Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

SỰ THẬT VỀ THỜI GIAN TRỊ VỊ CỦA 18 ĐỜI HÙNG VƯƠNG

 SỰ THẬT VỀ THỜI GIAN TRỊ VỊ CỦA 18 ĐỜI HÙNG VƯƠNG

Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, với mỗi người dân đất Việt, Giỗ Tổ Hùng Vương luôn là ngày đồng bào cùng hướng về cội nguồn và Đền Hùng hội tụ linh khí là nơi bốn phương con cháu muôn đời phụng thờ công đức tổ tiên, lưu truyền ghi nhớ: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Công đức các Vua Hùng được lưu truyền từ đời này qua đời khác, được cộng đồng tôn thờ, biết ơn. Đây là cội nguồn của tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc Việt. Việc thờ phụng các Vua Hùng làm sâu sắc hơn ý thức về cội nguồn dân tộc, hình thành tinh thần tự cường dân tộc, ý thức độc lập tự chủ của dân tộc. Với ý nghĩa đó, Giỗ Tổ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại khu di tích lịch sử Đền Hùng (trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh) bắt nguồn từ thời đại các Vua Hùng với niềm tin cả dân tộc có cùng một nguồn cội (Tổ) - chung giống nòi “con Rồng cháu Tiên”. Từ trung tâm đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như một dòng chảy bất tận, có sức sống lâu bền lưu truyền từ đời này qua đời khác, lan tỏa và trải rộng khắp chiều dài và chiều rộng đất nước, dù đất nước khi thịnh, khi suy, khi chiến tranh, loạn lạc hay thịnh trị, thái bình. Được duy trì từ bao đời đến muôn đời, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ thấm đẫm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà còn hiển hiện sinh động tinh thần đại đoàn kết dân tộc được lưu truyền, bồi đắp suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Năm 2007, Quốc hội chọn ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm làm ngày Quốc giỗ nhằm ghi nhớ công ơn các vị vua Hùng.


Tuy nhiên, thời gian qua, đang xuất hiện trên mạng xã hội là những bài viết mang tính chất châm biếm về bảng danh sách các đời vua hùng được xuất bản trong cuốn sách “Thế thứ các triều vua Việt Nam”(Nhà xuất bản Giáo dục, 2008, trang 14-15), đặc biệt là của lũ kền kền đang chia sẻ bài viết với tựa đề “Vua Hùng chỉ là luận điệu của bọn dối trá”. Trong bài viết đó, các đối tượng đưa ra danh sách các đời Vua Hùng cùng thời gian trị vị đất nước của các đời Vua Hùng. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vài bảng danh sách đó thì mỗi đời vua hùng đều sống trên 200 năm, đây là điều không thể ở thời kỳ đó. Dựa vào đó, lũ kền kền thay phiên nhau xuyên tạc, nói xấu chế độ là mị dân gây hiểu lầm rất lớn trong quần chúng nhân dân. Bài viết hôm nay, tác giả xin phép được làm sáng tỏ vấn đề này?

Trong “Thế thứ các triều vua Việt Nam” (Nhà xuất bản Giáo dục, 2008, trang 14-15), nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần viết đích danh 18 vị vua Hùng, đây cũng là chủ đề đang bàn tán ngày nay.

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính. 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm. Con số này cũng có nhiều giả thuyết.

Chỉ có 18 đời vua mà cai trị 2.622 năm đã gây ra không ít hoài nghi, tuy nhiên trong các bản Ngọc phả, thần tích như bản “Ngọc phả Hùng Vương” được soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (980) đời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) nhà Tiền Lê thì không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với tổng cộng 180 đời vua:

“Dĩ thượng Hùng đồ thập bát diệp, tỷ phú truyền cơ thái bảo, nhất bách thập bát đại đế vương tốn vị nhất thống sơn hà”

Nghĩa là: “Mười tám nhành nhà Hùng, ngọc tỷ và ấn tín truyền quyền đại bảo trong khoảng 180 đời nhường ngôi đế vương, một mối non sông xa thư trị nước”.

Nhiều tác phẩm khác như “Tân đính Lĩnh Nam chích quái” của nhà sử học thời Hậu Lê là Vũ Quỳnh cũng viết là 18 ngành vua Hùng.

Trong Ngọc phả Hùng Vương thì chữ “đời” phải hiểu là chữ “thế” trong Hán tự có nghĩa là không phải một đời người mà là “một dòng gồm nhiều đời”. Hiện ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa” thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế/chi/nhành Hùng Vương thứ 18.

Qua đây, ta có thể thấy rằng, một đời vua hùng cũng chỉ trị vì khoảng hơn 20 năm chứ không phải 200 năm như bọn kền kền xuyên tạc. Chia sẽ nền văn hóa là tốt nhưng phải hiểu cho đúng, cặn kẽ thì hãy phán. Tác giả cho rằng, bọn kền kền với trình độ học vấn uyên thâm của mình cũng thừa biết, thừa hiểu và đã tìm hiểu vấn đề này nhưng bọn chúng cố tình không hiểu, cố tình xuyên tạc sự thật để phán xét chế độ, làm giảm lòng tin của nhân dân với chế độ. Đây cũng là thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng trong thời gian vừa qua, cái gì còn mập mờ, chưa hiểu rõ là chúng nhét chữ vào bài viết của tác giả rồi xuyên tạc, coi đó là chủ trương, là đường lối sai lầm của chế độ. Qua đây, chúng ta cần hết sức cảnh giác khi tham gia mạng xã hội, đặc biệt cần bình tĩnh, tìm hiểu kỹ càng trước khi chia sẽ các bài viết xuyên tạc, phản động, tránh để bản thân bị các đối tượng phản động dắt mũi tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước

Không có nhận xét nào: