Tương lai u ám của giới chống Cộng, qua một bản tổng kết năm 2020
Vừa qua, một số tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam đã có phát biểu tổng kết tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm 2020. Trong đó, nổi bật là báo cáo thường niên của tổ chức Human Rights Watch, và bài trả lời phỏng vấn của của Vũ Quốc Ngữ trên BBC hôm 14/01.
Các phát biểu này cho thấy trong mắt họ, tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2020 có ít nhất 6 điểm nổi bật:
Thứ nhất, Nhà nước bắt nhiều nhân vật chống chế độ hơn (66 người so với 40 người vào năm 2019). Nhiều gương mặt quan trọng như Phạm Đoan Trang và Phạm Chí Dũng bị bắt, khiến “phong trào” thiếu thủ lĩnh hoạt động bề nổi.
Thứ hai, các mức án tù đang ngày một cao hơn. Chẳng hạn, mức án cao nhất năm 2019 là 11 năm tù, năm 2020 là 12 năm tù, và tháng 01/ 2021 là 15 năm tù; trong khi thời Lê Thị Công Nhân các bị cáo thường chỉ bị kết án 3 đến 4 năm tù nếu có hành vi tương tự.
Thứ ba, xung đột giữa Nhà nước và các nhóm chống nhà nước trở nên căng thẳng hơn, thể hiện qua vụ Đồng Tâm.
Thứ tư, Nhà nước kiểm soát môi trường ngôn luận chặt hơn, thể hiện qua dự định quy hoạch báo chí và việc Việt Nam can thiệp vào khâu kiểm duyệt của các mạng xã hội.
Thứ năm, Nhà nước thường bắt các gương mặt nổi bật “vào những thời điểm được cho là nhạy cảm ngoại giao”, chẳng hạn như “bắt Phạm Đoan Trang chỉ vài giờ phiên họp về nhân quyền với Mỹ”.
Thứ sáu, các nước phương Tây “thờ ơ với tình hình nhân quyền ở Việt Nam”, thể hiện qua việc họ vẫn tiếp tục thúc đẩy các cam kết kinh tế với Việt Nam, và không có phản ứng đáng kể trước các vụ bắt giữ.
Từ bản tổng kết trên của các nhà chống Cộng, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét:
Thứ nhất, dường như các nhà chống Cộng đang thể hiện một thái độ dựa dẫm và vô trách nhiệm. Khi tổng kết một năm hoạt động thất bát của mình, họ đổ hết lỗi cho Nhà nước và nước ngoài, mà không hề nhắc đến trách nhiệm của bản thân. Dường như họ đang đóng vai “nạn nhân Cộng sản” chờ được trực thăng đưa đi Mỹ, thay vì hiện diện như một lực lượng chính trị muốn tạo ảnh hưởng. Sự lạnh nhạt mà phương Tây dành cho họ âu cũng là xứng đáng.
Thứ hai, bản tổng kết trên, cộng với vụ đảo chính ở Myanmar đầu tháng 02/2021, cho thấy các cuộc cách mạng đường phố trên toàn thế giới đang đối mặt với một tương lai khá u ám. Việc các nhà chống Cộng xếp hàng đi Mỹ và chuyển hầu hết sự chú ý vào chính trị Mỹ như đã xảy ra suốt 3 năm qua, là có thể hiểu và thông cảm.
Thứ ba, tất cả đều tránh né đề cập đến sự chia rẽ, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng giữa các nhà hoạt động với nhau, kiểu như màn đấu khẩu, mạt sát, triệt hạ nhau giữa phe cuồng Trump và anti Trump hay hàng chục vụ bóc phốt, tố cáo, chia rẽ nội bộ như trong Hội Nhà báo độc lập mấy năm trước hay vụ Nhà xuất bản Tự do, nhóm Báo Sạch hay đánh BOT năm 2020,... mới được xem như là nguyên nhân chính khiến "phong trào" này gần như trở về điểm xuất phát.
Thứ tư, họ chỉ đánh giá “tình hình nhân quyền Việt Nam” dựa trên “hình thức” bề ngoài của vấn đề để quy kết mà không đếm xỉa đến nguyên nhân, bản chất của nó, chẳng hạn, họ đưa ra một con số “bắt nhiều nhân vật chống chế độ hơn” trong đó gồm cả những kẻ gây rối an ninh trật tự hay chống người thi hành công vụ vì yếu tố vụ lợi cá nhân như băng nhóm Đồng Thuận theo Lê Đình Kinh ở Đồng Tâm hay bản chất lừa đảo như Trương Châu Hữu Danh, hay bản chất tham gia và câu kết với tổ chức khủng bố Việt Tân như Lê Đình Lượng...
Chừng nào làng zân chủ Việt chưa định hình mình phải làm gì, đấu tranh như thế nào ngoại trừ dựa dẫm vào dòng tiền tài trợ từ Mỹ, EU và các NGO của họ và chịu sự chi phối, định đoạt từ bên ngoài như những con rối thay vì xuất phát từ đấu tranh cho nguyện vọng và lợi ích dân chúng và đất nước, thì chừng đó, họ hoàn toàn là kẻ ăn cây táo rào cây sung, về bản chất, họ là những kẻ phản bội đất nước y như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, thì đừng mong pháp luật sẽ nương tay và bị dân chúng phỉ nhổ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét