Không để lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
Cần phải kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực phản động và thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân để chống phá chế độ.Hiện nay, cả nước đã có 12 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, với hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành, gần 26.000 cơ sở thờ tự và trên 30 triệu tín đồ, chiếm 1/3 dân số cả nước. Mặc dù nguồn gốc, đặc điểm và thời điểm hình thành, phát triển của mỗi tôn giáo có sự khác nhau, nhưng nhìn chung, các tôn giáo luôn có tinh thần bao dung, đoàn kết, gắn bó trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm, chính sách đúng đắn về vấn đề này và khẳng định: tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân (nguồn ảnh: Vietnamplus) |
Trong tiến trình cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tôn giáo đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến và tiếp tục phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều chức sắc tôn giáo, tăng ni, phật tử đã làm tốt việc đạo, việc đời, hướng dẫn tín đồ chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống "tốt đời, đẹp đạo", "kính Chúa yêu nước" được ghi nhận và tôn vinh.
Thế nhưng hiện nay, các thế lực phản động đang lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta. Chúng ra sức xuyên tạc sự thật về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà Nước ta, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo… Nhằm mục đích chia rẽ sự đoàn kết lương giáo, chia rẽ các tôn giáo với nhau, tách các tôn giáo ra khỏi khối đại đoàn kết toàn dân. Chúng triệt để lợi dụng các hiện tượng "dâng sao, giải hạn", "gọi hồn", "thỉnh vong báo oán" … đã và đang sảy ra tại một số điểm thờ tự như chùa Phúc Khánh, Hà Nội, chùa Ba Vàng, Quảng Ninh để thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc rồi vu khống cho rằng các cấp chính ở các địa phương quyền bao che. Từ đó, trực tiếp chĩa mũi nhọn sang công kích chính quyền.
Mặt khác, chúng thường lợi dụng sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của bộ phận nhân dân để khống chế, kích động quần chúng, tuyên truyền chống phá chế độ. Lợi dụng thần quyền và hệ thống tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức mang danh nghĩa tôn giáo để tập hợp lực lượng, kích động, khống chế quần chúng, phá rối trật tự an ninh, gây bạo loạn. Lôi kéo một số chức sắc, cốt cán trong các tổ chức tôn giáo rồi móc nối, cấu kết giữa những phần tử phản động trong nước với bọn phản động bên ngoài để kích động, gây rối tình hình an ninh chính trị của đất nước. Lợi dụng những sơ hở thiếu sót của chính quyền địa phương trong giải quyết, xử lý các vụ việc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo... để xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực dân chủ và nhân quyền.
Trước những phức tạp về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian qua, một mặt, chúng ta phải tăng cường công tác tuyên truyền làm cho mọi người dân hiểu đúng bản chất sự việc, tránh không để bị lợi dụng kích động chống phá đất nước. Mặt khác, cần phải kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực phản động và thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân để chống phá chế độ. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này cần phát huy vai trò của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể quần chúng, các chức sắc tôn giáo trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân nêu cao cảnh giác, tăng sức đề kháng trước mọi âm mưu mua chuộc, dụ dỗ và kích động của các thế lực phản động và thù địch.Bên cạnh đó, cần tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, khắc phục tình trạng yếu kém trong buông lỏng quản lý ở một số địa phương nhất là tuyến cơ sở xã, phường, làm tốt công tác phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên trong tín đồ tôn giáo nhằm phát huy tác dụng làm "hạt nhân" trong phong trào cách mạng của quần chúng ở địa phương. Thực hiện tốt chính sách đoàn kết lương giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc. Tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối an ninh trật tự, lợi dụng chống phá Nhà nước. Qua đó, phát huy các nguồn lực tín ngưỡng, tôn giáo, tạo lan tỏa trong xã hội và sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và phát triển đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét