Hai cú bẻ lái điệu nghệ của Tổng thống Belarus Lukashenko!
Lễ nhậm chức Tổng thống là một động thái thủ đoạn chính trị thành công tuyệt vời của chính quyền Belarus…
Tổng thống Belarus, ông Lukashenko đã tái đắc cử trong cuộc bầu cử đầu tháng 8 với số phiếu bầu hơn 80% tiếp tục kéo dài chuỗi thời gian làm Tổng thống Belarus trong 30 năm…
Phe đối lập thua cuộc, được sự hậu thuẫn của phương Tây mà Ba Lan, Litva là người chơi chính, bắt đầu từ ngày 9/8 đã triển khai một cuộc “cách mạng màu” kiểu Maidan của Ukraine tại Belarus để lật đổ Lukashenko và chính quyền của ông ta.
Cuộc gọi điện đến Putin!
Ba ngày đầu, chiến dịch diễn ra rất suôn sẻ, theo đúng kế hoạch chỉ đạo từ Trung tâm chỉ huy NEXTA của Ba Lan, Lukashenko đã bối rối, tê liệt ý chí vì quá bất ngờ, không tin vào mắt mình khi các đối tác, bạn bè lâu nay hạ mặt nạ hét to “Lukashenko must go”.
Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Lukashenko đã nghĩ ngay đến Nga và kêu cứu Putin…Để cho Lukashenko biết thế nào là lễ độ, 6 tiếng sau Putin mới trả lời cùng với một tuyên bố nhẹ nhàng nhưng khiến “phương Tây ngồi xuống lắng nghe”: “Nước ngoài không ai được can thiệp vào tình hình Belarus. Nga sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo CSTO”.
Bắt đầu từ đó, Lukashenko bình tĩnh trở lại, chỉ nhìn về Matxcova và ra tay dẹp loạn để làm chủ tình hình...
Đây được coi là cú bẻ lái thứ nhất, nhanh, dứt khoát, đúng lúc, đã cứu cho Belarus tránh khỏi một Maidan – Ukraine, cứu được ông – “nhà độc tài” được phương Tây gán cho, khỏi thảm cảnh của Yanukovych và cũng có thể như “độc tài” Gaddafi của Libya.
Cú bẻ lái thứ nhất này chúng ta không đi sâu vào các tình huống, diễn biến cụ thể vì đã biết mà chúng ta quan tâm đến cú bẻ lái thứ hai rất điệu nghệ và lý thú…
Nhậm chức Tổng thống Belarus của Lukashenko
Theo kế hoạch thông thường thì vào ngày 5/11, Lukashenko sẽ làm lễ “đăng quang” nhậm chức Tổng thống. Như vậy còn ít nhất 30 ngày nữa ông mới “bàn giao” tổng thống cho…chính mình. Tuy nhiên, không chờ đến ngày đó, hôm trước, vào ngảy 23/9/2020, Lukashenko đã tổ chức lễ nhậm chức.
Lễ nhậm chức Tổng thống Belarus của Lukashenko diễn ra với 700 quan khách chính phủ theo đúng trình tự mọi thủ tục, nhưng…diễn ra trong bí mật, tức không công khai cho dân chúng và các khách mời từ ĐSQ các nước…
Quả thật, lễ nhậm chức Tổng thống của Lukashenko đã gây bất ngờ cho thế giới. EU và phe đối lập thì cho rằng đây là bằng chứng cho thấy sự yếu kém và sợ hãi trước người dân của Lukashenko…Nhưng trên thực tế, đây là một động thái thủ đoạn chính trị thành công tuyệt vời của chính quyền Belarus sau một loạt các sai lầm trước đây…
Đầu tiên nói về EU. Cho đến hiện nay, mặc dù phe đối lập, Ba Lan, Litva, Ukraine…kêu gọi EU trừng phạt Lukashenko nhưng EU không thể vì Cộng hòa Síp phản đối. Síp chỉ bỏ phiếu khi EU cũng phải ra đòn trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng EU không dám vì sợ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn toàn theo Nga thì nguy hiểm hơn cả Belarus theo Nga.
Trong khi đó một số quốc gia EU cong hy vọng Lukashenko vẫn thực hiện chính sách “đa phương” vì tại Sochi chưa thấy công bố các văn kiện về sự hội nhập sâu rộng Nga-Belarus (Nga-Belarus có thể không công bố). Vì thế nếu trừng phạt quá sớm thì càng khiến Lukashenko càng ngã về Nga hơn, cho nên, phải sau ngày 5/11, Lukashenko chính thức hét nhiệm kỳ, sẽ quyết công nhận hay không, trừng phạt hay không…vẫn chưa muộn
Nhưng, Lukashenko thực sự đang muốn buộc EU phải đưa ra quyết định cuối cùng về các biện pháp trừng phạt đối với Belarus không phải sau ngày 5/11, bởi vì sau ngày 5/11 khi EU giải quyết các vấn đề với Síp thì sự bí ẩn và giá trị của Lukashenko giảm mạnh. EU sẽ có đủ điều kiện để ra tay…
Vào ngày 24-25/9, Hội nghị thượng đỉnh EU sẽ được tổ chức thì ngày 23/9, Lukashenko làm lễ nhậm chức đã khiến cho EU không trừng phạt được vì Síp phủ quyết và cũng chưa có kế hoạch chống lại vì bất ngờ, tưởng rằng đến ngày 5/11 Lukashenko, theo thông lệ mới làm lễ nhậm chức.
Tiếp theo nói về lực lượng đối lập mà chỉ huy trực tiếp là Ba Lan và Litva.
Rõ ràng là họ - phe đối lập do Ba Lan, Litva chỉ huy đã soạn thảo một kế hoạch cho ngày 5/11 rất tỷ mỷ mà không ai có thể nghi ngờ gì về điều này.
Phe đối lập thực sự hy vọng vào một lễ nhậm chức. Không phải vì lệnh trừng phạt của châu Âu, mà vì một lý do chính đáng, theo đó, có thể tập hợp dân chúng và làm cho cuộc đấu tranh trở nên thiêng liêng. Ví dụ, để đưa cuộc biểu tình trở thành những cuộc tàn sát hàng loạt với các nạn nhân, liên kết lễ khánh thành của Lukashenka với sự đổ máu và để tạo ra trên cơ sở kết nối này một số loại tổ chức biểu tình quy mô lớn…
Vậy mà, Lukashenka đã làm “nhầm lẫn các quân bài của đối thủ”. Ông không cho họ thời gian để xoay chuyển tình thế, tập hợp lực lượng, chuẩn bị cho dân chúng về tư tưởng, vẽ biểu ngữ và viết lời hô hào…
Vào ngày 23 tháng 9, trong bầu không khí bí mật, ông đã tổ chức lễ nhậm chức của riêng mình - trong một “vòng tròn hẹp”, nhưng tuân thủ thủ tục. Thế giới, người dân Belarus đã biết về nó sau khi sự việc xảy ra - từ một thông báo trên truyền hình Belarus. Đây là một cú bẻ lái thứ hai cực kỳ điệu nghệ!
Việc tổ chức lễ nhậm chức trước thời hạn hơn 30 ngày, bất ngờ, bí mật, Lukashenko không chỉ tước bỏ sự phản đối “ngày thiêng liêng” của phe đối lập mà còn khiến lễ nhậm chức của mình trở nên không đổ máu. Lukashenko đã làm “cháy giáo án” buộc tất cả các đối thủ của mình phải cực đoan hóa cuộc biểu tình, để tạo cho nó những ý nghĩa khác nhau, nhưng vì điều này, họ mất cơ hội, lý do để huy động lực lượng.
Vẫn có hàng chục nghìn người tiếp tục xuống đường ở Minsk và các thành phố lớn khác, nhưng số lượng càng ngày càng giảm, họ đi lang thang qua lại không mục đích, không làm Lukashenko sợ hãi buộc ông phải chạy trốn đến Rostov - Nga.
“Trò hề”, “bất hợp pháp”, “không làm câm lặng những con người dũng cảm Belarus”…là những tiếng la lối từ phe đối lập và ông chủ của họ từ nước ngoài. Nhưng bất luận thế nào thì đồng chí Lukashenko cũng đã nhậm chức Tổng thống Belarus cho đến năm 2024.
Với những quyết định của đương kim Tổng thống Lukashenko, đóng cửa biên giới với Ba Lan, Litva, Ukraine, ra lệnh trả đũa các đòn trừng phạt mà các quốc gia này “đi trước EU”, khiến cho các quốc gia trên có một nhận thức chung: Sai lầm, vội vàng, đặt cược quá lớn vào một ván bài mà chưa đủ tỉnh táo, bản lĩnh và trình độ để chơi.
Tại Trung Đông có “bố già” Erdogan thì tại khu vực Baltic này cũng có một “cha già” Lukashenko mà độ thâm nho, thủ đoạn không kém.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét