Đoan Trang từng bắt tay với Việt tân làm "cách mạng ô dù" thất bại!
Cựu nhà báo Đoan Trang luôn miệng ra rả trên facebook và ngoài đời là “tẩy chay Việt Tân”, tránh né hợp tác với Việt tân để khỏi bị công an Việt Nam “vu vạ” nhưng sự thực không hề như cô ta nói.
Bùi Thanh Hiếu - tức blogger Người Buôn Gió là người đầu tiên dẫn dắt Phạm Đoan Trang đến với tổ chức phản động Việt tân trong vụ in áo No-U để tổ chức biểu tình ở Hà Nội khiến cô nàng bị tam giam 9 ngày, suýt nhập kho.
Nhờ bắt mối với thành viên Việt tân Nguyễn Văn Đài, đã đưa Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Hữu Long đến với VOICE, tổ chức ngoại vi của Việt Tân, chính thức đi theo con đường phản động.
Thời gian ở Phi, Mỹ, Đoan Trang bắt tay với Việt tân thực hiện một số cuốn sách, cẩm nang và cho ra đời "Tuyên bố 258" hay "Mạng lưới Blogger Việt Nam" qua màn hợp tác công khai với Dân làm báo
Việt Nam có cần “đa đảng” để “thân Mỹ chống Trung”?
Ngày 29/10/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bất ngờ thăm Việt Nam ngay sau chuyến thăm 4 nước Châu Á là Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Theo tờ South China Morning Post, thì ngay trước chuyến thăm, ông Pompeo đã nói rằng ông "sẽ thảo luận về việc làm thế nào các quốc gia tự do có thể làm việc cùng nhau để ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc".
Nhân sự kiện này, một số “nhân sỹ trí thức” thuộc băng nhóm Nguyễn Quang A đã tiếp tục kêu gọi Nhà nước Việt Nam “thân Mỹ - thoát Trung”, thay đổi thể chế chính trị, tương tự những gì họ hay làm khi có sự kiện liên quan đến xung đột Mỹ-Trung hoặc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Chẳng hạn, trong một bài viết ngắn trên trang Bauxite Việt Nam, ông Nguyễn Quang Dy viết rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mở ra một “thế giới mới”, trong đó việc Mỹ và các nước đồng minh chống Trung Quốc trở thành chuyện tất yếu. Từ đó, ông Dy viết rằng để thích ứng với “thế giới mới”, Việt Nam cần thay đổi chế độ chính trị để được làm đồng minh của Mỹ, được Mỹ giúp chống Trung Quốc.
Tương tự, trong một bài viết trên Facebook, nhà văn Tạ Duy Anh kêu gọi Nhà nước “vượt qua ám ảnh về chuyện mất còn chế độ khi đưa ra các lựa chọn lợi ích cho đất nước”.
Sau khi xem xét các bình luận trên, chúng tôi xin phép đưa ra 2 ý kiến:
Thứ nhất, dù sống trong thế giới mới hay thế giới cũ, thì người Việt Nam cũng chỉ có thể bảo vệ nền độc lập bằng chính sức của mình. Thể chế chính trị của Việt Nam phải được định hình bởi các điều kiện văn hóa, nhân khẩu, hoàn cảnh lịch sử và nguyện vọng người dân của Việt Nam, thay vì bởi một nhu cầu đối ngoại trong ngắn hạn. Qua việc Việt Nam là nước ASEAN duy nhất có tăng trưởng dương trong dịch COVID-19, cũng là nước dẫn đầu các nỗ lực ngoại giao để đoàn kết ASEAN trước thách thức từ Trung Quốc, có thể thấy chế độ chính trị hiện tại là một giải pháp hợp lý để chống thiên tai và ngoại xâm. Việt Nam nên xây dựng thể chế theo ý dân, dựa vào người dân để chống ngoại xâm, thay vì chuyển đổi thể chế theo ý Mỹ để xin Mỹ chống Trung Quốc.
Thứ hai, chính nước Mỹ cũng đang mong Việt Nam giữ được ổn định chính trị, để có thể hợp tác với Mỹ trong vấn đề bảo vệ an ninh hàng hải. Gần đây, Mỹ không nhiệt tình lắm trong việc đỡ đạn cho những tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam. Hãy xem các “nhà hoạt động dân chủ” bày tỏ sự thất vọng trước thực tế phũ phàng này:
Tóm lại, Việt Nam không cần thay đổi để thân Mỹ, khi mà chính Mỹ đã thay đổi để thân Việt Nam.
Sau khi bị Mỹ phản bội nhiều lần, nhiều nhà chống Cộng vẫn mong dựa hơi Mỹ để lật đổ chế độ ở Việt Nam, đúng là mê muội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét