Nước Pháp nên học cụ Mác trong chính sách với tôn giáo
Bắt nguồn từ việc một thầy giáo dạy lịch sử – địa lý, đạo đức và giáo dục công dân Pháp lấy tranh biếm họa nhà tiên tri Muhammad (từ tờ báo biếm Charlie Hebdo) như là một công cụ trực quan giảng cho học sinh về quyền tự do ngôn luận, không may trong đó có cả học sinh theo đạo Hồi, truyền đến tai phụ huynh và đến với những kẻ cực đoan Hồi giáo, khiến chúng giết hại thày giáo này. Chuyện chỉ dừng ở việc Pháp điều tra, xử lý nghiêm những kẻ giết hại vị thày giáo, thì dù vẫn còn bất đồng trong xã hội về “tự do ngôn luận” với tự do châm biếm tín ngưỡng cũng không đến mức như hiện nay, nước Pháp gần như đối đầu với người Hồi giáo khắp thế giới.
Nước Pháp đã điều tra và kết tội những phần tử cực đoan theo đạo Hội tìm cách trả thù thày giáo như một “vụ ám sát có liên quan tới một tổ chức khủng bố” và tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho đây “là một cuộc tấn công khủng bố của Hồi giáo cực đoan”…cũng như không quên “đổ thêm dầu vào lửa” khi khẳng định rằng: “Cuộc chiến của nước Pháp với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo vẫn đang tiếp tục”, đồng thời dẫn đến cuộc bắt bớ và trục xuất tràn làn những thành phần mà Pháp cho rằng “cực đoan” Hồi giáo.
Một lần nữa, vụ án này và vụ giết chết 12 người của tòa soạn tạp chí biếm Charlie Hebdo sau khi tờ báo này đăng tải các bức biếm họa về nhà tiên tri Muhammad thổi bùng lên chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Pháp về chính sách về tự do ngôn luận với quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Có lẽ nước Pháp nên tìm đến học cụ Mác từ thế kỷ 18 đã có cái nhìn sâu sắc và sách lược khôn ngoan với vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng.
Dù xác lập luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉ dừng ở việc khẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn nhấn mạnh đến sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm đau được dùng để xoa dịu những nỗi đau trần thế. Thực vậy, người ta dùng thuốc giảm đau khi người ta bị đau đớn và chừng nào còn đau đớn, thì chừng đó còn có nhu cầu dùng nó. Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, cho dù đó chỉ là những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo”. Vì tôn giáo là một hiện tượng tinh thần có nguyên nhân từ trong đời sống hiện thực nên muốn xoá bỏ tôn giáo, không có cách nào khác là phải xoá bỏ cái hiện thực đã làm nó nảy sinh.
Trên lập trường duy vật lịch sử, cụ Mác đã kịch liệt phản đối những hành vi cực đoan, tấn công trực diện vào tôn giáo một cách thô bạo. Bản thân tôn giáo không có tội và vì vậy, không nên phê phán tôn giáo mà cần phê phán cái hiện thực đã làm nảy sinh tôn giáo.
Việc phê phán tôn giáo không thể được tiến hành trực diện mà cần “làm cho con người thoát khỏi ảo tưởng, để con người tư duy, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình với tư cách một con người vừa thoát khỏi ảo tưởng và đạt đến tuổi có lý trí; để con người vận động xung quanh bản thân mình, nghĩa là vận động xung quanh cái mặt trời thật sự của mình.
Đứng trên lập trường này, ở Việt Nam- Luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí (Việt Nam theo những tiêu chí chung của cộng đồng quốc tế) nghiêm cấm…: “Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo…”. Nhờ vậy, từ trong chiến tranh, Đảng CSVN đã đoàn kết, và được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tôn giáo trong nước, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại, giành độc lập dân tộc, giữ được hòa bình, ổn định xã hội cho đến hiện nay.
Hiện nay, tổng thống Emmanuel Macron đang góp phần đẩy nước Pháp đối đầu với cộng đồng Hồi giáo khắp thế giới, cả nước Pháp phải căng mình “chống khủng bố”, khoét sâu mâu thuẫn xã hội phương Tây với thế giới Hồi giáo, đẩy người dân Châu Âu nói chung, Pháp nói riêng vào tình trạng nguy hiểm ở những nước Hồi giáo. Cứ tình trạng này, chẳng mấy mà thế giới phải “cầu nguyện cho nước Pháp”!?!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét