Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Lựa chọn sáng suốt của Chính phủ Việt Nam trước các tranh cãi về cách phân phối tiền từ thiện

 

Lựa chọn sáng suốt của Chính phủ Việt Nam trước các tranh cãi về cách phân phối tiền từ thiện


Từ đêm 06/10/2020, các tỉnh miền Trung Việt Nam đã trải qua một đợt lũ lớn, khiến hàng trăm người thiệt mạng hoặc mất tích, và nhiều tài sản, hoa màu bị thiệt hại. Từ thời điểm đó đến nay, các trang chống Nhà nước Việt Nam đã đẩy mạnh tuyên truyền về chủ đề này để công kích chế độ. Riêng trong tuần thứ 3 của tháng 10, các tranh cãi trên Internet về đợt lũ đã xoay quanh việc ai nên nắm quyền phân phối tiền từ thiện của xã hội trong các tình huống thiên tai.

Cụ thể, sau khi ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi cộng đồng góp tiền để làm từ thiện, nhằm cứu trợ người dân các khu vực chịu nhiều thiệt hại cho lũ, cộng đồng đã gửi cho cô hơn 150 tỷ đồng. Vì số tiền này vừa lớn không kém số tiền mà nhiều cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội kêu gọi được, vừa không dễ phân phối đến vùng lũ nếu chỉ dựa vào sức của Thủy Tiên, nó đã mở ra một cuộc tranh cãi về việc ai nên nắm quyền phân phối tiền từ thiện của xã hội. Kết quả của cuộc tranh cãi sẽ ảnh hưởng đến quá trình xây dựng các luật và chính sách xoay quanh vấn đề này, thay vì chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động từ thiện trong đợt lũ năm 2020.

Hiện dư luận về chủ đề này đang phân hóa thành 4 luồng quan điểm:

1. Quan điểm rằng Nhà nước nên phân phối toàn bộ tiền từ thiện của xã hội: Đây là quan điểm của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, đài VTV và một số người ủng hộ trên mạng xã hội. Nhìn chung, những người thuộc luồng quan điểm này cho rằng các cá nhân như Thủy Tiên không có đủ năng lực để phân phối tiền từ thiện đến người dân vùng lũ một cách hiệu quả, an toàn và minh bạch:




2. Quan điểm rằng các tổ chức xã hội dân sự nên phân phối tiền từ thiện của xã hội: Đây là quan điểm của một số gương mặt công chúng từng làm thiện nguyện, một số NGO (như LIN), và các nhóm chống Nhà nước. Những người thuộc luồng quan điểm này chủ yếu đưa ra 3 thông điệp: các cơ quan, đoàn thể trực thuộc Nhà nước đã mất uy tín sau nhiều lần tham nhũng tiền và vật phẩm từ thiện nên cộng đồng chuyển sang tin tưởng các cá nhân như Thủy Tiên, hoặc các tổ chức dân sự như họ; đòi sửa Nghị định 64 để đảm bảo quyền làm từ thiện của các tổ chức trong xã hội; hoặc một số người trong giới NGO, như Phạm Trường Sơn của tổ chức LIN, nói rằng các cá nhân như Thủy Tiên sẽ không có đủ năng lực để phân phối tiền từ thiện đến người dân vùng lũ một cách hiệu quả, an toàn và minh bạch. Vì vậy, Thủy Tiên nên chuyển tiền quyên góp được cho các tổ chức NGO, để họ lo chuyện phân phối:










3. Quan điểm rằng nên có cơ chế để Nhà nước, tổ chức và cá nhân hỗ trợ nhau phân phối tiền từ thiện của xã hội: Đây là quan điểm của một số đại biểu Quốc hội (bao gồm Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam), nhiều bài viết trên báo chính thống, một bài viết trên BBC (bút danh Huỳnh Nhơn), và nhiều cá nhân trên mạng xã hội. Những người thuộc luồng quan điểm này chủ yếu đưa ra 2 thông điệp: hoạt động thuần túy thiện nguyện của những cá nhân như Thủy Tiên là chính đáng và đáng tôn vinh, vì vậy Nhà nước cần tạo môi trường pháp luật thuận lợi cho họ và các cá nhân như Thủy Tiên không có đủ năng lực để phân phối tiền từ thiện đến người dân vùng lũ một cách hiệu quả, an toàn và minh bạch, vì vậy họ cần phối hợp với các bên khác, như chính quyền địa phương.

 



Ngày 23/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài chính 'khẩn trương xây dựng' một nghị định khác thay thế Nghị định 64 đang gây tranh cãi, để có thể hỗ trợ kịp thời việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện. Ông Phúc cũng phân công UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành phố phụ trách hỗ trợ các nhà hảo tâm thực hiện cứu trợ "đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật". Như vậy, Chính phủ đang chọn giải pháp gần với luồng quan điểm này, chủ yếu theo hướng Nhà nước hỗ trợ các nhóm thiện nguyện của cá nhân.

4. Quan điểm rằng các cá nhân hảo tâm nên chủ động hỗ trợ nhau phân phối tiền từ thiện của xã hội, tránh bị ảnh hưởng bởi các tranh cãi chính trị.

Trước các ý kiến lo ngại rằng 150 tỷ đồng tiền quyên góp mà Thủy Tiên vận động được có thể bị chi tiêu không minh bạch, Thủy tiên tuyên bố nhóm cứu trợ của mình sẽ tự tay phát hết số tiền. Ngoài ra, cũng minh bạch sổ sách thu chi, và không dùng tiền quyên góp cho việc sinh hoạt, đi lại của đoàn cứu trợ. Trịnh Hữu Long phản ánh rằng một bộ phận của dư luận chống đối đã công kích Thủy Tiên, khi cô tuyên bố không muốn dây vào họ:



 Như vậy, qua các quan điểm nêu trên, có thể thấy chuyện phân phối tiền từ thiện ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp, không thể chỉ phán xét vội vàng bằng cái nhìn một chiều. Quan điểm rằng Nhà nước nên phân phối toàn bộ tiền từ thiện của xã hội hiện khó có thể áp dụng trong thực tế, do nhiều người dân có nhu cầu tự làm từ thiện để đảm bảo độ minh bạch, và do nguồn lực của Nhà nước cũng có hạn, không thể làm xuể trong những đợt thiên tai lớn. Quan điểm rằng các tổ chức dân sự nên phân phối tiền từ thiện của xã hội không hiền lành như vẻ bề ngoài, vì nó hàm chứa nhiều tính toán liên quan đến việc mở rộng quyền tự do lập hội, đoàn và quyền kêu gọi vốn, từ đó gia tăng quyền lực của các lực lượng "xã hội dân sự" ở Việt Nam, thậm chí tạo cơ hội cho các thế lực chống phá đội lốt từ thiện gây thanh thế, ảnh hưởng xã hội, kích động bạo loạn kiểu như Quỹ Cứu trợ dân oan, 50K, "cách mạng cá" của Việt Tân thông qua Giám mục Nguyễn Thái Hợp và một số linh mục cực đoan miền Trung vụ Formosa.... Kẹt giữa hai luồng quan điểm đó, nhiều cá nhân làm từ thiện như Thủy Tiên đang muốn giữ độ độc lập cao nhất có thể, để việc tốt của mình không bị các toan tính chính trị làm hỏng. Trong bối cảnh phức tạp này, phương án mà Chính phủ Việt Nam đã chọn – là tạo cơ chế để Nhà nước, tổ chức và cá nhân hỗ trợ nhau phân phối tiền từ thiện của xã hội – có vẻ là phương án sáng suốt nhất.

Không có nhận xét nào: