Ngăn chặn tình trạng nói, viết, làm trái quan điểm của Đảng
Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước". Đây là biểu hiện vô cùng nguy hiểm, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng tới vai trò lãnh đạo của Đảng, tới hành động cụ thể của mỗi cán bộ, đảng viên.
Những thắng lợi vĩ đại mà đất nước ta giành được trong gần 90 năm qua đã khẳng định chủ trương, đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Thế nhưng, thời gian gần đây, một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện: “Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.
Đặc điểm chung của những đối tượng này là “tiền hậu bất nhất”. Trong hội nghị, khi sinh hoạt Đảng, họ nói đúng tinh thần, nội dung, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Nhưng sau diễn đàn, chính họ lại có những ý kiến trái chiều, nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…
Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên mơ hồ, ảo tưởng trước những chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch, phụ họa cho những giọng điệu phản động, phủ nhận thành quả cách mạng. Họ tuyên truyền rằng những thắng lợi mà Việt Nam giành được là sự “ăn may”, nhờ vào sự giúp đỡ của nước khác... Sự tuyên truyền đó là cố tình hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng, nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đáng nói hơn, một số ít cán bộ, đảng viên là nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, những người có trình độ học vấn cao so với mặt bằng chung của xã hội, nhưng đã có những phát ngôn, nói, viết trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Điển hình như tháng 2-2018, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã xem xét, thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng vì đã viết và đăng tin, bài trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, bịa đặt, không đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước…
Gần đây nhất, tại kỳ họp 31 (từ ngày 12 đến 14-11-2018), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật ông Chu Hảo, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Tri thức, nguyên Ủy viên Ban Cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Hội đồng trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Chu Hảo đã vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, biểu hiện rõ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Chu Hảo.
Từ thực tiễn cho thấy, để phòng, chống biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” này, trước tiên cần nhất quán quan điểm chỉ đạo của Đảng là nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kiên quyết, kiên trì thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn; phát huy sự chủ động, sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nhân dân; trong đó cán bộ lãnh đạo, quản lý, trước hết là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp là nòng cốt; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm Quy định số 47-QĐ/TƯ ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Những điều đảng viên không được làm”, trong đó yêu cầu đảng viên không được “nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép”. Còn đối với những đảng viên cố tình vi phạm kỷ luật phát ngôn, phải xử lý theo Quy định số 102-QĐ/TƯ ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị (khóa XII) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Cùng với đó, phải đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; khắc phục tình trạng nể nang, né tránh; bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Cuối cùng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội và mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện. Đồng thời đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả biểu hiện: Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...
Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn.
Phải là xây dựng được những người thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, do dân, phục vụ nhân dân. Qua đó để tăng cường củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tóm lại, phòng, chống biểu hiện “Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước” là yêu cầu quan trọng của công tác xây dựng Đảng hiện nay. Đây là nhiệm vụ vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách đối với các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên nhằm bảo đảm cho Đảng ta vững mạnh, hoàn thành tốt sứ mệnh mà nhân dân tin tưởng giao phó.
Những thắng lợi vĩ đại mà đất nước ta giành được trong gần 90 năm qua đã khẳng định chủ trương, đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Thế nhưng, thời gian gần đây, một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện: “Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.
Đặc điểm chung của những đối tượng này là “tiền hậu bất nhất”. Trong hội nghị, khi sinh hoạt Đảng, họ nói đúng tinh thần, nội dung, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Nhưng sau diễn đàn, chính họ lại có những ý kiến trái chiều, nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…
Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên mơ hồ, ảo tưởng trước những chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch, phụ họa cho những giọng điệu phản động, phủ nhận thành quả cách mạng. Họ tuyên truyền rằng những thắng lợi mà Việt Nam giành được là sự “ăn may”, nhờ vào sự giúp đỡ của nước khác... Sự tuyên truyền đó là cố tình hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng, nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đáng nói hơn, một số ít cán bộ, đảng viên là nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, những người có trình độ học vấn cao so với mặt bằng chung của xã hội, nhưng đã có những phát ngôn, nói, viết trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Điển hình như tháng 2-2018, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã xem xét, thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng vì đã viết và đăng tin, bài trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, bịa đặt, không đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước…
Gần đây nhất, tại kỳ họp 31 (từ ngày 12 đến 14-11-2018), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật ông Chu Hảo, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Tri thức, nguyên Ủy viên Ban Cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Hội đồng trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Chu Hảo đã vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, biểu hiện rõ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Chu Hảo.
Từ thực tiễn cho thấy, để phòng, chống biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” này, trước tiên cần nhất quán quan điểm chỉ đạo của Đảng là nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kiên quyết, kiên trì thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn; phát huy sự chủ động, sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nhân dân; trong đó cán bộ lãnh đạo, quản lý, trước hết là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp là nòng cốt; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm Quy định số 47-QĐ/TƯ ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Những điều đảng viên không được làm”, trong đó yêu cầu đảng viên không được “nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép”. Còn đối với những đảng viên cố tình vi phạm kỷ luật phát ngôn, phải xử lý theo Quy định số 102-QĐ/TƯ ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị (khóa XII) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Cùng với đó, phải đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; khắc phục tình trạng nể nang, né tránh; bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Cuối cùng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội và mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện. Đồng thời đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả biểu hiện: Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...
Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn.
Phải là xây dựng được những người thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, do dân, phục vụ nhân dân. Qua đó để tăng cường củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tóm lại, phòng, chống biểu hiện “Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước” là yêu cầu quan trọng của công tác xây dựng Đảng hiện nay. Đây là nhiệm vụ vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách đối với các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên nhằm bảo đảm cho Đảng ta vững mạnh, hoàn thành tốt sứ mệnh mà nhân dân tin tưởng giao phó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét