Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

Vụ án tại Đồng Tâm: Thay vì “kêu oan” cho thân nhân, Nguyễn Thị Duyên chỉ quan tâm đến việc đòi tài sản

 

Vụ án tại Đồng Tâm: Thay vì “kêu oan” cho thân nhân, Nguyễn Thị Duyên chỉ quan tâm đến việc đòi tài sản

          Trước phiên tòa xét xử 29 đối tượng trong vụ án tại Đồng Tâm, ngày 31/8/2020 Nguyễn Thị Duyên (là vợ của Lê Đình Uy, con dâu của Lê Đình Công và cháu Lê Đình Kình) đã có “Đơn đề nghị” gửi Tòa án nhân dan Thành phố Hà Nội, qua đó đề nghị được hội đồng xét xử đồng ý cho tham dự phiên tòa, đồng thời không quên việc “đòi tài sản” được Nguyễn Thị Duyên cho rằng phía lực lượng chức năng thu giữ trong quá trình khám nghiệm, điều tra, như ôtô, dây truyền vàng, lắc tay, nhẫn cưới...



          Qua “Đơn đề nghị” của Nguyễn Thị Duyên có thể thấy:

          Thứ nhất, khác với đơn của bà Dư Thị Thành (vợ Lê Đình Kình) còn có việc “kêu oan” cho Lê Đình Kình và con cháu mình, thì Nguyễn Thị Duyên chỉ tập trung vào việc “đòi tài sản” theo như những gì ả tự liệt kê, không chỉ thể hiện trong đơn mà còn nhiều lần kêu khóc việc mất tài sản trên trang facebook cá nhân của mình trong thời gian qua. Đồng thời, mặc dù trong “Đơn đề nghị”, Nguyễn Thị Duyên cho rằng mình là người tậm mắt chứng kiến trong sự việc ngày 09/01/2020, tuy nhiên ả này chưa một lần đưa ra những chứng cứ để “kêu oan” cho thân nhân của mình. Do vậy, việc Nguyễn Thị Duyên đề nghị tham dự phiên tòa, có lẽ cũng chỉ để trình bày việc “đòi tài sản” mà thôi; còn đối với những hành vi của thân nhân như Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Lê Đình Uy cùng số đối tượng khác, có lẽ Nguyễn Thị Duyên cũng không có gì để bao biện được.

          Thứ hai, đây không phải lần đầu Nguyễn Thị Duyên có đơn liên quan đến việc trên, mà từ sau vụ việc ngày 09/01/2020, Nguyễn Thị Duyên từng có nhiều đơn gửi các cơ quan chức năng, như Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội, lần gần nhất là ngày 19/5/2020, được một số báo, đài phản động và số rận chủ đăng tải, chia sẻ. Trong đơn của mình, mặc dù Nguyễn Thị Duyên cho rằng việc khám xét có sự giám sát, chứng kiến của đầy đủ cơ quan chức năng, người làm chứng... tuy nhiên lại cho rằng mình bị mất tài sản, đề nghị cơ quan điều tra làm rõ và hoàn toàn chịu trách nhiệm, qua đó cho thấy sự bất nhất của ả này. Có chăng, việc kêu mất tài sản chỉ là cớ để làm màu, trông đợi vào sự tài trợ, hỗ trợ của các đối tượng bên ngoài mà thôi.


Không có nhận xét nào: