít thông tin xấu tràn lan trên mạng xã hội, trên các trang thông tin điện tử, báo mạng điện tử đặt công chúng trước sự hoang mang, lo sợ, mất định hướng và niềm tin. Các thế lực thù địch tận dụng điều này để tung ra các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như các thành quả của công cuộc đổi mới.
Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, có thể nói, công tác đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng của chúng ta còn thiếu “sức mạnh tổng thể”, chưa “tới tầm”, hạn chế về tính thuyết phục…
Điều này khiến cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức sâu sắc và nhận diện được bản chất đúng – sai, tính chất xuyên tạc – phản động và âm mưu xấu độc của các quan điểm sai trái, thù địch; chưa có ý thức tự giác, chủ động đấu tranh, phê phán, phản bác, vạch trần mưu đồ của các phần tử cơ hội chính trị, phản động; chưa ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa, giảm thiểu được các tác động, ảnh hưởng của các quan điểm sai trái; niềm tin của không ít cán bộ, đảng viên và nhân dân với Đảng, với chế độ còn dao động.
Vì thế, làm thế nào để nâng cao chất lượng bài viết phê phán, phản bác các quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng hiện nay.
Muốn phê phán, phản bác đúng các loại quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng thì trước hết phải nhận diện cho đúng các loại quan điểm ấy.
Vậy thế nào là sai trái, thế nào là thù địch? Giữa sai trái và thù địch, liệu có làn ranh nào ngăn cách? Có thể có những quan điểm sai trái nhưng không hẳn là thù địch. Nhưng đã là quan điểm thù địch thì đương nhiên không thể không sai trái.
Ở đây ta không xếp vào loại quan điểm sai trái, thù địch việc phê bình, chỉ trích, thậm chí phê phán gay gắt các sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước nhưng trong tinh thần xây dựng chứ không phải chống đối, phá phách, cơ hội chủ nghĩa.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thực chất là đấu tranh về chính trị, lý luận. Mũi nhọn phải chĩa vào các thế lực thù địch, dù núp bóng hay công khai lộ diện.
Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch nên tập trung vào hai nội dung:
Thứ nhất, trực diện, phê phán, phản bác trực tiếp các quan điểm sai trái, thù địch đó, vạch rõ bản chất, bộ mặt thật của các phần tử phản động hoặc gián tiếp phê phán, phản bác các quan điểm đó, bằng việc đưa các thông tin có định hướng về vấn đề, về lĩnh vực mà các thế lực thù địch tấn công.
Thứ hai, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào hệ thống chính trị. Hệ thống các bài viết trên không gian mạng nói chung và các bài viết theo mảng đề tài phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói riêng đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, đặc biệt là thành quả hơn 30 năm qua, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước.
Trong thời gian tới, bên cạnh những bài viết mang tính chính luận, chân phương, khoa học…, tăng cường sử dụng các thể loại bài viết ngắn, bài phản ánh, phỏng vấn, phiếm chỉ, sử dụng hình thức tranh ảnh châm biếm minh họa cho bài viết… Đa dạng hóa thể loại, nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, sâu sắc và tính hệ thống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét