Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

Văn kiện Đại hội có ý nghĩa "mở đường" cho đổi mới sáng tạo

 

Văn kiện Đại hội có ý nghĩa "mở đường" cho đổi mới sáng tạo

Theo chương trình, hôm nay (27/1) các văn kiện Đại hội XIII sẽ được thảo luận tại hội trường. Bên lề Đại hội, các đại biểu đã có những chia sẻ trước phiên thảo luận.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, văn kiện là văn bản gốc và phải có tính "mở đường". Do đó, các dự thảo Văn kiện trình và được xem xét thông qua tại Đại hội XIII lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc "mở đường" để thực hiện các mục tiêu lớn lao đã đặt ra.

Dẫn chứng từ Bộ KH&ĐT, ông Phương mong muốn thời gian tới có những đột phá hơn nữa về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Điều này phải được thể hiện trong văn kiện Đại hội. Nếu không có trong văn kiện, sẽ rất khó làm, thậm chí còn không dám làm, vì chưa được “mở đường”.

Văn kiện Đại hội có ý nghĩa 'mở đường' cho đổi mới sáng tạo
Ông Trần Quốc Phương

Nếu “mở đường” tốt, thì 3 mục tiêu phấn đấu hướng đến như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề cập đến trong phiên khai mạc là: Đến năm 2025, là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao… là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Ông cũng bày tỏ, những nội dung trong bản báo cáo mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề cập sáng 26/1 có ý nghĩa rất lớn. Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, nhất là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu. Một trong những bài học được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc tới, đó là tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hoà giữa kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển.

“Bộ KH&ĐT rất mong muốn làm theo và hiện thực hoá được điều đó. Chúng ta đang kiên định con đường CNXH, trong con đường đó cần xác định đâu là sự đổi mới.

Chúng ta phải tìm thấy điều đó để làm sao kết hợp hài hòa. Cái nữa là kết hợp giữa kế thừa và phát triển, bởi thực tế nếu không kế thừa thì sẽ không có phát triển và ngược lại”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Huỳnh Tấn Việt cũng tâm đắc với những quyết sách lớn mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề cập. Những quyết sách này đã khái quát toàn diện các vấn đề của đất nước trong thời gian qua và định hướng lớn trong thời gian tới. 

Văn kiện Đại hội có ý nghĩa 'mở đường' cho đổi mới sáng tạo
Ông Huỳnh Tấn Việt

Ông cho hay, việc thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước phải giữ vững nguyên tắc dân chủ gắn với kỷ cương; từ đó tạo ra dân chủ rộng lớn để huy động sức mạnh, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân.

“Với sự đóng góp trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, Đại hội XIII sẽ lựa chọn được Ban Chấp hành Trung ương trí tuệ, giới thiệu, bầu chọn Bộ Chính trị, Ban Bí thư - những người hoạch định đường lối, dẫn dắt đất nước phát triển trong thời kỳ tới", ông Việt bày tỏ.

Nhân sự khóa mới tiến hành theo quy trình chặt chẽ

Đồng quan điểm, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương Y Thanh Hà Niê Kđăm đánh giá công tác chuẩn bị nhân sự được Đại hội cân nhắc kỹ lưỡng. Nhân sự khóa mới được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, nhất quán, bảo đảm công tâm, công bằng, trong sáng, khách quan.

Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm kỳ vọng, Đại hội XIII sẽ bầu ra các Ủy viên Trung ương xứng đáng, tiêu biểu xuất sắc, có tâm, có tầm, có trách nhiệm, tâm huyết, có khát khao, hoài bão và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, chủ trương, giải pháp Đại hội đã thảo luận và quyết nghị

Ông cũng nhất trí với những nội dung liên quan đến việc cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời mong muốn việc triển khai thực hiện sẽ giúp các DN này tiếp tục phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt quan trọng, trở thành nguồn lực lớn để đất nước phát triển trong giai đoạn mới; thích ứng tốt hơn với cơ chế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Lê Đức Thọ đánh giá, dự thảo văn kiện Đại hội về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 đặt ra rất nhiều nội dung mới, những khát vọng xây dựng và phát triển đất nước. Cán bộ, đảng viên, nhân viên, nhân dân kỳ vọng, các nội dung Nghị quyết sẽ sớm đi vào thực tiễn cuộc sống.

Nội dung của Nghị quyết đã thể chế rõ ràng hơn việc xây dựng, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.

“Đây là quan điểm đúng đắn, bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước; từ đó tạo ra cơ sở để thể chế hóa thành các chính sách, pháp luật cũng như quá trình tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả”, ông Thọ cho biế

Không có nhận xét nào: