Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

Đa đảng không phải là tiên dược để chữa những hạn chế của Việt Nam trong cách xử lý dịch COVID-19

 

Đa đảng không phải là tiên dược để chữa những hạn chế của Việt Nam trong cách xử lý dịch COVID-19


Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, nhiều tổ chức, cá nhân chống chế độ đã tận dụng tình hình này để tuyên truyền, bằng cách công kích vào những điểm yếu của bộ máy chính trị bị bộc lộ trong dịch bệnh.

Họ đang khai thác, lợi dụng một số vấn nạn, hạn chế trong quá trình chống dịch bệnh để nhắm đến tấn công vào 3 vấn đề - là nguy cơ tham nhũng, nguy cơ báo cáo thành tích sai sự thật, và nguy cơ tuyên truyền sai sự thật.

Về nguy cơ tham nhũng, đáng chú ý Đỗ Ngà lưu ý rằng Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã khai khống máy xét nghiệm PCR từ từ 2,3 tỷ đồng lên thành 7,2 tỷ đồng, tức là ăn mất 2/3 khoản ngân sách mua máy. Từ đó, tuyên truyền rằng tình trạng tham nhũng đã hoặc sẽ lặp lại trong đợt dịch, với nhiều vụ việc không bị phát hiện:



Về nguy cơ báo cáo thành tích sai sự thật, Nguyễn Văn Đề viết rằng trong đợt sóng trước của dịch bệnh, “các quan chức cũng như báo chí nổ như đúng rồi, chém gió phét lác đủ thứ, nào thì Việt Nam tự hào chữa được COVID, nào thì sản xuất ngày được 10.000 bộ kit... vv. Khi ổ dịch Đà Nẵng bùng phát, hơn 200 người nhiễm bệnh trong vài ngày, gần 10 người chết hết cả nói phét, kit để test cũng không có”. Từ đó, Đề và nhiều cá nhân khác tuyên truyền rằng các cơ quan trong Chính phủ đã báo cáo sai sự thật vì năng lực phòng dịch và sản xuất kit xét nghiệm của Việt Nam, để ghi công, lấy thành tích.





Về nguy cơ tuyên truyền sai sự thật, Phạm Minh Vũ tuyên truyền rằng qua việc Viện Pasteur Nha Trang “hiện đã hết nguồn sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao”. nên “ngưng nhận mẫu xét nghiệm COVID-19”, “tỉnh nào có nhu cầu xét nghiệm thì phải gửi kèm các chất trên”; có thể thấy năng lực phòng dịch của Việt Nam không hề như tuyên giáo tuyên truyền. Giờ đây, khi “y tế Việt Nam đã cạn sức”, tuyên giáo chuyển sang “tuyên truyền hình ảnh bác sĩ kiệt sức phải nằm truyền nước”, “công an về thăm con đứng ngoài cổng không dám vào nhà”, “đội ngũ y bác sỹ nằm luôn trên bậc thang để nghỉ ngơi”… ; để “xin nhân dân Việt Nam rủ lòng thương”, “quên đi chuyện Việt Nam đã bó tay sau khi không ngạo nghễ được nữa”.

Từ góc nhìn tổng thể, có thể thấy cả 3 vấn đề trên đều có chung một bản chất, là sự gián đoạn thông tin giữa cấp trên và cấp dưới, giữa Chính phủ và người dân, do cơ chế quan liêu trong bộ máy chính trị và sự chênh lệch quyền lực lớn giữa người dân và quan chức. Vì vậy, việc công kích 3 vấn đề vừa nêu cũng nằm trong một chiến lược tổng thể của giới chống đối, là công kích chế độ độc đảng và ca ngợi chế độ đa đảng (được mô tả là ít quan liêu, ít chênh lệch quyền lực…).

Phản đối các biểu hiện tham nhũng, báo cáo thành tích sai sự thật và tuyên truyền sai sự thật là điều cần thiết. Báo chí trong nước vừa qua đã làm khá tốt vấn đề này và phần lớn thông tin các nhà zân chửi Việt có được để công kích chính quyền là từ sự phản ánh, cảnh báo thẳng thắn, mạnh mẽ của báo chí, truyền thông. Tuy nhiên, sẽ là quá vội vàng khi cho rằng các nước đa đảng là nơi ít quan liêu, ít chênh lệch quyền lực. Thực tế, cuộc chiến chống CoVid-19 của Mỹ, các nước phương Tây, phần lớn các nước đa đảng đã bộc lộ mâu thuẫn, yếu kém trong quản lý, quan liêu, ì chệ, và vô số vấn nạn xã hội bị phanh phui. Thực tế này được chính giới chuyên gia, chính trị gia phương Tây so sánh, nêu ra, phê phán, nhất là khi họ so sánh thành công trong phòng chống dịch bệnh của Việt Nam - được ví von như mẫu hình thành công của một quốc gia “chống dịch kiểu con nhà nghèo”.

Thêm nữa, nói rằng chính trị đa đảng chống được các biểu hiện quan liêu, thao túng quyền lực càng chứng tỏ sự hiểu biết nông cạn của những ông bà zân chủ này. Thống kê của FED cho thấy trong quý II/2019, 1% dân số giàu nhất tại Mỹ đang nắm đến 50% tổng số vốn cổ phần của các công ty nhà nước và tư nhân của nước này. 1% giàu có này cũng đang nắm giữ khối tài sản xấp xỉ với lượng tài sản của cả tầng lớp trung lưu và thượng lưu cộng lại. Trong khi đó, lượng tiền phải chi cho quảng cáo trong các cuộc bầu cử đang này một lớn hơn. Số liệu thống kê vào ngày 20/08 cho thấy với 220 triệu USD đã được chi, cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 có thể sẽ trở thành cuộc bầu cử đắt đỏ nhất trong lịch sử nước Mỹ, phá kỷ lục của năm 2016. Trong bối cảnh như vậy, nước Mỹ không thể không có một nền chính trị bị chi phối bởi người giàu. Không phải tự nhiên mà báo giới phương Tây liên hệ phong trào biểu tình Chiếm Phố Wall năm 2011 và chiến thắng của Donald Trump năm 2016 với mâu thuẫn giàu nghèo ở Mỹ.

Tóm lại, chiêu bài ca ngợi đa đảng giúp giải quyết những vấn đề phức tạp như nạn quan liêu và sự chênh lệch quyền lực là “lối mòn” tư duy quá đơn giản, nếu không muốn nói là khô cứng, thiếu cập nhật. Các nhà zân chửi nên suy nghĩ sâu hơn về vấn đề này, thay vì coi “dân chủ hóa”, đa đảng… như liều thuốc tiên chữa mọi căn bệnh của xã hội. Ít nhất, hãy nhìn thẳng vào vấn đề, xem nền chính trị Mỹ và nhiều nước tư bản có đang vận hành hiệu quả để giải quyết nạn COVID-19 và mâu thuẫn sắc tộc hay không.

Không có nhận xét nào: