Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

HIỂU RÕ HƠN VỀ VẬN ĐỘNG TRANH CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

 

HIỂU RÕ HƠN VỀ VẬN ĐỘNG TRANH CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

Chỉ còn khoảng chưa đầy hai tháng nữa là sự kiện chính trị quan trọng nhằm chọn ra những đại biểu tiêu biểu nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, đó là ngày toàn dân đi bỏ phiếu để bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026 (ngày 23/5/2021). Có nhiều cử tri đặt câu hỏi, những người ứng cử tham gia vận động tranh cử liệu có minh bạch, công bằng? và nhiều đối tượng có ý đồ chống phá cũng nhắm vào vấn đề này để xuyên tạc, bôi lem công tác vận động tranh cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân.

Tác giả xin giải thích để quý độc giả, cử tri hiểu rõ hơn về vấn đề vận động tranh cử như sau: Những người tham gia ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân phải tuân thủ đúng nguyên tắc vận động bầu cử và không thực hiện những hành vi bị cấm trong vận động tranh cử được quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015:

* Việc vận động bầu cử phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

2. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó;

3. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử.

* Những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử bao gồm:

1. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác;

2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử;

3. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình;

4. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

Bên cạnh đó, khi phát hiện có biểu hiện vi phạm những nguyên tắc trên trong quá trình bầu cử, cử tri có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết khiếu nại tố cáo làm ngăn chặn những hành vi gian lận, tiêu cực gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.

HIỂU RÕ HƠN VỀ VẬN ĐỘNG TRANH CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

Để cuộc bầu cử diễn ra khách quan và đạt hiệu quả cao nhất việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp là hết sức quan trọng. Để nhân dân có thể phát hiện và khiếu nại những hành vi vi phạm trong vận động tranh cử và bầu cử. Thực hiện được việc đó giúp những cử tri đưa ra những quyết định sáng suốt, khách quan nhất từ đó mới có thể chọn ra được những đại biểu thực sự tốt, thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Thành công của cuộc bầu cử sẽ quyết định không nhỏ đến vận mệnh và sự phát triển của đất nước. Vì thế việc thực hiện bầu cử một cách minh bạch phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong bầu cử có ý nghĩa hết sức quan trọng, mỗi cử tri cần phải phát huy hết quyền và nghĩa vụ của mình trong những lá phiếu của mình góp phần tạo nên thành công cuộc bầu cử./.

Không có nhận xét nào: