Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

Lựa chọn giữa phòng dịch và duy trì sinh hoạt kinh tế, cách nào tốt hơn?

 

Lựa chọn giữa phòng dịch và duy trì sinh hoạt kinh tế, cách nào tốt hơn?

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh khởi nguồn từ Đà Nẵng, trong dư luận phi chính thống trên Internet, đã xuất hiện nhiều bài viết khai thác các mâu thuẫn chính trị, xã hội khi bình luận về diễn biến của dịch COVID-19 tại Việt Nam. Trong đó, mâu thuẫn giữa nhu cầu kiểm soát, cách ly để ngăn chặn dịch bệnh với nhu cầu duy trì sinh hoạt kinh tế bình thường cũng là một vấn đề thường xuyên được đề cập đến.

Cụ thể, nếu chỉ xét các ý kiến tương đối ôn hòa và duy lý, thì 2 luồng dư luận vừa kể khác nhau như sau:

 

Muốn duy trì
sinh hoạt kinh tế bình thường

Muốn kiểm soát, cách ly
để ngăn chặn dịch bệnh

Người phát biểu

 

_ Một số bác sỹ (như Phạm Ngọc Thắng).

_ Một số doanh nhân và người lao động trong khu vực tư nhân.

_ Cánh ủng hộ Donald Trump trong giới chống đối.

 

_ Các tài khoản FB ủng hộ Nhà nước.

_ Một số cán bộ, công chức.

Yêu sách

 

_ Cô lập các địa phương có ổ dịch với phần còn lại của đất nước.

_ Ngừng đưa người Việt ở nước ngoài về

_ Ngừng phong tỏa các bệnh viện, đưa các chúng trở lại hoạt động.

_ Ngừng truy dấu F0, F1…

_ F1 cách ly tại nhà thay vì cách ly tập trung.

_ Người dương tính cách ly tại nhà, phát bệnh thì được kê thuốc cảm cúm thông thường, có biến chứng mới đi viện.

_ Người đến từ vùng dịch phải khai báo y tế và tuân thủ 3 cấp độ theo dõi y tế như người dương tính.

_ Tăng giám sát xuất nhập cảnh, tuyên truyền các biện pháp phòng hộ cá nhân.

 

_ Thực hiện phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội như chỉ đạo của chính quyền các cấp.

 

Động lực

 

_ Giảm thiệt hại đối với việc kinh doanh.

_ Giảm thất nghiệp.

 

_ Đảm bảo an toàn.

_ Tránh để dịch bệnh bùng phát tại địa phương mà mình chịu trách nhiệm.

 

 



Ngoài ra, các nhóm ủng hộ Donald Trump cũng đưa ra những ý kiến cực đoan hơn trong dòng dư luận “muốn duy trì sinh hoạt kinh tế bình thường”. Chẳng hạn, họ tuyên truyền rằng COVID-19 chỉ nguy hiểm ngang “cúm mùa”, rằng khẩu trang không có tác dụng giảm nguy cơ nhiễm bệnh…

Hiện cánh ủng hộ Donald Trump trong giới chống đối đã bắt đầu dùng các bài viết của bác sĩ Phạm Ngọc Thắng để tuyên truyền. Trong trường hợp dịch bệnh còn kéo dài và gây ra nhiều ca tử vong, mâu thuẫn giữa nhu cầu kiểm soát, cách ly để ngăn chặn dịch bệnh với nhu cầu duy trì sinh hoạt kinh tế bình thường sẽ còn gia tăng trong dư luận, và bị giới chống đối lợi dụng.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến:

Thứ nhất, cần lưu ý rằng hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang chủ trương dung hòa nhu cầu kiểm soát, cách ly để ngăn chặn dịch bệnh với nhu cầu duy trì sinh hoạt kinh tế bình thường, thay vì hy sinh nhu cầu này để giữ nhu cầu kia một cách cực đoan. Chẳng hạn, trong cuộc họp trực tuyến về công tác phòng dịch chiều 02/08, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu rằng “cần cân bằng giữa an ninh y tế và an ninh kinh tế xã hội, đặc biệt không làm những việc thái quá như ngăn sông cấm chợ; không được tuyên bố cách ly xã hội mà chưa tính toán phương án phù hợp, nhất là chưa có ổ dịch, vì điều này dễ dẫn đến bế tắc các hoạt động kinh tế, xã hội và đây còn là mầm mống gây mất trật tự an ninh”. Trong cuộc họp chiều 04/08, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu “quyết không để làn sóng dịch bệnh thứ hai xảy ra ở Việt Nam, không để quay lại giãn cách xã hội trên diện rộng, ở quy mô toàn quốc”. Ý tưởng cô lập ổ dịch Đà Nẵng với phần còn lại của đất nước cũng đã được Bí thư Tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân nêu ra. Như vậy, Chính phủ Việt Nam đang lắng nghe một cách đầy đủ quan điểm của cả hai phía trong cuộc tranh luận.

Thứ hai, cả hai bên trong cuộc tranh luận này đều bị thúc đẩy bởi những nhu cầu vị kỷ (như muốn giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp của mình, muốn dịch không lan đến địa phương do mình quản lý, khiến mình phải chịu trách nhiệm…). Vì vậy, thay vì chọn phương án của một trong hai bên đang tranh luận làm giải pháp chung cho cả nước, nên lập gói giải pháp chung trên cơ sở các phép tính định lượng về tỉ lệ chi phí / lợi ích. 

Không có nhận xét nào: