Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

Mùa Giáng sinh và chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam

 Mùa Giáng sinh và chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam Có thể khẳng định chính sách cởi mở, tự do tôn giáo tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta, các tổ chức tôn giáo là bộ phận không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiều năm gần đây ở nước ta, ngày lễ Giáng sinh (hay còn gọi là Lễ Noel) không chỉ là ngày lễ mừng của những người theo Công giáo và Tin lành, mà còn là ngày vui của nhiều người trong xã hội, nhất là tầng lớp trẻ. Dù có thể chưa hiểu hết về Chúa Jesus, nhưng mọi người đều hân hoan đón đợi và vui tươi mừng lễ. Điều đó đã khẳng định chính sách cởi mở, tự do tôn giáo tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta. Lễ Giáng sinh vốn là của những người theo đạo Kitô giáo, kỷ niệm ngày sinh của Đức chúa Jesus, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Ở Việt Nam, với những chính sách ngày càng cởi mở hơn trong tự do tín ngưỡng, ngày lễ Giáng sinh đã được nhiều người dân, không phân biệt lương - giáo quan tâm, đón đợi và coi như ngày lễ mừng của mình. Những ngày này, chính quyền các cấp ở địa phương hướng dẫn các giáo hội đăng ký sinh hoạt, tổ chức mừng lễ Giáng sinh vui tươi, trang nghiêm, đúng quy định của Giáo hội và tuân thủ pháp luật. Ngoài các địa điểm tổ chức mừng lễ Thiên Chúa Giáng sinh trong khuôn viên cơ sở thờ tự, những năm gần đây, các tổ chức Tin lành đã được tạo điều kiện mừng lễ Thiên Chúa Giáng sinh ở các địa điểm công cộng nếu tổ chức tôn giáo không có cơ sở thờ tự, hay khuôn viên thờ tự không đáp ứng được. Điều này quả là khác xa luận điệu của những kẻ xấu, lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Không chỉ thời gian gần đây mà từ khi mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh 6 vấn đề cấp bách cần giải quyết, trong đó vấn đề thứ sáu là thực hiện “tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như quản lý xã hội và điều hành đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến tôn giáo và có chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”; Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo, đã trở thành nền tảng chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4/2006) lại tiếp tục khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc”. Mới đây, trong Dự thảo báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng nêu rõ: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước. Phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật”. Thông qua những chính sách, quy định ấy có thể khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với các tổ chức tôn giáo, hoạt động tôn giáo; khẳng định các tổ chức tôn giáo là bộ phận không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó đây, vẫn còn một số đối tượng lợi dụng danh nghĩa tôn giáo có hành vi kích động, gây chia rẽ, chống phá quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về tôn giáo và đường hướng chung của các tổ chức tôn giáo, nhưng đó chỉ là cá biệt. Hầu hết các tín đồ, giáo dân, các tổ chức tôn giáo đã thực hiện tốt nghĩa vụ công dân của mình. Các giáo dân theo đạo Thiên Chúa đã chứng tỏ qua cuộc sống dựa trên bác ái, lương thiện, yêu chuộng công ích rằng, một tín hữu Thiên Chúa tốt cũng là một công dân tốt; sống phúc âm trong lòng dân tộc theo tinh thần Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980. Một mùa Giáng sinh mới đang về. Các con Chúa vui mừng chờ đón giờ phút thiêng liêng Thiên Chúa ra đời và một năm mới an lành, hạnh phúc. Niềm vui của những người Công giáo, đạo Tin Lành cũng là niềm vui chung, là nét đẹp văn hóa của mọi người dân Việt Nam và mọi người dân trên toàn thế giới./.

Không có nhận xét nào: