Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

LÒNG YÊU NƯỚC CỦA THẾ HỆ TRẺ HÔM NAY

 LÒNG YÊU NƯỚC CỦA THẾ HỆ TRẺ HÔM NAY



Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.



Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa.
Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển.



Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế .
Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan.”
Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa.
Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước.

Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình.
Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc.
Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.

QUÔC HỘI BẮT ĐẦU QUY TRÌNH NHÂN SỰ CHỦ CHỐT

 

QUÔC HỘI BẮT ĐẦU QUY TRÌNH NHÂN SỰ CHỦ CHỐT

Theo chương trình làm việc, ngày 30/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Chiều ngày 30/3/2021, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân.



Kết quả miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội như saucó 475 đại biểu tham gia bỏ phiếu (trong tổng số 480 ĐBQH), trong đó, có 473 phiếu hợp lệ, 01 phiếu không hợp lệ; 464 phiếu đồng ý (bằng 96.66% tổng số ĐBQH); 09 phiếu không đồng ý (bằng 1.87% tổng số ĐBQH). 

Kết quả miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia như sau: có 475 đại biểu tham gia bỏ phiếu (trong tổng số 480 ĐBQH), trong đó, có 472 phiếu hợp lệ, 02 phiếu không hợp lệ; 463 phiếu đồng ý (bằng 96.45% tổng số ĐBQH); 09 phiếu không đồng ý (bằng 1.87% tổng số ĐBQH).

Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân với tỷ lệ 89,38% ( 429/449 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, 15 đại biểu không tán thành, 5 đại biểu không biểu quyết).

Năm 2016, Quốc hội đã bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân giữ chức Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Bà là nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam và cũng là lãnh đạo nữ đầu tiên trong những chức danh chủ chốt, đứng đầu Đảng, Nhà nước. Bà cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã được trao tặng kỷ niệm chương hoạt động Quốc hội vì những đóng góp với hoạt động Quốc hội trong nhiệm kỳ vừa qua.

Từ nay đến hết ngày 8.4, Quốc hội sẽ dành chủ yếu thời gian để thực hiện công tác nhân sự. Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội - Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, miễn nhiệm và bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Cũng trong chiều 30/3/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Các đại biểu sau đó thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Theo đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ được giới thiệu làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Theo chương trình dự kiến, vào ngày 31/3, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia mới. Tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ nhậm chức./.


"Đại tá trở cờ" Nguyễn Đăng Quang bị cấm khẩu!

 "Đại tá trở cờ" Nguyễn Đăng Quang bị cấm khẩu!


Theo nhiều nguồn thông tin thì gã "Đại tá trở cờ" Nguyễn Đăng Quang đã bị cấm khẩu do khối u ở não phát triển ảnh hưởng đến các dây thanh quản. Nhà rân chủ "ba lăng nhăng" Đào Tiến Thi cho hay:

“Chiều nay tôi gọi điện cho anh Nguyễn Đăng Quang nhưng anh đã khóa thuê bao. Tôi gọi cho chị Ngân, vợ anh, thì được biết gần đây anh không nói được nữa….Chị Ngân cho biết khối u trên não (đã mổ lần thứ 2 cách đây gần 2 năm) hiện nay rất to chèn lên não dẫn đến tình trạng trên. Tuần trước anh lại còn bị ngã”.

Nguyễn Đăng Quang từng bị cộng đồng rè bỉu khi có những tuyên bố "thoát Đảng" và "trở về nhân dân" mà thực chất là quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa, tha hóa về tư tưởng, đạo đức, lối sống có những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng nên bị khai trừ ra khỏi Đảng. 

Ngay sau bị kỷ luật ông này bắt đầu quá trình trở mặt, quay ngoắt 180 độ nói xấu Đảng, cổ xúy, lôi kéo, kích động cũng như bắt tay với các thành phần cơ hội chính trị trong nước và đám phản động lưu vong chống phá chế độ. 

Cụ thể, kẻ mang danh Đại tá Công an (thực chất là cán bộ công an về hưu với cấp hàm lúc đương chức là Thượng tá an ninh và khi về hưu thì được hướng mức lương tương đương với mức lương Đại tá) đã từng hăng hái tham gia ký tên, soạn thảo vào các kiến nghị, thư ngỏ như: “Danh sách ký tên vào tuyên bố tội ác đầu độc biển miền Trung Việt Nam”; “61 đảng viên đòi đảng CSVN phải dân chủ hóa”; “20 cựu tướng lĩnh, sĩ quan Việt Nam hỏi vụ sáp nhập Việt Nam vào Tàu, Bản Kiến nghị hỏi về lộ trình Việt Nam gia nhập vào Trung Quốc 2020”;… hòng kêu gọi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận các thành tựu cách mạng do Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được trong hơn 90 năm qua. 

Nguyễn Đăng Quang còn ra mặt công khai tham gia các nhóm xã hội dân sự, thậm chí ông ta còn thường xuyên xuất hiện trên một trang mạng xã hội có tên là “luận bàn thế sự”, cũng như tích cực trả lời phỏng vấn các trang tin, báo đài lề trái, phản động nhằm bôi nhọ Đảng, nói xấu chế độ. Không những thế, người ta còn thấy Nguyễn Đăng Quang "kết thân" với các nhà zân chủ trong nước. Hắn đã không ít lần khoe ảnh chụp chung với một số nhà zân chủ "gạo cội" trong nước như Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện… hay có mặt ở Đồng Tâm chụp ảnh cùng đối tượng Lê Đình Kình để cổ xúy cho hành vi chống đối cực đoạn của nhóm Đồng Thuận. 

Được lòng giới zân chủ là thế nên dễ hiểu khi ông Quang được nhà zân chủ Đào Tiến Thi ca ngợi hết lời: 
“Anh Nguyễn Đăng Quang là đại tá tình báo, từng hoạt động ở các nước tư bản, là một người rất có tâm với đất nước. Anh là một trong những người đầu tiên trong số người cao tuổi và từng là sĩ quan cao cấp trong Lực lượng Vũ trang của chính thể CS đã xuống đường chống Trung Cộng và ủng hộ, giúp đỡ dân oan. Anh còn là người bạn thân thiết với cụ Lê Đình Kình và những người dân oan Đồng Tâm. Trên lĩnh vực ngôn luận, anh có nhiều bài viết hay, thể hiện một thái độ điềm tĩnh, ôn hòa mà sâu sắc. Các nhân viên an ninh đến “làm việc” với anh vẫn luôn phải kính nể anh”.

Kính nể cái khỉ gió gì, công an vì thấy ông ta tuổi cao, sức yếu, nay lại bệnh tật như vậy nên không thèm sờ đến thôi chứ hay ho gì ba cái thành phần nói sằng, nói bậy này mà tâng bốc lên mây. Kính mong mấy nhà zân chủ thôi bớt ảo tưởng sức mạnh đi không có ngày hối không kịp./.

Bàn về việc Nguyễn Văn Đài kêu gọi toàn dân phản đối Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Bàn về việc Nguyễn Văn Đài kêu gọi toàn dân phản đối Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng


Mới đây trên một số diễn đài lề trái xuất hiện nhiều tin bài với nội dung xoay quanh việc nhà zân chủ - luật sư Nguyễn Văn Đài kêu gọi toàn dân phản đối Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những luận điệu cho rằng Cụ Tổng đáng kính của chúng ta độc tài, tham quyền cố vị...


Cũng rất dễ hiểu trước thái độ hằn học của các nhà zân chủ nói chung và cá nhân kẻ tâm thần chính trị lưu vong Nguyễn Văn Đài nói riêng khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử với sự tín nhiệm gần như tuyệt đối của đại bộ phận cử tri cả nước. Không tín nhiệm sao được khi trong những nhiệm kỳ bác Trọng lãnh đạo đất nước Việt Nam đã đạt được rất nhiều những thành tựu trong cả lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Nền kinh tế của đất nước luôn ở mức tăng trưởng dương dù là những thời điểm bị tàn phá nặng nề nhất của đại dịch Covid; an ninh quốc phòng được củng cố, đảm bảo; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh đi vào chiều sâu với nguyên tắc bất di, bất dịch là "đặt lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc làm cơ sở để điều tiết mọi hoạt động đối ngoại"... Đặc biệt là công cuộc phòng chống tham nhũng, chỉnh đối Đảng dưới sự phát động, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực mà còn tạo được niềm tin trong cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân...


Tuổi cao, sức yếu nhưng cụ Tổng vẫn phải gánh vác những trọng trách hết sức nặng nề của người lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Là người Việt Nam yêu nước chân chính không ai không thương yêu, cảm phục Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chỉ có những kẻ mang danh zân chủ, ngày đêm ủ mưu chống phá đất nước như Nguyễn Văn Đài mới buông ra những lời xuyên tạc về bác Trọng. 


Mấy ông zân chủ cuội có lẽ nên dành nhiều thời gian đi "vi hành", ngồi nhiều ở các quán trà đá vỉa hè hơn để nghe người dân họ nói sao về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không khó để nghe được một vài  câu nói như: khổ thân bác ý (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) già vậy rồi mà vẫn không được nghỉ ngơi vẫn phải làm việc; tầm này chưa ai đủ uy tín thay thế bác Trọng được đâu; chỉ mong bác Trọng luôn luôn mạnh khỏe để lãnh đạo đất nước... của bất kỳ một người dân Việt Nam nào!


Cũng bởi thế, việc Nguyễn Văn Đài kêu gọi toàn dân phản đối Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng càng thể hiện tư duy thiển cận, thái độ hằn học, tinh thần chống phá đất nước của các nhà zân chủ Việt. Sớm muộn gì đám "thiểu năng trí tuệ" này cũng sẽ phải trả giá cho những hành vi ngông cuồng của mình./.

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG LẠI LÀM TRÒ!

 NGUYỄN ĐÌNH CỐNG LẠI LÀM TRÒ!

Nguyễn Đình Cống được sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, được Đảng, Nhà nước ưu ái tạo điều kiện cho đi ăn học ở Liên Xô, trở thành
“Giáo sư”, “Tiến sĩ”, “Nhà giáo Nhân dân”, công tác tại một trong những trường đại học lớn của đất nước - Đại học Xây dựng. Nhưng sau khi về hưu ông đã “trở cờ”, thường xuyên có những bài viết xuyên tạc lịch sử và nói xấu Đảng và Nhà nước trên trên Internet và mạng xã hội. Đây có thể xem là một tội lỗi còn trên cả sự tha hóa, suy thoái của cá nhân, bởi thái độ vong ơn, bội nghĩa đối với đất nước, dân tộc, với chế độ xã hội chủ nghĩa của ông Cống hoàn toàn trái với đạo lý, truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tốt đẹp của dân tộc ta.


Trong khi cả hệ thống chính trị đang nỗ lực chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, an toàn, tiết kiệm để đảm bảo cuộc bầu cử được tổ chức thắng lợi, bình đẳng, đúng pháp luật thì vẫn không thiếu những người như Nguyễn Đình Cống lại tiếp tục xuyên tạc về tính dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật của cuộc đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Trên trang facebook cá nhân của hắn, thường xuyên đăng tải các bài viết có nội dung phản động, đặc biệt là trong thời gian gần đây, y đã đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc về nội dung, hình thức, phương pháp bầu cử đại biểu quốc hội. Tiêu biểu như bài viết “Suy nghĩ khi ứng cử vào đại biểu quốc hội” đăng trên trang facebook cá nhân và trang facebook Tiếng Dân New đã xuyên tạc vấn đề dân chủ và tính minh bạch trong bầu cử ở Việt Nam mà còn gây tâm lý hoang mang, chia rẽ lòng dân khi viết “Để cử tri chọn lựa được những đại biểu có trí tuệ thì phải thay đổi những quy định khắt khe về đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng viên, bãi bỏ việc hiệp thương, xóa bỏ quan điểm “Đảng cử dân bầu”. Không phải chỉ là việc mở rộng cửa cho người tự ứng cử mà phải là tạo ra sự tự do và dễ dàng cho họ, phải để họ lập chương trình tranh cử và vận động bầu cử. Có như thế thì cử tri mới dễ phát hiện ra những ứng viên kém năng lực để loại bỏ”…

 Cùng với đó, ngày 5/3/2021, trên trang faceook cá nhân, y tiếp tục cho đăng tải bài viết “Tại sao tôi vận động ứng cử vào Quốc hội”, trong đó đối tượng đã viết về cái gọi là “không biết không bầu”. Đối tượng khẳng định, “việc các cơ quan trung ương giới thiệu nhân sự bầu đại biểu Quốc hội về các địa phương để ứng cử là một biểu hiện của “Đảng cử, dân bầu”. Thế nên, việc cử tri bầu những người này chỉ là hình thức. Họ không đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cử tri mà chỉ bảo vệ lợi ích cho Đảng, nhằm “đàn áp” nhân dân”. Qua những lời ngụy biện trên, nhân vật này đã lợi dụng tính lan tỏa của mạng xã hội, kêu gọi cử tri thực hiện cái gọi là “không biết không bầu” trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tổ chức vào ngày 23-5-2021.

Thực chất, việc kêu gọi “không biết không bầu” là chiêu trò rất thâm hiểm. Bởi nó là một hình thức cổ vũ cho chủ nghĩa tự do vô chính phủ và chủ nghĩa dân túy. Mục đích là để tẩy chay vai trò lãnh đạo của Đảng với cách mạng Việt Nam, xóa bỏ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thực tế, nếu chỉ cần đọc các văn bản đã dẫn ở trên thì ai cũng nhận thấy hắn hoặc không đọc hoặc cố tình lợi dụng Chỉ thị 45 và các văn bản liên quan đến bầu cử nhằm hoạt động chống phá cuộc bầu cử này.

Phải chăng mục đích của những luận điệu xuyên tạc của Nguyễn Đình Cống là nhằm làm gia tăng căng thẳng, phức tạp thêm tình hình và kích động gây mất ổn định ở Việt Nam trong quá trình bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV của Đảng. Những người yêu nước Việt Nam chân chính hãy nêu cao cảnh giác cách mạng để không bao giờ bị kích động bởi kẻ “trở cờ”, phản bội Đảng, phản bội nhân dân như Nguyễn Đình Cống.

RFA và các “ông kễnh” zân chủ lại giởi trò “rạch mặt ăn vạ”

 RFA và các “ông kễnh” zân chủ lại giởi trò “rạch mặt ăn vạ”


Quả đúng như dự đoán của những người thạo tin trong cộng đồng mạng, sau khi Hùng Gàn bị bắt kiểu gì cánh báo chí lề trái hải ngoại cũng cộng tác với một số phần tử cơ hội chính trị trong nước giở trò “rạch mặt ăn vạ”. Chiêu trò mà chúng sử dụng chẳng có gì mới ngoài việc nhai đi nhai lại những luận điệu kiểu như: chính quyền ta vi phạm luật bầu cử, vi phạm Hiến pháp; Công an ta đàn áp những người tự ứng cử ĐBQH hay còn gọi là những ứng viên độc lập ...

Đài RFA có đoạn viết:


Ông Lê Trọng Hùng bị bắt ngay sau khi ông này có đơn đề nghị cơ quan chức năng bảo vệ mình trong quá trình ông vận động tranh cử đại biểu Quốc Hội. Ông Hùng là một trong hơn 70 người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.


Trước đó vào ngày 10/3, Facebooker Trần Quốc Khánh, 61 tuổi, cũng bị Công an tỉnh Ninh Bình bắt tạm giam với cáo buộc bị cho là đăng, phát livestream thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền Việt Nam. Ông Khánh bị bắt sau khi ông tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.


Có một vấn đề rất dễ nhận thấy là các nhà zân chủ đang cố tình đánh đồng giữa một người vi phạm pháp luật với một người công dân bình thường, một ứng viên ĐBQH. Để lập lờ đánh tráo bản chất sự việc nhằm xuyên tạc chủ trương của Đảng, Nhà nước và cổ xuý những hành vi chống phá chế độ, lừa phỉnh người dân trong nước, RFA còn ra điều phỏng vấn một số nhà zân chủ có thâm niên chống đối chính quyền như Nguyễn Quang A, Nguyễn Đình Cống... để “múa phụ hoạ”.

Cũng nực cười bởi Nguyễn Quang A và Nguyễn Đình Cống đều là những nhà zâm chủ mặt dày tự ứng cử ĐBQH ở những  nhiệm kỳ trước và hầu hết đều bị loại ngay từ vòng gửi xe bởi đạo đức, lối sống không đủ để người dân tại nơi cư trú tín nhiệm. Một phần là do vẫn còn đang cay cú, một phần là rắp tâm phá hoại cuộc bầu cử ĐBQH tới đây nên mấy “ông kễnh”  zân chủ này đã không tiếc lời xuyên tạc về việc những người vi phạm pháp luật nêu trên bị bắt. Nguyễn Quang A nói:

“Tôi nghĩ đấy là dấu hiện rất đáng lo ngại. Tất cả những người tự ứng cử mà không phải là người của họ thì đằng nào họ cũng gạt ra. Nhưng việc bắt người ta vì ra ứng cử thì đấy là một cái điều vi phạm hết sức trắng trợn bản thân hiến pháp của họ.” 

Một người vốn học rộng, uyên thâm như Nguyễn Quang A mà cũng có thể “phọt” ra được những lời rẻ tiền như vậy thì đúng là không bằng học sinh lớp 3. Xin hỏi ông, nếu là một người dân bình thường, sống, làm việc tuân thủ pháp luật thì Công an, luật pháp nào bắt nổi; nếu những nhà zân chủ như các ông có trách nhiệm thực sự với đất nước, với Nhân dân thì đâu đến nỗi ông và nhiều “zân chủ lão thành” khác lại bị loại ngay từ vòng hiệp thương tại nơi cư trú. 

Thử tưởng tượng nếu những ngươi tự ứng cử kia có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và đặc biệt là không có hành vi vi phạm pháp luật, có hành động đi ngược lại với lợi ích quốc gia dân tộc, ngược lại với nguyện vọng củ người dân thì chắc chắn không một ai không hoan nghênh, tín nhiệm họ làm ĐBQH cả. Nhưng rất tiếc, họ chả được cái nước gì ngoài việc cào phím, nói láo chống phá chế độ cả.

Đánh đồng người vi phạm pháp luật với người đủ tư cách làm ĐBQH không những là hành vi cổ vũ cho cái xấu, cho người phạm tội mà còn là sự vô sỉ. Càng cố xuyên tạc bản chất vấn đề càng tự biến mình thành Chí Phèo với chiêu trò “rạch mặt ăn vạ” đấy mấy “ông kễnh” zân chủ ạ!

QUÔC HỘI BẮT ĐẦU QUY TRÌNH NHÂN SỰ CHỦ CHỐT

 

QUÔC HỘI BẮT ĐẦU QUY TRÌNH NHÂN SỰ CHỦ CHỐT

Theo chương trình làm việc, ngày 30/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Chiều ngày 30/3/2021, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân.



Kết quả miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội như saucó 475 đại biểu tham gia bỏ phiếu (trong tổng số 480 ĐBQH), trong đó, có 473 phiếu hợp lệ, 01 phiếu không hợp lệ; 464 phiếu đồng ý (bằng 96.66% tổng số ĐBQH); 09 phiếu không đồng ý (bằng 1.87% tổng số ĐBQH). 

Kết quả miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia như sau: có 475 đại biểu tham gia bỏ phiếu (trong tổng số 480 ĐBQH), trong đó, có 472 phiếu hợp lệ, 02 phiếu không hợp lệ; 463 phiếu đồng ý (bằng 96.45% tổng số ĐBQH); 09 phiếu không đồng ý (bằng 1.87% tổng số ĐBQH).

Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân với tỷ lệ 89,38% ( 429/449 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, 15 đại biểu không tán thành, 5 đại biểu không biểu quyết).

Năm 2016, Quốc hội đã bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân giữ chức Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Bà là nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam và cũng là lãnh đạo nữ đầu tiên trong những chức danh chủ chốt, đứng đầu Đảng, Nhà nước. Bà cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã được trao tặng kỷ niệm chương hoạt động Quốc hội vì những đóng góp với hoạt động Quốc hội trong nhiệm kỳ vừa qua.

Từ nay đến hết ngày 8.4, Quốc hội sẽ dành chủ yếu thời gian để thực hiện công tác nhân sự. Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội - Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, miễn nhiệm và bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Cũng trong chiều 30/3/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Các đại biểu sau đó thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Theo đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ được giới thiệu làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Theo chương trình dự kiến, vào ngày 31/3, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia mới. Tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ nhậm chức./.

BẢN CHẤT CỦA MỘT NỀN DÂN CHỦ CÓ PHỤ THUỘC VÀO CHẾ ĐỘ “ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG”?

 BẢN CHẤT CỦA MỘT NỀN DÂN CHỦ CÓ PHỤ THUỘC VÀO CHẾ ĐỘ “ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG”?

Hiện nay nhiều “nhà dân chủ” cho rằng, đất nước Việt Nam phải “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” thì mới có dân chủ. Thậm chí họ còn cao giọng khẳng định những nước có thể chế chính trị đa đảng đều là những nước phát triển, là “quốc gia dân chủ”, người dân được sống với đầy đủ “quyền còn người” của mình . Vậy điều đó có đúng không? Tác giả xin đưa ra một vài ví dụ như sau:

Nước Mỹ hiện có 112 đảng, nhưng thực chất chỉ có Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền. Tuy bề ngoài là chế độ đa đảng đối lập, nhưng xét về bản chất thì đảng nào cầm quyền cũng là đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản –  giai cấp chiếm số ít trong xã hội, nhưng lại nắm phần lớn tài sản của đất nước. Chính phong trào “Chiếm phố Uôn” ở nước Mỹ năm 2011 đã vạch trần thực chất nền dân chủ của Mỹ là nền dân chủ phục vụ cho 1%, của 1%, vì 1% dân Mỹ; đó là các nhà tư bản tài phiệt.


Thái Lan là đất nước có thể chế chính trị đa đảng từ khá lâu ở Đông Nam Á. Nhưng nổi tiếng là đất nước của các cuộc đảo chính bởi sự tranh giành quyền lực giữa các đảng đối lập, gây bất ổn chính trị - xã hội không ngừng. Biểu tình một cách hòa bình để người dân thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình là quyền được coi là dân chủ, được pháp luật bảo đảm ở quốc gia này. Nhưng thực tế tình hình ở Thái Lan có phải như vậy không, hay do các tổ chức chính trị đối lập đã lạm dụng quyền đó lôi kéo quần chúng, tổ chức biểu tình, gây bạo loạn để thực hiện mưu đồ chính trị, lật đổ chính phủ hợp hiến, hợp pháp, mà họ cho rằng hiện không còn phù hợp. Đó là “Nghịch lý dân chủ” được biểu hiện ở Thái lan, cũng như phổ biến ở các nước “dân chủ đa đảng” lâu nay.

Đối với U-crai-na, kịch bản “nghịch lý dân chủ” diễn ra ở quốc gia này tương tự như Thái Lan, nhưng quy mô, tính chất phức tạp và hậu quả thì tệ hại hơn nhiều. U-crai-na nằm giữa Nga và phần còn lại của châu Âu, có vị thế địa – chính trị đặc biệt quan trọng. Để tranh giành địa – chính trị, một số cường quốc luôn tìm mọi cách can thiệp vào U-crai-na. Đặc biệt, các nước phương Tây ra sức giúp đỡ, hỗ trợ mọi mặt cho phe đối lập tổ chức cuộc “cách mạng cam”, “cách mạng đường phố” theo học thuyết “phản kháng phi bạo lực” – còn gọi là một “công nghệ chính trị” chuyên để lật đổ những chính quyền không tuân thủ “quỹ đạo” của họ. Chính vì lẽ đó mà “nghịch lý dân chủ” ở U-crai-na diễn ra khốc liệt, và hậu quả của nó cũng ghê gớm hơn ở Thái Lan rất nhiều cả về kinh tế, chính trị, xã hội và sinh mạng, đời sống con người. Dư luận đang nói nhiều đến những gì xảy ra ở U-crai-na thực sự là một thảm họa, không chỉ cho đất nước này mà cho cả hoà bình, an ninh ở khu vực và thế giới. U-crai-na đang đứng bên bờ suy sụp về kinh tế, chia rẽ sâu sắc và hỗn loạn về chính trị, xã hội, chia cắt về lãnh thổ. U-crai-na đang là tiêu điểm dư luận quốc tế, ám ảnh toàn nhân loại.

Xét về lịch sử ở Việt Nam đã từng có chế độ đa đảng để phục vụ cho yêu cầu chính trị lúc bấy giờ, nhưng rồi chính lịch sử đã phủ định, đào thải đa nguyên, đa đảng như một lựa chọn tất yếu, tự nhiên. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, xã hội Việt Nam đã có giai đoạn tồn tại nhiều đảng phái, với những xu hướng chính trị khác nhau. Năm 1946, trước yêu cầu của cách mạng, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố tự giải tán để thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu với sự tham gia của nhiều đảng phái đối lập, như: Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách)…, với mục tiêu chung là chống thực dân Pháp xâm lược, xây dựng hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước. Nhưng khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam, thì hai đảng đó cũng cuốn gói chạy theo, chỉ còn Đảng Cộng sản Việt Nam là trung thành với lý tưởng của mình, lãnh đạo nhân dân phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc đánh đuổi thực dân Pháp, sau đó là đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, mang lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, đưa cả nước đi vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được nhiều thành tựu to lớn, làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao; dân chủ xã hội ngày càng được bảo đảm… Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc trước kia, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Vậy là cả Mỹ, Thái Lan và U-crai-na đều là những quốc gia “dân chủ đa đảng”, nhưng thực tế những quyền dân chủ cơ bản nhất về chính trị, kinh tế, đời sống của người dân ở đó đã và đang bị xâm phạm, bị tước đoạt bởi chiến dịch biểu tình, bạo loạn lật đổ hay vì lợi ích cá nhân của các nhà tư bản. Từ hiện thực trên cho thấy rõ: một nền dân chủ thực sự không phụ thuộc vào thể chế chính trị đa đảng hay một đảng, mà cốt yếu là phụ thuộc bản chất của chế độ đó được thể hiện qua đường lối, chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền thực sự tiêu biểu cho tinh hoa trí tuệ, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền lợi của toàn thể nhân dân, dân tộc là nhân tố quyết định một nền dân chủ thực sự và sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước./.

HIỂU RÕ HƠN VỀ VẬN ĐỘNG TRANH CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

 

HIỂU RÕ HƠN VỀ VẬN ĐỘNG TRANH CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

Chỉ còn khoảng chưa đầy hai tháng nữa là sự kiện chính trị quan trọng nhằm chọn ra những đại biểu tiêu biểu nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, đó là ngày toàn dân đi bỏ phiếu để bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026 (ngày 23/5/2021). Có nhiều cử tri đặt câu hỏi, những người ứng cử tham gia vận động tranh cử liệu có minh bạch, công bằng? và nhiều đối tượng có ý đồ chống phá cũng nhắm vào vấn đề này để xuyên tạc, bôi lem công tác vận động tranh cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân.

Tác giả xin giải thích để quý độc giả, cử tri hiểu rõ hơn về vấn đề vận động tranh cử như sau: Những người tham gia ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân phải tuân thủ đúng nguyên tắc vận động bầu cử và không thực hiện những hành vi bị cấm trong vận động tranh cử được quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015:

* Việc vận động bầu cử phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

2. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó;

3. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử.

* Những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử bao gồm:

1. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác;

2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử;

3. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình;

4. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

Bên cạnh đó, khi phát hiện có biểu hiện vi phạm những nguyên tắc trên trong quá trình bầu cử, cử tri có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết khiếu nại tố cáo làm ngăn chặn những hành vi gian lận, tiêu cực gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.

HIỂU RÕ HƠN VỀ VẬN ĐỘNG TRANH CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

Để cuộc bầu cử diễn ra khách quan và đạt hiệu quả cao nhất việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp là hết sức quan trọng. Để nhân dân có thể phát hiện và khiếu nại những hành vi vi phạm trong vận động tranh cử và bầu cử. Thực hiện được việc đó giúp những cử tri đưa ra những quyết định sáng suốt, khách quan nhất từ đó mới có thể chọn ra được những đại biểu thực sự tốt, thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Thành công của cuộc bầu cử sẽ quyết định không nhỏ đến vận mệnh và sự phát triển của đất nước. Vì thế việc thực hiện bầu cử một cách minh bạch phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong bầu cử có ý nghĩa hết sức quan trọng, mỗi cử tri cần phải phát huy hết quyền và nghĩa vụ của mình trong những lá phiếu của mình góp phần tạo nên thành công cuộc bầu cử./.