Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Bọn chống đối cho rằng người dân Việt Nam thờ ơ với vụ Đồng Tâm?

 

Bọn chống đối cho rằng người dân Việt Nam thờ ơ với vụ Đồng Tâm?

 


Sau phiên xử sơ thẩm vụ án giết người, chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm, một phần không nhỏ giới chống đối đã chửi bới, than phiền về việc đa số người dân “thờ ơ, vô cảm” với vụ Đồng Tâm. Để giải thích cho hiện tượng này, ngày 18/09, Luật khoa Tạp chí đăng một bài viết bút danh “Cái Lư Hương”, có tựa đề “Tay đấu tranh bất công, tim một lòng yêu đảng: Bốn lý do của một song đề quái gở”. Bài viết cho rằng đa số người dân vẫn tin tưởng chế độ sau những vụ việc như Đồng Tâm vì 4 lý do:

Thứ nhất, Nhà nước Việt Nam là một chính quyền dân túy, với 3 đặc tính: “(1) tối giản hóa các câu hỏi thể chế nhằm đưa ra những câu trả lời sai lệch nhưng hấp dẫn với số đông, (2) xây dựng tư duy “chúng ta - chúng nó” để tạo lập kẻ thù chung, tạo tính chính danh cho sự cầm quyền của mình, và cuối cùng (3) tiếm quyền với danh nghĩa “người đại diện duy nhất” cho một cộng đồng”.

Thứ hai, các nhà nước ở Trung Quốc và Việt Nam dùng công luận “như một công cụ” để quản trị quốc gia, thông qua việc cải tiến hệ thống khiếu nại ở địa phương và liên tục theo dõi, lắng nghe dư luận. Các giải pháp này giúp chính quyền kịp thời xử lý các vi phạm và điều chỉnh chính sách, nhằm tránh dư luận bức xúc gây bất ổn xã hội (VD: lần hoãn Dự luật Đặc khu Kinh tế năm 2018). Ở mặt trái, cách làm này “khóa chặt người dân” vào cách giải quyết vấn đề theo kiểu nhỏ giọt trong khuôn khổ của chế độ, và khiến các phong trào xã hội nhanh chóng xẹp, không thể trở thành cách mạng để thay đổi chế độ, trong khi các thủ lĩnh lần lượt bị bắt.

Thứ ba, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xóa bỏ các lực lượng đối lập và độc lập trong xã hội, khiến người dân không biết đặt niềm tin vào đâu ngoài chế độ.

Thứ tư, các nhà nước ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn duy trì được đà phát triển kinh tế, vì vậy người dân không bất mãn trên diện rộng.

Bốn ý mà bài viết trên Luật khoa Tạp chí đã nêu ra có giá trị tham khảo nhất định. Tuy nhiên, bài viết đã bỏ sót 2 lý do khác, mà chúng tôi tin rằng cũng không kém phần quan trọng:

Thứ nhất, phải thừa nhận một thực tế rằng dù chuyện gì đã xảy ra ở thôn Hoành rạng sáng 09/01/2020, thì “tổ Đồng Thuận” cũng không phải là một hình mẫu mà người dân Việt Nam có thể đồng cảm. Việc “tổ Đồng Thuận” đòi quyền sử dụng những khu đất mà họ không có liên quan quyền lợi, bịa đặt về khu đất “đồng Sênh” phía Đông, phía Tây để lừa dân chúng và dư luận, và dùng thông tin sai sự thật về giá đất để kích động đám đông… cho thấy họ bị thúc đẩy bởi lòng tham, chứ không phải bởi ý thức đòi quyền lợi hợp pháp. Những hành động như dùng vũ lực để bắt cóc công an, livestream đe dọa giết người, tàng trữ vũ khí, tấn công cảnh sát bằng vũ khí cháy nổ… đều là những hành động vi phạm pháp luật, không quốc gia nào chấp nhận được. Sau cùng, bất cứ ai có thần kinh bình thường cũng cảm thấy buồn nôn sau khi xem hàng loạt clip livestream, trong đó “tổ Đồng Thuận” khoe khoang chiến tích bạo động bằng thái độ hống hách, hoặc chửi bới những cán bộ đến đối thoại với họ bằng ngôn ngữ vô học. Nhóm dư luận dễ đồng cảm với “tổ Đồng Thuận” là nhóm thù ghét chế độ, chứ không phải là những người dân đang sống yên ổn, chưa bị lôi vào những chuyện tranh đoạt.



Thứ hai, phải nhìn lại xem “các lực lượng đối lập” ở Việt Nam sập xệ do bị công an đàn áp, hay do tự họ hại nhau. Công an không gây ra các vụ bê bối liên quan đến tham nhũng tiền tài trợ, lừa tiền, lừa tình của giới dân chửi trong và ngoài nước. Công an cũng không phải là lý do khiến các nhóm dân chửi hải ngoại nát bét vì các tranh cãi liên quan đến Donald Trump, hoặc các vụ dùng tin giả đánh phá lẫn nhau.


Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lên tiếng vì bị đồng bọn chế ảnh vu khống


Giới dân chửi nên thừa nhận rằng người dân thờ ơ với vụ Đồng Tâm không phải vì Nhà nước Việt Nam, mà vì chính “tổ Đồng Thuận” và bản thân họ

Không có nhận xét nào: