Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

Nghĩ gì khi Việt Tân ca ngợi đạo đức của Ngô Đình Diệm?

 

Nghĩ gì khi Việt Tân ca ngợi đạo đức của Ngô Đình Diệm?

Như thông lệ, trước dịp 30/04 hằng năm, các nhóm chống Cộng cờ vàng lại dồn dập đăng các bài viết ca ngợi Ngô Đình Diệm. Chẳng hạn, một bài viết trên fanpage của đảng Việt Tân đã ca ngợi ông Diệm là “đức độ”, “liêm khiết”, “vô ngã”, “tự quên thân mình để hiến trọn đời cho quê hương xứ sở”… Bằng những hoạt động tuyên truyền kiểu này, họ cố biến Ngô Đình Diệm thành một thần tượng chính trị, rồi dùng hình ảnh ông Diệm để quảng bá cho chế độ Việt Nam Cộng hòa mà họ định phục hồi. Tuy nhiên, những lập luận ca ngợi Ngô Đình Diệm vốn dĩ thiếu trung thực, và ý định biến ông Diệm thành thần tượng chỉ thể hiện sự tuyệt vọng của giới chống Cộng.



Để xem Ngô Đình Diệm có “vô ngã” hay không, hãy xem chính sách phân biệt đối xử mà ông ta áp dụng trong lĩnh vực tôn giáo. Trong khi Diệm dành mọi ưu đãi cho Công giáo, tức tôn giáo của gia đình mình, ông ta đã thẳng tay đàn áp và o bế mọi tôn giáo khác. Chẳng hạn, nếu trong giai đoạn 1955-1963, kỳ nghỉ lễ Giáng sinh của các trường học dài đến 15 ngày, thì vào năm 1956, lễ Phật Đản lại bị loại ra khỏi danh sách các ngày lễ của quốc gia. Năm 1959, Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt Việt Nam Cộng hòa dưới "sự bảo trợ của Đức Mẹ Maria", và thiên vị người Công giáo trong mọi cơ quan nhà nước. Dưới thời Ngô Đình Diệm, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa có 3 đời Chủ tịch liên tiếp là người Công giáo, và 30% số dân biểu là người Công giáo, trong khi tỉ lệ người Công giáo trên cả nước chỉ là 10%. Cho đến năm 1963, trừ thị trưởng Đà Lạt là người theo Phật giáo, tất cả các tỉnh trưởng, thị trưởng tại miền Trung và Tây Nguyên đều là tín đồ Thiên chúa giáo. Ngoài ra, chính quyền Diệm cũng cướp đất của nhiều chùa Phật giáo để xây nhà thờ. Ngày 27/07/1961, quân VNCH bắn hàng loạt đạn cối vào chùa Cao Dân, xã Tân Lộc (Cà Mau) khi 200 người dân và sư sãi Khmer đang làm lễ nhập hạ, khiến 20 người chết hoặc chịu thương tích.

Cần lưu ý rằng Ngô Đình Diệm không hỗ trợ Công giáo một cách vô tư. Ông muốn biến tôn giáo này thành công cụ để thiết lập một nhà nước độc tài, do gia đình ông toàn quyền điều khiển. Trong cuốn “Thập giá và lưỡi gươm”, Linh mục Trần Tam Tỉnh nhận xét:

 “Từ năm 1955 đến năm 1963 là thời vàng son của chủ nghĩa cha chú, với những lợi ích thật chẳng có bao nhiêu, nhưng với những hà lạm gây nhiều tiếng tăm hơn, nhất là trong khi dân chúng gồm 90% là người ngoài Công giáo mà bị kìm hãm dưới một thứ “Chính phủ Công giáo”. Khắp nơi, ở thành phố cũng như tại nông thôn, chiếc áo chùng thâm là biểu tượng của quyền thế.      

... (Ngô Đình Diệm) chỉ chấp nhận một đảng duy nhất là Đảng Cần lao, được thành lập và khuynh loát bởi ông em Ngô Đình Nhu, làm nòng cốt cho cái ông gọi là Phong trào Cách mạng quốc gia... Hệ tư tưởng của Đảng này và của phong trào là “thuyết vị nhân”. Chỉ có một trường đào tạo duy nhất là “Trung tâm đào tạo nhân vị”, do một người anh của Tổng thống là Giám mục địa phận Vĩnh Long, Ngô Đình Thục sáng lập. Là người Công giáo hay không, tất cả công chức đều phải qua một khóa học tập ít nhất là một tháng tại đó. Các lớp học đều do các linh mục đảm nhiệm, nhồi nhét những khái niệm về nhân bản con người được Thiên Chúa sáng tạo, giảng về những điều lầm lạc của Phật giáo, Khổng giáo, về các tội ác của Cộng sản… Cuộc “tẩy não” này do chính các linh mục thực hiện.”

Những chính sách tham lam và tàn bạo của Ngô Đình Diệm đã làm mất lòng cả dư luận quốc tế lẫn Vatican. Trong 3 tháng sau chiến dịch đàn áp Phật giáo năm 1963, nhiều vị lãnh đạo trên thế giới, kể cả Giáo hoàng Phaolô VI và các tổ chức Công giáo, đã lên án Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Thục đến Vatican nhưng không được Giáo hoàng tiếp.

Những biểu hiện này có cho thấy Ngô Đình Diệm là một lãnh đạo “đức độ”, “liêm khiết”, “vô ngã”, như Việt Tân đang tuyên truyền hay không? Qua chiến dịch ca ngợi Ngô Đình Diệm của Việt Tân, có thể thấy tổ chức này sẵn sàng vứt bỏ đạo đức và bóp méo sự thật để giành quyền lực chính trị.

Không có nhận xét nào: