Nguyễn Văn Hóa có thuộc về một phong trào biểu tình bất bạo động không?
Lâu nay, giới chống Cộng vẫn thường tô vẽ một số gương mặt trẻ trong đội ngũ của họ thành “tượng đài”để giới trẻ Việt Nam noi theo. Khi làm việc này, họ đã thực hành đúng bài vở trong các sách hướng dẫn làm cách mạng đường phố do người Mỹ soạn – vốn từng được áp dụng để xây dựng hình ảnh cho Joshua Wong ở Hong Kong và Wael Ghonim ở Ai Cập. Nguyễn Văn Hóa - người từng lĩnh án 7 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” vào năm 2017 – chính là một trong những nhà chống Cộng trẻ đang được tô vẽ thành “tượng đài” như vậy.
Tuy nhiên, giới trẻ Việt Nam có nên noi theo Hóa không, đó lại là một chuyện hoàn toàn khác.
Theo mô tả của giới chống Cộng, thì Nguyễn Văn Hóa đã bị bắt do quay phim và đưa tin về “phong trào biểu tình bất bạo động” vào năm 2016 và 2017, do ngư dân tự tiến hành để phản đối vụ xả thải gây ô nhiễm biển của nhà máy thép Formosa. Tuy nhiên, trong thực tế, phong trào biểu tình này được đạo diễn bởi đảng Việt Tân cùng những linh mục Công giáo cực đoan ở các tình miền Trung, nhằm tạo ra một cuộc cách mạng đường phố để lật đổ Nhà nước Việt Nam. Và nó cũng không bất bạo động.
Tính chất bạo động đã hiện diện rải rác suốt đợt biểu tình. Ngay từ cuộc biểu tình đầu tiên (hôm 07/07/2016), người biểu tình đã dùng gậy gộc và gạch đá tấn công cảnh sát, trong khi cảnh sát đánh bằng dùi cui khiến một số người bị thương. Tối 02/04/2017, sau một vụ xô xát giữa công an và nhóm cầm đầu biểu tình, một trong số này là Hoàng Đức Bình (đảng viên Việt Tân) đã “bao vây, tấn công tổ tuần tra của Công an huyện Lộc Hà và Công an xã Thạch Bằng, làm 1 đồng chí công an bị thương; bao vây, đập phá tài sản nhà trưởng công an xã Thạch Bằng”. Ngày hôm sau, các linh mục và nhóm đảng viên Việt Tân đã kéo đoàn biểu tình đến chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà và đập phá tài sản. Trước đó, đoàn biểu tình cũng chặn Quốc lộ 1A và dùng gạch đá tấn công những xe định vượt qua điểm chặn, khiến giao thông ách tắc trong nhiều giờ. Có thể nói chính những biến cố “nóng” này, cùng việc đảng Việt Tân đưa biểu tượng chiếc ô của “cách mạng dù vàng Hong Kong” vào đoàn biểu tình, đã khiến nguy cơ về một cuộc cách mạng đường phố trở nên quá rõ ràng, và góp phần khiến Nguyễn Văn Hóa bị truy tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” chỉ 3 ngày sau đó (sau khi bị bắt tạm giam vì tham gia đảng Việt Tân từ tháng 01/2017).
Sau 10 năm bùng phát, các cuộc cách mạng đường phố ở Bắc Phi và Trung Đông đã chỉ khiến vùng đất này chìm vào nội chiến, hỗn loạn, suy thoái, ngoại thuộc. Có nên tôn vinh Nguyễn Văn Hóa không, khi phong trào biểu tình mà Hóa đại diện vừa không làm tròn lời hứa “bất bạo động” của mình, vừa nằm trong kế hoạch tạo ra một cuộc cách mạng đường phố như thế?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét