Kịch bản đi tù hoàn hảo của Phạm Đoan Trang và hiện thực có như mơ?!
Ngày 07/10/2020, Phạm Đoan Trang đã bị bắt tại một nhà trọ ở Tp.HCM, và bị khởi tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và tội “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước” (Điều 117, Bộ luật hình sự 2015. Do Trang từng giữ vai trò quan trọng trong nhiều tổ chức chống Nhà nước Việt Nam – như VOICE, MLBVN, Vì Một Hà Nội Xanh, Luật khoa Tạp chí, NXB Tự Do…nên kể từ khi Trang bị bắt, đồng bọn của Trang đã tập trung tuyên truyền về vụ việc để yểm trợ Trang, kêu gọi tham gia các hoạt động mà Trang đang làm dở, và giữ cho phong trào của họ khỏi tan rã vì nỗi sợ từ vụ bắt giữ.
Trước khi bị bắt, Phạm Đoan Trang đã cùng các cộng sự thân cận trong VOICE (như Trịnh Hữu Long, Will Nguyễn…) chuẩn bị sẵn kịch bản truyền thông cho việc mình bị bắt. Trang đã nhờ Will Nguyễn công bố một bức thư ngỏ mà mình soạn từ ngày sinh nhật thứ 41 (tức 27/05/2019); nhờ một cộng sự giấu tên quản lý tài khoản Facebook của mình và dùng nó để đưa tin về chiến dịch (với sự xác nhận của Trịnh Hữu Long); và nhờ Đặng Đình Mạnh làm luật sư bào chữa. Vì vậy, kịch bản của chiến dịch tuyên truyền sau khi bị bắt của Trang được thể hiện qua bức thư ngỏ của Đoan Trang, cùng các phát ngôn của Trịnh Hữu Long, Will Nguyễn và Đặng Đình Mạnh.
Trước hết, qua thư ngỏ của Đoan Trang với tựa đề “Nếu tôi có đi tù”, Trang viết rằng mình đi tù để thực hiện một số mục đích đã định trước, mà Trang cần độc giả giúp thực hiện. Nội dung cụ thể của những mục đích đó là vận động thông qua Luật Bầu cử mới, Luật Tổ chức Quốc hội mới, quảng bá sách của Trang viết và vận động trả tự do cho Trang vào thời điểm “bắt đầu từ khoảng năm thứ 3 hoặc thứ 4 (tính từ thời điểm bị bắt)”
Thứ hai, Trịnh Hữu Long phát triển thông điệp trong bức thư ngỏ của Đoan Trang bằng cách đưa ra thêm lời kêu gọi mọi người “viết báo, mở báo, viết sách, in sách” để “tiếp nối những gì Trang làm”, kêu gọi mọi người “chia lửa” cho các “nhà hoạt động” như Trang, bằng cách như nếu có rất nhiều người tham gia soạn “Báo cáo Đồng Tâm”, hoặc có nhiều “Báo cáo Đồng Tâm” khác ngoài báo cáo của Trang, thì xác suất chính quyền dồn mọi sự chú ý vào Trang sẽ thấp hơn, đồng thời các hoạt động thực hiện quyền tự do ngôn luận cũng dần được bình thường hóa…
Thứ ba, luật sư Đặng Đình Mạnh và Đoan Trang dường như đã thống nhất với nhau trên một quan điểm: bị cáo sẽ không nhận tội, và luật sư sẽ không bào chữa cho bị cáo theo hướng làm giảm án. Thay vào đó, bị cáo và luật sư sẽ phối hợp với nhau để làm truyền thông, để: (i) Thuyết phục công chúng rằng hành vi của bị cáo không phải là tội; (ii) Công kích chế độ (trong những vấn đề như đàn áp tự do ngôn luận, vi phạm quy định tố tụng…); (iii) Vận động nước ngoài can thiệp. Tóm lại, Phạm Đoan Trang thuê Đặng Đình Mạnh và các luật sư khác là để làm truyền thông – như đưa tin từ trại giam, phát biểu tại tòa, tiếp xúc với nước ngoài… – chứ không phải để bào chữa.
Qua các dữ kiện trên, có thể thấy Đoan Trang đã chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch truyền thông cho mình sau khi bị bắt và bàn bạc kỹ với ekip của VOICE cùng luật sư bào chữa. Ý đồ của Trang bộc lộ rõ tham vọng đạt được cùng lúc 3 mục đích:
(i) Duy trì các di sản của Trang, bao gồm phong trào tự ứng cử vào Quốc hội và những sách Trang đã soạn;
(ii) Giúp Trang gây dựng hình tượng, thậm chí được tôn làm thần tượng của đối lập;
(iii) Thu hút sự quan tâm của quốc tế đến vụ việc của Trang (phần vi Trang là thần tượng của đối lập Việt Nam, phần vì vụ việc của Trang được đính kèm với mọi cuộc vận động về quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do bầu cử và ứng cử).
Lý do Trang đề nghị ekip truyền thông của mình đợi 3 hoặc 4 năm sau khi bắt đầu chiến dịch vận động đòi thả mình, có lẽ Trang muốn chiến dịch rơi vào thời điểm thuận lợi nhất. Cụ thể, đó là thời điểm Mỹ sắp bước vào cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo, tức đế chế của “nhà buôn” của Trump sắp kết thúc, Đảng Dân chủ với sách lược dùng giá trị dân chủ, nhân quyền sẽ thế ngôi, Việt Nam sắp trải qua một giai đoạn chuyển đổi giữa các thế hệ lãnh đạo. Đồng thời, đó là thời điểm chín muồi “thử thách” bản lĩnh tù đày của một “thủ lĩnh đối lập” mà Trang nuôi mộng. Kịch bản cũng cho thấy Trang đặc biệt quan tâm đến phong trào tự ứng cử, đòi mở rộng quyền bầu cử và ứng cử. Hiện các luật này Trang quảng bá đã viết nhưng chưa hề tung ra, phải chăng Trang dự định hoàn thành nó trong tù trong thời điểm 3-4 năm này và khi mình ra tù, sẽ trở thành “thủ lĩnh đối lập” đòi quyền tự do tranh cử thời hậu cộng sản!?!
Nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao Trang lại chọn con đường đi tù thì nên nhớ, khi Trang về nước sau hai năm học hỏi các kinh nghiệm lật đổ chính quyền từ kho tư liệu của Mỹ và giới chống đối hải ngoại, Trang đã muốn thiết lập phong trào Hiến chương 2015, mang kịch bản Ba Lan vào Việt Nam với vai trò thủ lĩnh phong trào này nhưng đã thất bại thảm hại vì bị đồng bọn phá, nhất là giới chống đối cứng tuổi trong nước. Thêm vào đó, cả cái làng zân chủ ấy lại suy tôn Trần Huỳnh Duy Thức và cuốn sách dang dở của Thức từng bị Trang ví von ngang với trình độ sinh viên Đại học. Trang vô cùng bất mãn, than thở với thân tín, trong làng zân chủ Việt, không có cái mác tù nhân thì không trở thành mơ giấc mơ “lãnh tụ” được (tức không có quyền nói đồng bọn phải nghe). Từ đó, Trang đã nuôi kế hoạch đi tù và con đường viết sách để khẳng định “đẳng cấp” của mình. Dự đoán trong kịch bản này, Trang đã bàn kỹ với Trịnh Hội và ekip VOICE về các giải thưởng nhân quyền sẽ vận động cho Trang trong 3-4 năm tù tới cùng nhiều kế hoạch "thuyết khách" khác.
Xem xét toàn bộ kịch bản tuyên truyền của Đoan Trang, ai cũng có thể thấy nhược điểm lớn nhất của nó là sự giả tạo. Dù Đoan Trang đã lên kế hoạch để mô tả mình như một thánh tử đạo, từng đường đi nước bước của kế hoạch đều được tính toán sao cho Trang không bị thiệt. Nếu kế hoạch thuận lợi, Trang sẽ được can thiệp ra tù hoặc đen đủi hơn cũng sẽ giành được suất đi tị nạn nước ngoài sau 3 hoặc 4 năm tù và Đoan Trang sẽ nghiễm nhiên trở thành “minh chủ” của giới chống Cộng Việt Nam, trong khi các “tượng đài” khác như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hải Điếu Cày… đã thân bại danh liệt.
Thêm nữa, thời gian công an bắt Trang đã bị “chậm” so với dự định, trong khoảng thời gian đó, Trang đã tự phá nát “danh tiếng xả thân vì nước” và “vỏ bọc trí thức” mình đã kỳ công xây dựng bằng sự cực đoan, điên cuồng hô hào chửi bởi vô học vì sự xuống dốc của phong trào và sự đả kích của phe cánh “ủng hộ Trump”. Thêm nữa, hành xử “độc tài”, “yếu kém năng lực điều hành tổ chức” của Trang đã bị phơi bày toàn bộ qua vụ thanh trừng đồng bọn trong “Nhà xuất bản Tự do” đã khiến “tượng đài” mà Trang kỳ công gây dựng trong phong trào chống cộng vỡ vụn. Thiên hạ càng thêm chắc chắn về hành xử độc tài, bè phái mà Trang thể hiện từ khi về nước, đã nhiều lần xua bè đảng đi đấu tố các “nhà hoạt động” trái ý mình, trong những sự vụ như vụ Mạng lưới blogger Việt Nam (2013), vụ Hiến chương 2015, vụ tẩy chay Nguyễn Đình Hà (2017), vụ đánh “trí thức phò chính thống” (2019), vụ Nguyễn Phương Hoa (2020)… Thái độ độc tài, cực đoan của Trang đã làm mếch lòng không ít “nhà hoạt động” như Nguyễn Lân Thắng và nhóm chủ chốt NO-U Hà Nội, Đinh Thảo và nhóm trẻ Hà Nội, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng các nữ lưu zân chủ có tiếng tăm,…, tới mức mỗi lần gặp nhau là các nhóm này bàn cách hạ bệ Trang, khiến Trang phải chạy vào nương náu ở miền Nam dưới danh nghĩa “trốn công an”. Sau 3, 4 năm tù với sự xuống dốc tệ hại của “phong trào dân chủ” hiện nay, không chắc Đoan Trang còn lại bao nhiêu ảnh hưởng trong giới.
Ngoài ra, kịch bản còn một điểm sơ hở khác: Đoan Trang không có tư cách để trở thành biểu tượng của quyền tự do ngôn luận và tự do bầu cử, khi chính Trang không mấy tôn trọng các quyền này. Về vấn đề này, xin bàn đến trong các bài sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét