Thấy gì khi Ân xá Quốc tế đòi Việt Nam điều tra nhóm hacker đã tấn công VOICE?
Cuối tháng 02/2021, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã tung ra một loạt bài viết cáo buộc rằng Chính phủ Việt Nam có liên quan đến Ocean Lotus - một nhóm hacker thường xuyên dùng phần mềm gián điệp để đột nhập vào hòm thư của các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam. Theo loạt bài này, thì từ năm 2018 đến 2020, Ocean Lotus đã tấn công ít nhất 2 mục tiêu, là blogger Bùi Thanh Hiếu (hiện đang tị nạn ở Đức) và tổ chức VOICE (đặt trụ sở tại Philippines). Loạt bài này không phải là một động thái riêng lẻ của Ân xá Quốc tế; thay vào đó, nó được phát triển từ các dữ liệu và kiến nghị mà tổ chức này đã đưa ra trong báo cáo “Để chúng tôi thở” - một báo cáo xoay quanh tình hình tự do trên Internet tại Việt Nam, xuất bản vào năm 2020.
Đáng chú ý, trong cả báo cáo “Để chúng tôi thở” lẫn loạt bài vừa nêu, tổ chức Ân xá Quốc tế đều khuyến nghị Việt Nam “tiến hành một cuộc điều tra độc lập, khách quan và minh bạch” về các vụ tấn công vừa nêu, để xem nhóm hacker Ocean Lotus có hay không có liên hệ với “các cơ quan chính phủ cụ thể”.
Thoạt nhìn, khuyến nghị này có vẻ rất chính nghĩa, Ân xá quốc tế như đang đóng vai bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân, tổ chức "đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam". Nhưng nếu phân tích kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy nó rất lố bịch, hàm chứa mưu đồ đen tối, thường gặp ở không ít phát ngôn của Ân xá Quốc tế và các tổ chức nhân quyền tương tự.
Thứ nhất, dù các vụ tấn công này có dấu hiệu vi phạm công ước quốc tế về quyền tự do tư tưởng và tự do biểu đạt (Điều 19 ICCPR), cùng công ước quốc tế về quyền riêng tư (Điều 17 ICCPR), Chính phủ Việt Nam vốn không chịu trách nhiệm bảo vệ các quyền này của những người bị tấn công. Trách nhiệm đó thuộc về chính phủ những nước đã cấp tư cách công dân cho Bùi Thanh Hiếu và các thành viên VOICE - như chính phủ Đức, Mỹ, Philippines…
Thứ hai, nếu Nhà nước Việt Nam được xem là một bên trong cuộc, đương nhiên Nhà nước Việt Nam không thể tiến hành một “cuộc điều tra độc lập” về vụ việc, như Ân xá Quốc tế đòi hỏi.
Thứ ba, việc tiến hành một cuộc điều tra như vậy đương nhiên mâu thuẫn với lợi ích của Nhà nước Việt Nam. Cần nhớ rằng Bùi Thanh Hiếu là một cây bút chuyên tung các tin đồn không thể kiểm chứng về tình hình nội chính của Việt Nam để phá hoại chính trị, và thậm chí đã thừa nhận rằng làm việc này (vẽ ra phe nọ, phe kia trong Đảng, Chính phủ) nhằm kích động chia rẽ, phá hoại. Trong khi đó, VOICE là tổ chức ngoại vi của Việt tân, một tổ chức chuyên huấn luyện các nhóm làm cách mạng đường phố để lật đổ Nhà nước Việt Nam. Qua việc tổ chức Ân xá Quốc tế đòi hỏi Nhà nước Việt Nam bảo vệ những đối tượng chống lại mình ở hải ngoại, có thể thấy họ tiếp cận vụ việc này với thái độ chơi xỏ thay vì thái độ thiện chí.
Dù Ân xá Quốc tế giả vờ làm một quan tòa độc lập để phán xét Việt Nam, thực ra nó cùng phe với Bùi Thanh Hiếu và VOICE chứ không hề độc lập. Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách chiến dịch của Ân xá Quốc tế ở Campuchia và Việt Nam, vốn là một gương mặt chống Cộng bỏ ra nước ngoài tị nạn khi bị truy nã. Chính vì cùng phe phái, mà Ân xá Quốc tế nghiễm nhiên xem Bùi Thanh Hiếu là “nhà hoạt động dân chủ”, trong khi chính những gương mặt chống Cộng trong nước đã vạch trần bản chất phản dân chủ của Hiếu:
Chính Ân xá quốc tế thừa nhận trong bài viết "Người bảo vệ nhân quyền Việt Nam bị tấn công bằng phần mềm gián điệp" ngày 24/2/2021, các cuộc điều tra của Ân xá quốc tế đều không xác định được bất kỳ bằng chứng nào về mối liên hệ giữa Ocean Lotus với Nhà nước Việt Nam; xác định được Ocean Lotus tấn công hàng trăm mục tiêu là các cá nhân, tổ chức "đấu tranh dân chủ" khắp thế giới, không chỉ có những kẻ chống Việt nam. Như vậy có thể thấy rõ, Ân xá quốc tế đang lợi dụng một nhóm có tên Ocean Lotus đã và đang tấn công hàng trăm mục tiêu "cá nhân, tổ chức xã hội dân sự" trên thế giới để quy kết, đổ vấy, bôi lem chính quyền Việt Nam cho mục tiêu chính trị đe hèn của nó mà thôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét