Thay đổi chế độ có mang lại công lý?
Ngày 21/11/2020, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra bản kết luận điều tra vụ "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" tại Hà Nội, chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát để truy tố 4 bị can, trong đó có cựu Chủ tịch Tp.Hà Nội là ông Nguyễn Đức Chung. Ngày 02/12, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề nghị Bộ Chính trị khai trừ tư cách Đảng viên của ông Chung.
Nhân những diễn biến này, một số gương mặt chống Cộng đã tuyên truyền rằng diễn biến vụ Nguyễn Đức Chung cho thấy cần thay đổi chế độ chính trị theo hướng đa đảng, tư pháp và báo chí độc lập.
Trong một cuộc hội luận được BBC đăng tải hôm 24/11, Lê Quốc Quân và Trịnh Hữu Long nói rằng vì Việt Nam là một nước độc đảng, không có đối lập, tư pháp và báo chí độc lập; quyền giám sát, điều tra, xét xử các chính trị gia hoàn toàn nằm trong tay các cơ quan nhà nước, thay vì trong tay người dân. Vì vậy, quá trình điều tra và xét xử có thể thiếu khách quan, minh bạch. Chẳng hạn, trong vụ Nguyễn Đức Chung, báo chí chỉ đăng những thông tin gây bất lợi cho ông Chung do nhà nước cung cấp, chứ không hề đưa thông tin từ phía ông Chung.
Từ đó, họ nói rằng cần thay đổi chế độ chính trị theo hướng đa đảng, tư pháp và báo chí độc lập, để đảm bảo người dân có quyền giám sát các quan chức và bộ máy nhà nước, không để tham nhũng tràn lan.
Ngoài ra, ngày 04/12, Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) cũng nói với BBC rằng “việc nhiều sĩ quan cao cấp thuộc ngành Công an Việt Nam bị xử lý dưới nhiều hình thức trong thời gian qua, trước hết đó là hậu quả của việc họ có quyền lực quá lớn”.
Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 2 ý kiến:
Thứ nhất, các diễn biến thực tế cho thấy trong 5 năm vừa qua, quyền lực của ngành Công an đã liên tục được giới hạn lại cho phù hợp với các đòi hỏi của xã hội. Về mặt nhân sự, ngành này đã cắt giảm hơn 30.500 biên chế. Về mặt thẩm quyền, người dân đã có quyền ghi hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, và một đề xuất mở rộng nhân số của lực lượng bảo vệ trị an ở cơ sở đã bị các Đại biểu Quốc hội phủ quyết. Việc có nhiều sĩ quan cao cấp thuộc ngành Công an bị xử lý trong suốt chiến dịch chống tham nhũng cũng cho thấy ngành này không có cơ hội lạm quyền. Vì vậy, mô tả của ông Nguyễn Hữu Vinh không phản ánh đầy đủ tình hình thực tế.
Thứ hai, một nước phải chọn thể chế chính trị dựa trên các đặc điểm về nhân khẩu, văn hóa và địa chính trị, chứ không thể cưỡng ép. Các cuộc cách mạng đường phố nhằm cưỡng ép thay đổi thể chế chính trị đã chỉ đem lại tình trạng vô chính phủ, nội chiến và ngoại thuộc ở Libya, Syria... Trong những trường hợp này, công lý chỉ thụt lùi so với trước khi thay đổi thể chế. Ở Philippines, chế độ dân chủ đa đảng và tam quyền phân lập cũng đã thất bại trong việc bảo vệ công lý, khi chính Tổng thống Duterte cho phép xử lý nghi phạm không qua xét xử. Bản thân giới dân chửi người Việt cũng đang là một cộng đồng không có luật lệ, với môi trường thông tin tràn ngập tin giả và bạo lực ngôn từ. Với những kinh nghiệm này, việc cải thiện hệ thống hiện nay, sao cho công lý được bảo vệ một cách tốt hơn, xem ra là phương án an toàn hơn bât cứ cuộc lật đổ nào mà giới dân chửi đang đề nghị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét