Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Lạm bàn chuyện các tổ chức phản động VOICE, RISE, … vận động ECOSOC cấp vị thế tham vấn?

 

Lạm bàn chuyện các tổ chức phản động VOICE, RISE, … vận động ECOSOC cấp vị thế tham vấn?


Để có tư cách trực tiếp tham gia các chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ (NGO) phải được Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) cấp vị thế tham vấn. Đây là cơ chế được coi như là “cửa ngõ” cho các tổ chức NGO khả năng tiếp cận với ECOSOC, các cơ chế nhân quyền khác của Liên Hiệp quốc, được tham gia và phát biểu tại các cuộc họp công khai và không chính thức của Liên Hiệp quốc.

Vì lẽ đó, để có quyền phát biểu tại các kỳ UPR năm 2014 và 2019 của Việt Nam, các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam như VOICE, BPSOS, … đã xin thông qua một số NGO nước ngoài từng được ECOSOC cấp vị thế tham vấn.  Song song với đó, họ cũng liên tục nộp đơn xin cấp vị thế tham vấn, để đỡ phải tham gia nghị trình của Liên Hiệp Quốc qua một tổ chức trung gian. Tuy nhiên, dự định của họ vẫn chưa thành công, vì các đơn mà họ nộp thường bị Liên Hiệp Quốc từ chối vì liên quan đến những hoạt động không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc - như kích động ly khai và bạo động vũ trang. Hai vụ bác đơn này cho thấy làng zân chủ Việt Nam là một bức tranh rất phức tạp, nhuộm nhoạm, nhiều “tổ chức nhân quyền” không hề đại diện cho cái chính nghĩa mà họ viện dẫn, “dân chủ” chẳng qua chỉ là cái vỏ bọc cho hoạt động chống phá cực đoan.

Xem link:

(1) https://tuoitre.vn/ecosoc-chinh-thuc-bac-don-xin-huong-qui-che-tu-van-cua-fva-42884.htm

(2) https://nhandan.com.vn/tin-tuc-the-gioi/lhq-bac-don-cua-kkf-xin-huong-quy-che-tu-van-voi-ecosoc-393546/

Tuy nhiên, gần đây, có tin đồn rằng một số tổ chức phản động lưu vong, như VOICE và RISE, tiếp tục vận động mạnh việc xin Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) cấp vị thế tham vấn cho mình dưới sự hậu thuẫn quyết liệt từ Mỹ và đồng minh. Nếu thành công, những tổ chức phản  động lưu vong này có quyền trực tiếp tham gia các chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc - như các cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền hay các phiên điều trần UPR. Sự nỗ lực và kiên trì này của họ xuất phát từ một số lý do sau:

Thứ nhất, họ muốn quốc tế hóa vai trò và tăng ảnh hưởng lên “phong trào dân chủ Việt”. Ở cuộc họp năm 2017, Đinh Thảo chỉ được phát biểu vỏn vẹn 90 giây, do CIVICUS phải chia cơ hội phát biểu cho các tổ chức khác trong mạng lưới, nhưng cũng đủ để VOICE phát động chiến dịch tuyên truyền rầm rộ về bài phát biểu và mô tả nó như một cột mốc trưởng thành của giới chống Cộng người Việt. Bản thân Đinh Thảo cũng tỏ ra đặc biệt xúc động về bài phát biểu này, khi gọi nó là “90 giây dài nhất trong cuộc đời” của Thảo (sic).





 Trong bối cảnh hiện nay - khi các tổ chức nhân quyền quốc tế đang dồn sự ưu tiên cho những điểm nóng như Myanmar, Bắc Triều Tiên, điểm nóng Trung Đông hay Hong Kong và Tân Cương thì vấn đề Việt Nam xem như chỉ là “bới bèo ra bọ”. Dù xin đượcECOSOC cấp vị thế tham vấn, chẳng qua, về bản chất, là tạo danh tiếng và so đo về “đẳng cấp” cũng như tranh giành ảnh hưởng với “phong trào dân chủ quốc nội” giữa các tổ chức phản động lưu vong với nhau mà thôi.

Thứ hai, nếu VOICE, RISE, BPSOS… được ECOSOC cấp vị thế tham vấn, họ có thể chuyển thành một mạng lưới như CIVICUS, và cấp quyền phát biểu tại Liên Hiệp Quốc cho các tổ chức nhỏ hơn. Nếu tình huống này xảy ra, khuynh hướng tập trung quyền lực trong làng dân chửi sẽ được tăng tốc, khiến quyền lực dồn hết vào tay vài tổ chức được nước ngoài công nhận. Những tổ chức lớn sống bằng tiền tài trợ của nước ngoài (như VOICE, RISE và BPSOS) sẽ áp đảo những tổ chức nhỏ sống bằng tiền quyên góp của cá nhân (như CHTV, Chính phủ Đào Minh Quân…), và quản lý họ bằng một cơ chế xin-cho. “Mâu thuẫn giai cấp” giữa các nhà dân chửi, mà luật sư Lê Luân từng mô tả gần đây, sẽ chỉ có thể tăng lên trong tình huống đó:



Cuối cùng, cho dù thực tế có được cấp vị thế này hay không thì các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam này lâu này vẫn lê la tiếp cận các NGO nhân quyền, các dân biểu, nhân viên Chính phủ các nước Mỹ, phương  Tây và đồng minh để “tố cáo” cái gọi là “vi phạm nhân quyền”, đòi can thiệp vào Việt Nam, đòi loại bỏ Việt Nam khỏi các vị trí ứng cử như thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ kỳ trước, đòi các quốc gia Mỹ, EU trừng phạt Việt nam hoặc hủy bỏ ký kết thương mại…Kết quả hàng chục năm miệt mài, lăn lộn, ai cũng đều thấy rõ: uy tín và ảnh hưởng Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, số phiếu bầu cho Việt Nam vào HĐNQ kỳ trước cao nhất trong số các ứng cử viên, chính sách ngoại giao của Việt Nam được các nước, dù là đối nghịch về chính trị thừa nhận và ủng hộ, Việt Nam cũng đã xây dựng cơ chế đối thoại nhân quyền trực tiếp với các nước Mỹ và EU cũng như một số đồng minh Phương Tây đều đang đem lại kết quả đáng ghi nhận…Còn xét về bản chất, tiếng nói của mấy tổ chức chống cộng này vẫn được phản ánh đều đều qua mấy NGO lớn về nhân quyền (không sai chữ nào) như báo cáo tự do dân chủ hàng năm của Freedom House chẳng hạn.

Bởi vậy, dù có được hiện diện ở các cơ quan Liên Hiệp quốc với tư cách đi ké hay tư cách “chính chủ” thì cũng chỉ tăng thời lượng phát biểu từ 90 giây lên 2 -2,5 phút và nó cũng chỉ có tác dụng đánh bóng tên tuổi, lòe bịp đồng bọn trong nước và lừa đảo kiều bào hải ngoại dốc ví của mấy kẻ đầu lậu gom tiền nối dài của Việt tân như VOICE, RISE hay BPSOS luôn công khai đối đầu với các nhóm Việt tân vì tranh giành ảnh hưởng và vì hiểu chất nhau quá rõ mà thôi.

Không có nhận xét nào: