Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

Việc các tài xế Grab đình công và chiêu “ném đá giấu tay”!

 

Việc các tài xế Grab đình công và chiêu “ném đá giấu tay”!


Ngày 5/12, Nghị định 126 có hiệu lực thi hành quy định mức thuế VAT với ứng dụng gọi xe công nghệ là 10% trên doanh thu, trước đây mức thuế VAT đối với loại hình này là 3% dẫn đến việc hãng này tăng mức chiết khấu đối với tài xế và tăng giá dịch vụ khiến tài xế giảm thu nhập cũng như giảm khách hàng, khiến giới tài xế bức xúc, đình công, biểu tình đòi hãng này điều chỉnh mức triết khấu và chia sẻ với người lao động. Thay vì đối thoại, chia sẻ thu nhập với người lao động, đại diện Grab đổ vấy cho Nghị định 126 kiểu "Nghị định 126 của Chính phủ là nguồn cơn chứ bên Grab không phải tự ý tăng", và những kẻ “đâm chọc” trên không gian mạng được dịp vu cáo Chính phủ chèn ép doanh nghiệp nước ngoài, bóc lột người lao động, rằng “Chế độ Việt Nam thối nát, tăng thuế đánh vào người lao động và người tiêu dùng…


Những cách nhận định, xuyên tạc, bóp méo trên là rơi vào bẫy của doanh nghiệp vốn lâu nay hưởng lợi từ chính sách thuế ưu đãi đầu tư nước ngoài và công nghệ, của những kẻ lợi dụng việc này để kích động gây rối, chống phá Nhà nước: 

Thứ nhất, đúng như chuyên gia và một số bài báo phân tích, 6 năm qua, Grab đã được hưởng lợi từ thuế VAT 3% quá thấp, trong khi taxi truyền thống phải chịu 10% VAT khiến nó “thôn tính” thị trường, lũng đoạn và trở thành hãng gọi xe công nghệ có thị phần lớn nhất Việt Nam. Cách đại diện của Grab rêu rao như trên cho thấy Grab không sòng phẳng. Grab đã lách luật bằng cách đội lốt một Công ty công nghệ nhưng bản chất là công ty kinh doanh lĩnh vực giao thông vận tải. Điều này không còn là lách luật nữa mà là gian trá, gian dối. Không chỉ vậy, Công ty TNHH Grab Việt Nam còn khoác lên mình chiếc áo “công nghệ”, với lời hứa sẽ “nỗ lực mang đến cuộc sống an toàn hơn mỗi ngày”.

Hiện Grab có khoảng 200 nghìn tài xế (đối tác của Grab) và hàng ngàn nhà hàng, cửa hiệu hợp tác cung cấp dịch vụ qua APP Grab.

Để một dự án kinh doanh thành công cần nhiều yếu tố nhưng cơ bản nhất vẫn là: Con người, tài chính và công nghệ. Grab đã thành công khi mang đến giải pháp về công nghệ và tận dụng quá tốt nguồn lực sẵn có là con người và tài chính. Nói cách khác, thành công của Grab có phần không nhỏ của các tài xế (đối tác của Grab) cả về công sức lẫn tài chính. Vậy mà, khi đã nắm được thị trường trong tay, Grab sẵn sàng “siết chặt” thu nhập hoặc loại bỏ những “công thần” đã đóng góp nhiều vào thành công của Grab hôm nay. Chuyện đó chẳng có gì sai về luật nhưng lại gây ra hệ lụy quá lớn về an sinh xã hội…

2. Việc áp thuế VAT 10% trên doanh thu cho dịch vụ Grab là hoàn toàn bình đẳng như các doanh nghiệp vận tải khác. Nếu phản ứng, chúng ta phải hỏi vì sao Grab được “biệt đãi” trong thời gian dài nhờ lách luật và gian dối? Nên nhớ, giới taxi truyền thông đã bất bình về ưu đãi này từ rất lâu rồi.

Nếu phản ứng, tại sao không đứng về phía những graber thiện lương đang bị grab ăn hiếp bằng cách tăng chiết khấu? Ngay khi nghị định 126 có hiệu lực, Grab lập tức “cứa” thêm 5-6% chiết khấu của tài xế để bù vào VAT họ phải đóng. Dù phí sử dụng ứng dụng không thay đổi, nhưng mức khấu trừ trên mỗi chuyến xe của tài xế sẽ tăng lên lần lượt là 28,3% và 32,8%, tùy từng đối tác tài xế. Hãy tưởng tượng, tài xế còn lại gì sau mức chiết khấu cắt cổ này!

Việc làm của Grab, đích thị là kiểu “sống chết mặc bây”, tròng thêm ách vào cổ người thống khổ. Hãy nhớ rằng, Grab là một tập đoàn lớn, họ hoàn toàn có thể khấu trừ VAT bằng một loạt các chi phí đầu vào. Tài xế yêu cầu quyền lợi của họ là chính đáng. Và nếu không phản ứng, thì không chỉ vì VAT, Grab luôn có cớ này cớ khác để “khứa” sâu thêm nồi cơm của các bác tài.

Tôi không tìm thấy lý do gì để người Việt bênh vực cho Grab khi họ không chỉ bào kiệt sức graber mà còn móc túi người dùng bằng những quy định riêng cực kỳ vô lý, ví dụ như phí nền tảng, phụ phí dịch vụ từ 23h-6h sáng ...

Thêm nữa, Grab có chi phí khác rất cao. Nếu hiểu bản lương của Grab mới biết chính sách phân bố lợi ích cực kỳ bất công giữa tài xế với các giám đốc dự án của họ, tài xế nghĩ gì khi biết khi họ mạo hiểm mạng ra đường làm giàu cho Grab khi các Middle Manager lại ăn lương gấp 7-10 lần của họ?!?

3. Ai đó rêu rao, Việt Nam chèn ép doanh nghiệp nước ngoài thì thật ngây thơ hay giả mù, không hiểu bản chất giới tài phiệt, thương lái. Cứ nơi nào được ưu đãi, nơi nào có lợi... thì họ nhảy vào. Nên nhớ những thương lái tư bản, bọn họ là bậc thầy về lách luật và trốn thuế. Việt Nam mà tìm cách chèn ép doanh nghiệp nước ngoài, vậy thì sao Grab lớn mạnh và đè bẹp các doanh nghiệp truyền thống, thống lĩnh thị phần đến vậy? Nên nhớ, chính quyền không hề cấm Grab kinh doanh, mà chúng ta chỉ yêu cầu Grab phải kinh doanh đúng ngành nghề và đóng thuế đầy đủ theo quy định.

4. Nhìn vào thực tế nước phát triển, cho thấy Việt Nam chỉ là đi sau, đi chậm thôi. Vào đầu năm 2018, Tòa Liên minh châu Âu (EU) ra phán quyết coi Uber như hãng cung cấp dịch vụ vận tải thông thường. Điều đó có nghĩa Uber/Grab sẽ không được hưởng các ưu đãi như trước đây và phải có nghĩa vụ đóng thuế và có chính sách thỏa đáng cho các lái xe Grab.

5. Thêm nữa, khuyên các tài xế và những kẻ lợi dụng việc này để đâm chọc, kích động, quyền đình công, tẩy chay Grab là chính đáng, nhưng đừng đi hàng 3, hàng 4 cản trở giao thông, đừng bứt lá bẻ cành, đừng gây rối trước trụ sở chính quyền mà bị xử phạt hành chính, tịch thu phương tiện. Cũng như đừng xuyên tạc, nói xuyên tạc, thiếu căn cứ trên không gian mạng để rồi Luật An ninh mạng gõ cửa.

Không có nhận xét nào: