Việt Nam kiên định với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Hình ảnh: Bài viết xuyên tạc trên blog danlambao
Việt Nam kiên định đi theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ khi tiến hành công cuộc đổi mới. Đây là vấn đề rường cột trong nội dung đổi mới và rất phức tạp, đòi hỏi sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy, trong nhiều nhiệm kỳ đại hội vấn đề này luôn được coi là một nội dung trọng tâm, cần phải được quán triệt cả về nhận thức và hành động. Thành tựu 35 năm của công cuộc đổi mới đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã được chứng minh rõ qua hình ảnh đất nước Việt Nam đổi mới, hội nhập sâu rộng và những con số xác thực về giá trị của nền kinh tế Việt Nam từ xuất nhập khẩu cho đến đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Có thể thấy với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế xã hội thì đây là thành công lớn mặc dù so với giai đoạn 10 năm 2011-2020 là thấp nhất đối với bản thân đất nước chúng ta. Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu kép vừa chống dịch hiệu quả vừa đảm bảo giữ vững phát triển kinh tế trong năm 2020 đầy biến động của dịch bệnh toàn cầu Covid-19 và thiên tai. Nhắc đến nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa: Ngay từ Đại hội VI của Đảng mở đầu công cuộc đổi mới, đã đưa ra đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trên cơ sở củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa và sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác, khẳng định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa xã hội.
Với những kết quả đạt được khi Việt Nam kiên định xây dựng và đi theo nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo 2021-2030 được Đảng và Nhà nước ta xác định rõ cần hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trên thực tế chúng ta đều nhận thấy, sự ổn định của hệ thống chính trị tại Việt Nam, vị thế của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế là những cơ hội, sức thu hút đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam từ đó chúng ta tiếp tục đạt nhiều thành tựu cả về kinh tế, quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền lãnh thổ đất nước. Trong tình hình thế giới và khu vực có nhiều bất ổn như: xung đột ở Trung Đông, một số nước trong nhóm SNG, tình hình chính trị bất ổn ở Thái Lan, Myanmar, thậm chí là nước Mỹ hậu bầu cử, nhiều nước trên thế giới chưa thể kiểm soát được đại dịch Coid-19 thì những gì Việt Nam đang có được luôn khiến cộng đồng thế giới đánh giá cao, đồng thời công cuộc chống tham nhũng của Việt Nam ngày càng đạt hiệu quả, tạo dựng được niềm tin trong quần chúng nhân dân, tang trưởng kinh tế dương trong giai đoạn khủng hoảng của thế giới cho thấy sự lãnh đạo sang suốt, tài tình của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho dù các trang blog phản động, các nhà rận chủ có tuyên truyền, xuyên tạc thì Việt Nam vẫn tiếp tục hòa bình, ổn định và phát triển đặc biệt là nền kinh tế thị trưởng định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam kiên định đi theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét