Nhìn lại thủ đoạn biến một vụ khiếu kiện thành điểm phức tạp về an ninh trật tự tại Đồng Tâm
Giờ đây Lê Đình Kình đã chết, “Tổ đồng thuận” đã tan rã, xã Đồng Tâm đã bình yên trở lại như những gì cần có ở một làng quê. Đã có nhiều cái nhìn khác nhau, sự đánh giá khác nhau về vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm. Nhưng là một người dân Đồng Tâm, trước đây hàng ngày chứng kiến hành động gây mất an ninh trật tự của Lê Đình Kình cùng số cầm đầu, quá khích trong “Tổ đồng thuận” thì đến nay khi nhìn lại, bản thân tôi không khỏi giật mình trước những thủ đoạn của Lê Đình Kình. Vậy thủ đoạn của “Tổ Đồng thuận” trong suốt thời gian từ ngày 09/01/2020 trở về trước là gì?
Một là, điều mà ai cũng nhìn thấy là Lê Đình Kình đã lợi dụng, chuyển hóa từ một vụ việc khiếu nại, tố cáo đơn thuần để tạo thành một điểm phức tạp về an ninh trật tự. Từ năm 2013 Lê Đình Kình đã thành lập cái gọi là “Tổ đồng thuận” gồm 20 thành viên, trong đó có một số đảng viên lão thành, nguyên là cán bộ xã Đồng Tâm và cả Trưởng, Phó thôn Hoành. Thời điểm này với 48 vấn đề mà “Tổ đồng thuận” đưa đơn khiếu nại, Tố cáo (theo tài liệu công khai) thì có 22 vấn đề được các cấp chính quyền thanh tra, kết luận trả lời “có cơ sở”. Thời điểm này một loạt cán bộ xã Đồng Tâm có sai phạm đã bị xử lý với nhiều hình thức khác nhau; Lê Đình Kình được một bộ phận người dân Đồng Tâm tôn sùng. Nhưng khi nhìn lại mới thấy, Lê Đình Kình và số thành viên trong “Tổ đồng thuận” đã coi đó là cơ hội tạo dựng lại uy tín cá nhân (trước đó Kình bị kỷ luật, Hiểu bị khai trừ Đảng). Thực tế, uy tín của Lê Đình Kình giai đoạn này lên rất cao, nó đồng nghĩa với việc uy tín của cán bộ xã Đồng Tâm bị suy giảm. Đó là bước đầu trong ý đồ lũng loạn chính quyền của Kình. Nhìn bề ngoài, dưới danh nghĩa chống tham nhũng thì Lê Đình Kình đã tập hợp những kẻ nghiện ngập, cờ bạc, côn đồ xung quanh mình; ông ta chi phối chính quyền bằng cách đưa con cháu, thân nhân, những người ủng hộ, ngầm ủng hộ “Tổ đồng thuận” vào hệ thống chính trị cơ sở thông qua Đại hội đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020 và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Điều này đã cụ thể hóa ý đồ chi phối chính quyền, làm suy giảm hiệu lực quản lý, điều hành, gây mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ, các tổ chức chính trị xã hội xã Đồng Tâm thời điểm này hoạt động xầm chừng, kém hiệu quả. Rõ ràng, Lê Đình Kình đã từ một vụ việc khiếu kiện đơn thuần đã biến tướng, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để thao túng chính quyền, tổ chức các hoạt động gây mất an ninh trật tự ở Đồng Tâm.
Hai là, Lê Đình Kình đã triệt để lợi dụng không gian mạng để lôi kéo, kích động một bộ phận người dân. “Tổ đồng thuận” do Lê Đình Kình cầm đầu thường xuyên tổ chức họp, phát trực tiếp trên mạng xã hội với nội dung tuyên truyền, phản đối các kết luận thanh tra, xuyên tạc nguồn gốc đất đồng Sênh, thể hiện quan điểm chống đối cực đoan. Nguy hiểm hơn, thông qua mạng xã hội, Lê Đình Kình đã chỉ đạo đăng tải, chia sẻ các bài viết hướng dẫn cách chế tạo, sử dụng bom xăng...và thực tế số đối tượng này đã sử dụng bom xăng để chống lại các lực lượng chức năng. Cũng chính không gian mạng là nơi Lê Đình Kình luôn kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức quốc tế, nhằm quốc tế hóa vụ việc Đồng Tâm, xuyên tạc, gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc.
Ba là, Lê Đình Kình lợi dụng những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng như việc nắn chỉnh đường đi qua Đình Hoành, hay những sai phạm của một số người dân có hành vi xây dựng trái phép, lấn, chiếm đất nông nghiệp để khống chế, đe dọa, ép buộc một số người làm theo chỉ đạo của Kình, hình thành lên nhóm đối tượng cực đoan, quá khích sẵn sàng chống trả lại các lực lượng chức năng. Mặt khác, một bộ phận người dân có nhận thức không tốt về chính sách, pháp luật như luật đất đai khi tin rằng đất sân bay Miếu Môn sẽ được đền bù 6tr/m2 đối với ai tham gia cùng Lê Đình Kình.
Bốn là, trong âm mưu làm nóng vụ việc Đồng Tâm, Lê Đình Kình cùng số cầm đầu khiếu kiện trong “Tổ đồng thuận” luôn triệt để lợi dụng uy tín, phát ngôn thiếu khách quan, toàn diện của một số Đại biểu quốc hội như Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng trên báo chí, diễn đàn quốc hội để củng cố lòng tin, kêu gọi, tuyên truyền xuyên tạc, lôi kéo người dân tham gia gây mất an ninh trật tự. Mặt khác, sự câu kết, kích động của số đối tượng chống đối chính trị, cầm đầu khiếu kiện tại các địa phương khác...đã dần thay đổi vản chất hoạt động của “Tổ đồng thuận” từ khiếu kiện đơn thuần dần chuyển hóa thành điểm khiếu kiện phức tạp về an ninh nông thôn.
Năm là, chinh chính sách khoan hồng, quan điểm lấy tuyên truyền, vận động trong giải quyết các vụ việc liên quan đến khiếu kiện tại các địa an ninh nông thôn đã bị Lê Đình Kình cùng nhóm cầm đầu khiếu kiện lợi dụng, thể hiện sự coi thường pháp luật. Hành vi tập trung đông người kéo đến trụ sở UBND xã Đồng Tâm gây rối, cản trở các tổ công tác, hay hành vi giam giữ trái phép 38 cán bộ công an, cán bộ huyện Mỹ Đức năm 2017 chưa được xử lý triệt để. Điều này đã bị số cầm đầu khiếu kiện lợi dụng tuyên truyền, kích động cho rằng các hành vi của mình không vi phạm pháp luật, từ đó đã gia tăng các hoạt động gây ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng Tâm.
Đến nay có thể khẳng định Lê Đình Kình và số cầm đầu trong “Tổ đồng thuận” đã cố ý triệt để lợi dụng mọi vấn đề, thực hiện nhiều thủ đoạn tinh vi từ một vụ việc khiếu kiện đơn thuần thành một vụ việc phức tạp về mất an ninh trật tự trong một thời gian dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét