Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

VÌ SAO ĐOAN TRANG ĐI TÙ (5): VÌ MỘT HÀ NỘI XANH HAY ẢO MỘNG “CÁCH MẠNG XANH”

 

VÌ SAO ĐOAN TRANG ĐI TÙ (5): VÌ MỘT HÀ NỘI XANH HAY ẢO MỘNG “CÁCH MẠNG XANH”


“Vì Một Hà Nội Xanh”, sau đổi tên thành Green Trees và hiện đang được Đoan Trang và VOICE bí mật đặt cho nó cái tên “Đảng Xanh” kèm rất nhiều dự án khủng hy vọng nó sẽ trở thành đảng đối lập như ở Châu Âu khi “thời cơ” đến. Mặc dù trong suốt quá trình hoạt động, nhóm này tuyên bố rằng họ đặt mục đích “bảo vệ môi trường”, với trọng tâm là vấn đề bảo vệ cây xanh. Tuy nhiên, khi nói về Green Trees, cả những người sáng lập lẫn những người theo dõi đều chỉ quan tâm đến những cuộc biểu tình mà nó tổ chức, và sức ảnh hưởng của nó trong phong trào chính trị đối lập Việt Nam. Trong khi Green Trees không có chuyên gia nào về môi trường, tất cả thành viên của nó đều tham gia phong trào chính trị đối lập.



 Bàn về quá trình thành lập, đây là sản phảm mà Đoan Trang và đàn em rắp tâm cướp của nhóm NGO trong nước

Đầu năm 2015, chính quyền thành phố Hà Nội tiến hành kế hoạch chặt hạ để thay thế 6700 cây xanh được trồng trên các vỉa hè của thành phố. Đây không phải là một quyết định bất ngờ của chính quyền, vì nó đã có trong kế hoạch của ngành và được công bố trên website của Sở từ trước đó một năm (1). Tuy nhiên, phải đến lúc các cây to ở một số tuyến phố bị chặt hạ, người dân và báo chí mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề này. Họ lập tức khơi dậy một làn sóng dư luận lớn, để phản đối việc chặt cây và công kích chính quyền Hà Nội.

Nghiêm Kim Hoa và Lê Quang Bình, hai người có ảnh hưởng trong một số tổ chức phi chính phủ (NGO) được chính quyền cấp phép hoạt động, quyết định nắm bắt thời cơ này. Họ lập một group Facebook mang tên “6700 Cây Xanh”, để quy tụ đám đông dưới một phong trào bảo vệ môi trường do họ phát động. Theo bản nội quy của nhóm, thì “6700 Cây Xanh” được thành lập để phục vụ hai mục đích.

Mục đích ngắn hạn của nhóm là yêu cầu chính quyền Hà Nội ngừng chặt cây, công khai bản đề án và trách nhiệm những cá nhân liên quan, đồng thời tập hợp tư liệu để thực hiện bộ phim “6700 Cây Xanh”.

Mục đích dài hạn của nhóm là tạo “kênh tương tác trên mạng xã hội cho những người yêu cây xanh, bảo vệ môi trường”.

Như vậy, khi thành lập nhóm “6700 Cây Xanh”, bà Hoa và ông Bình không chỉ muốn giải quyết một vấn đề thời sự trước mắt, mà còn muốn quy tụ lực lượng để xây dựng một tổ chức dân sự.

Bản nội quy của nhóm “6700 Cây Xanh” cũng khẳng định rằng nhóm không chấp nhận các nội dung, hoạt động “vi phạm pháp luật Việt Nam”, hoặc “phản động, đi ngược lợi ích chung, lợi ích quốc gia”.

Để thu hút thêm quần chúng vào nhóm, và để nhóm tổ chức được các cuộc biểu tình, Nghiêm Kim Hoa quyết định mời Phạm Đoan Trang tham gia nhóm. Vào thời điểm đó, Phạm Đoan Trang mới về nước được khoảng một năm, vẫn giữ mối quan hệ với giới báo chí chính thống, và chưa chống chính quyền ra mặt, nên có được sự tin tưởng của Hoa.

Vì các NGO thân Nghiêm Kim Hoa hoạt động một cách hợp pháp trong giới hạn cho phép của nhà nước, họ được đăng tải thông tin về phong trào của mình trên các kênh truyền thông chính thống. Nhờ đó, họ nhanh chóng được ủng hộ bởi đám đông phẫn nộ trước vụ chặt cây. Không lâu sau khi thành lập, nhóm “6700 Cây Xanh” đã đạt được những thành tích sau:

_ Tung ra một văn bản, mang tên “thư ngỏ của các Tổ chức và công dân Thành phố Hà Nội về việc chặt và thay thế 6700 cây xanh” trên trang tutela.vn. Ngày 22/03/2015, hơn một tuần sau khi tung ra nó, người ta đã kêu gọi được 22.080 chữ kí dưới thư ngỏ này.

_ Tổ chức một cuộc “picnic vì cây xanh Hà Nội” ở khu vực quanh hồ Thiền Quang vào ngày 22/03/2017, mà sau đó tình cờ “bùng phát” thành một cuộc “tuần hành ôn hòa”. Tất nhiên, việc biến một cuộc picnic thành một cuộc biểu tình đã đươc ban tổ chức sự kiện tính toán từ trước. Bằng chứng là họ mang theo một lượng lớn băng-rôn, khẩu hiệu đội đầu, và áo phông mang biểu tượng chính trị của các lực lượng tham gia. Đây đều là những vật dụng quen thuộc trong một cuộc biểu tình, nhưng lại không cần thiết cho một buổi picnic.

Sau những thắng lợi này, cánh NGO hợp pháp của Nghiêm Kim Hoa không muốn tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình phản đối, để tránh đối đầu với chính quyền. Trong khi đó, cánh Phạm Đoan Trang muốn tiếp tục tổ chức biểu tình, vì từ năm 2011, biểu tình đã là dạng hoạt động chính để nuôi dưỡng phong trào chính trị đối lập Việt Nam. Do mâu thuẫn này, cánh Phạm Đoan Trang đã quyết định cướp nhóm “6700 Cây Xanh” và phong trào bảo vệ môi trường mà cánh Nghiêm Kim Hoa lập ra.

Ngày 30/03/2015, Nguyễn Công Huân, admin trang Dân Luận ở nước ngoài, lập group Facebook “Vì Một Hà Nội Xanh”. Sau đó, Huân trao quyền quản lý group cho Phạm Đoan Trang và các cộng sự, như Trịnh Anh Tuấn, Hoàng Thành Nhân, Lưu Văn Minh.

Ngay sau khi được cấp quyền quản trị, Trịnh Anh Tuấn đã đăng bản mô tả chính thức về nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh”. Dù văn bản này có chức năng giới thiệu và định hướng nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh”, nó lại được viết như một bản luận tội dành cho nhóm “6700 Cây Xanh” cũ. Trong văn bản, Tuấn viết rằng dù “ban đầu rất tích cực trong việc tổ chức phong trào”, nhóm “6700 Cây Xanh” đã “có những biểu hiện khác lạ, đi ngược lại tinh thần chung, khí thế chung của các thành viên”. Tuấn cũng tuyên bố rằng “nhóm admin cũ”, là những người “nhiệt tình, trong sáng, vì cộng đồng”, “đã bị chiếm quyền bởi những người lạ có nhận thức khác, có mục đích chính trị khác”. Vì vậy, Tuấn chuyển toàn bộ số thành viên của nhóm “6700 Cây Xanh” cũ sang nhóm mới, để tiếp tục phong trào.

Như vậy, nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” đã được thành lập bằng một tuyên bố của cánh Đoan Trang, rằng chỉ những admin thân Đoan Trang mới là lãnh đạo đích thực của phong trào bảo vệ môi trường, còn những admin khác đều là “ngụy”.

Sau khi bị cướp bởi Phạm Đoan Trang, phong trào chống dự án thay thế cây xanh ở Hà Nội ngừng xuất hiện trên báo chí chính thống. Cánh NGO hợp pháp cũng từ bỏ dự án phim tài liệu “6700 Cây Xanh” và dự định phát triển một phong trào dân sự khác để bảo vệ môi trường.

 Nhờ thành quả cướp được của nhóm khác, Đoan Trang và đàn em dễ dàng lôi kéo, gây dựng được “thế hệ xanh” với tham vọng thay thế “thế hệ F” đã già nua, thủ cựu, suy thoái. Từ đây nhóm “Vì Một Hà Nội xanh” được tất cả kênh truyền thông thân phương Tây, phản động PR nhiệt tình với hy vọng nó có thể thay thế “phong trào biểu tình No-U”, giữ lửa để gây dựng lực lượng chính trị đối lập, chờ bước đột phá cho cách mạng đường phố

 

Hàng loạt hoạt động sau đó của nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” như “đấu tranh pháp lý” với UBND Tp. Hà Nội do nhóm Trần Vũ Hải tư vấn, tổ chức đòi người bị công an bắt giữ, triệu tập và gây rối trước các trụ sở công an, chính quyền và trình diễn một vài hoạt động văn nghệ, biểu tượng, công ích trên đường phố theo một số mô hình chắp nối kiểu “trò chơi hóa chính trị” do Vũ Đông Hà – ông chủ Dân làm báo hướng dẫn. Hoành tráng nhất là nhóm này đã tổ chức được buổi tổng kết cuối năm ở Đại Sứ quán Mỹ. Sự kiện này mang tên “Gặp nhau cuối năm 2015”, nhái theo tên một show hài kịch thường chiếu vào dịp cuối năm trên truyền hình chính thống. Buổi lễ được tổ chức ở Đại Sứ quán Mỹ, và được đài SBTN, một đài hải ngoại có liên quan đến đảng Việt Tân, phụ trách phỏng vấn và quay phim. Theo đài SBTN, thì buổi lễ thu hút hơn 100 thành viên nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, cùng các quan chức của Đại Sứ quán tham dự.

Khi được đài SBTN hỏi về dự định tương lai của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, admin Nguyễn Anh Tuấn của nhóm này cho biết họ “đang có dự định trở thành một tập thể những người dân quan tâm đến các vấn đề xã hội một cách hiệu quả, mà người ta gọi là xã hội dân sự”. Nói cách khác, ông Tuấn đã thừa nhận rằng Vì Một Hà Nội Xanh không chỉ hướng đến việc bảo vệ cây xanh, mà còn qui tụ lực lượng cho các mục đích chính trị khác. Cần lưu ý rằng vào thời điểm đó, nhóm này chưa đạt được chút tiến triển nào trong việc bảo vệ môi trường và chống đề án thay thế cây xanh.

 Tháng 4 năm 2016, một số đài báo đưa tin rằng các nhà máy của tập đoàn Formosa đang xả thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường, khiến cá chết hàng loạt ở bờ biển một số tỉnh miền Trung Việt Nam. Việc này lập tức gây nên một làn sóng dư luận lớn. Vì Một Hà Nội Xanh, một nhóm mang danh nghĩa “bảo vệ môi trường”, đã không bỏ qua cơ hội này để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Ngay trong tháng, họ đổi tên thành “Green Trees”, một cái tên tiếng Anh không bao gồm hai chữ Hà Nội. Việc đối tên này có lẽ phục vụ hai mục đích. Thứ nhất, họ muốn danh chính ngôn thuận theo đuổi vụ “cá chết” ở miền Trung Việt Nam, thay vì bị bó hẹp trong địa bàn Hà Nội, và bị gắn tên tuổi với vụ “6700 cây xanh” đã cũ. Thứ hai, họ muốn hiện diện trong mắt nước ngoài một cách rõ ràng và ấn tượng hơn. Từ đây, Green Trees tham gia cùng các tổ chức chống đối trong và ngoài nước khác nuôi dưỡng “cách mạng cá”, cùng với nó là dự án bí mật mang tên “Đảng Xanh” được gửi tới bộ phận chính trị các ĐSQ Châu Âu với hy vọng nhận được các dự án dài hơn biến nó thành chính đáng được phương Tây công khai ủng hộ trong tương lai. Tuy nhiên, vì “cách mạng cá” diễn ra ở miền Trung lại do thế lực công giáo của linh mục Nguyễn Thái Hợp câu kết trực tiếp với Việt Tân thực hiện, nên nhóm “Green Trees” không thể ra mặt, chiếm lĩnh trận địa này được. Đoan Trang chỉ nhận được vài phần việc lẻ tẻ như làm truyền thông, tích lũy tài liệu viết báo cáo về Formosa. Thế là toàn bộ lực lượng đệ tử Việt tân trong Green Trees ồ ạt kéo vào miền Trung, khiến Green Trees rơi vào tình trạng “ngủ lâm sàng

Không có nhận xét nào: