KIỆN TOÀN CHỨC DANH LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC LÀ TẤT YẾU KHÁCH QUAN
Được tin tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra vào ngày 27 tháng 3 năm 2021 có một nội dung quan trọng là bầu các chức danh lãnh đạo quan trọng của Nhà nước mà các “ngài dân chủ” lại cầm loa đi khắp nơi rêu rao, xuyên tạc bản chất cuộc họp này. Theo quy trình, quy định của Đảng, Quốc hội thì việc bầu các chức danh quan trọng đó là tất yếu, khách quan, các nhà “dân chủ” đã tìm hiểu kỹ chưa mà náo loạn hết cả lên vậy. Để tôi giải thích cho các “ngài” rõ nhé.
Theo chương trình dự kiến được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công tác nhân sự sẽ được Quốc hội tập trung tiến hành từ ngày 30/3. Trong đó có các chức danh chủ chốt sẽ được bầu như: Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chánh an tòa án nhân dân tối cao. Với nhân sự bên Đảng, thuộc thẩm quyền của Trung ương, Bộ Chính trị thì có thể kiện toàn ngay. Nhưng với nhân sự lãnh đạo chủ chốt Nhà nước thì liên quan đến quy định của Hiến pháp, pháp luật nên phải thực hiện theo quy trình nhân sự ở Quốc hội.
Trước hết, về thẩm quyền, Quốc hội khóa nào cũng có quyền lực trong việc bầu hay phê chuẩn nhân sự lãnh đạo Nhà nước. Vì thế, Quốc hội hiện tại đủ quyền hạn làm nhiệm vụ này, không nhất thiết chờ khóa mới.
Thứ hai, Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Khi Đại hội xong, nhân sự lãnh đạo của Đảng có sự thay đổi nên phải cử cán bộ đảm nhiệm các vị trí trong hệ thống chính trị để đảm bảo sự lãnh đạo liên thông, liên tục. Đại hội XIII vừa diễn ra, có sự thay đổi các cá nhân phụ trách nên cần sớm kiện toàn để đảm bảo thực quyền của Đảng đối với Nhà nước.
Thứ ba, Nhà nước Việt Nam có 3 nhánh quyền lực là lập pháp, hành pháp, tư pháp. Sau khi thay đổi bộ máy của Đảng thì người đứng đầu nhánh quyền lực phải được trao quyền mới đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Việc này cần sớm tiến hành để đảm bảo sự liên tục trong thực hiện quyền lực và kiểm soát quyền lực. Kiện toàn sớm các chức danh giúp sự lãnh đạo không bị gián đoạn, không bỏ trống quyền lực trong hệ thống chính trị.
Thực tế có trường hợp trong cơ chế lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước chưa thực sự ăn khớp. Kiện toàn sớm là làm cho bộ máy ăn khớp và đồng bộ hơn, đưa bộ máy trở về vận hành đúng chức năng, nhiệm vụ theo chu kỳ mới một cách liên tục.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo Nhà nước theo một quy trình hoàn toàn hợp lý, thống nhất, đảm bảo sự lãnh đạo liên tục ở các cơ quan, ban ngành. Việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo nhà nước trong kỳ họp Quốc hội sắp tới là một bước đi quan trọng, hợp lý.
Thế các “ngài dân chủ” còn thắc mắc gì nữa không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét