Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

VOICE cố hiện diện ở Liên Hiệp Quốc: showbiz hay thực chất?

 

VOICE cố hiện diện ở Liên Hiệp Quốc: showbiz hay thực chất?

Từ nhiều năm nay, các tổ chức chống Cộng vẫn thường tuyên truyền rằng Liên Hiệp Quốc luôn lưu tâm đến những “động thái đàn áp chính trị” ở Việt Nam. Thông điệp tuyên truyền này nhằm an ủi các nhà dân chửi, giúp họ vững tin rằng mình chưa bị bỏ rơi bởi quốc tế. Nhưng thực tế không diễn ra như vậy: Liên Hiệp Quốc là một bộ máy quan liêu đồ sộ, không dành nhiều tiếng nói cho các nhà dân chửi ở Việt Nam. Cơ chế quan liêu của guồng máy này chỉ cho phép các nhà chống Cộng Việt Nam hiện diện như những cái bóng mờ nhạt, dù họ đã bỏ ra rất nhiều công sức để bon chen vào nó.

Trước tiên, cần lưu ý rằng không phải tổ chức phi chính phủ nào cũng có quyền trực tiếp tham gia các chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc. Chỉ các tổ chức đã được Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) cấp vị thế tham vấn mới có cái quyền vừa nêu. Vì vậy, để có quyền phát biểu tại các kỳ UPR năm 2014 và 2019 của Việt Nam, một số tổ chức chống Nhà nước Việt Nam đã xin làm đối tác của các NGO nước ngoài từng được ECOSOC cấp vị thế tham vấn – như Human Rights Watch, Amnesty International, hay Freedom House…

Đơn cử, để Đinh Thảo được đọc một bài phát biểu trong cuộc họp ngày 20/09/2017 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tổ chức VOICE đã phải xin làm thành viên trong mạng lưới CIVICUS:



Sau cuộc họp vừa nêu, VOICE đã tuyên truyền rầm rộ về bài phát biểu của Đinh Thảo, và mô tả nó như một cột mốc trưởng thành của giới chống Cộng người Việt. Đinh Thảo cũng tỏ ra đặc biệt xúc động về bài phát biểu này, khi gọi nó là “90 giây dài nhất trong cuộc đời” của Thảo. Tôi nghe tâm sự của Đinh Thảo mà thấy mỉa mai và chua chát: chẳng lẽ mốc son đáng nhớ nhất trong cuộc đời của cô lại là 90 giây đứng xin trợ giúp của nước ngoài? Hơn nữa, một bài phát biểu 90 giây thì nói lên được điều gì về “tình hình nhân quyền” ở Việt Nam, vốn có rất nhiều góc khuất? Nếu bài phát biểu không có chức năng cung cấp thông tin cho Liên Hiệp Quốc (vì quá ngắn), lại cũng không có tác động gì đến đời sống chính trị ở Việt Nam (vì các đòi hỏi của nó không được thực hiện suốt từ năm 2017 đến nay); thì việc phát biểu tại Liên Hiệp Quốc có tính thực chất không, hay chỉ là diễn kịch, chỉ là làm hàng? Việc phát biểu tại Liên Hiệp Quốc giúp ích cho người dân Việt Nam, hay chỉ giúp đánh bóng tên tuổi cho VOICE và Đinh Thảo, đồng thời củng cố cái quyền lực xin-cho của phương Tây, mà Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là đại diện?




90 giây phát biểu tại Liên Hiệp Quốc của Đinh Thảo cũng cho thấy một thực tế đáng buồn khác: việc được gặp giới chức nước ngoài là một yếu tố quan trọng giúp làm nên danh tiếng của một nhà dân chửi Việt Nam. Truyền thống vọng ngoại này vẫn là một trong những yếu tố quan trọng khiến họ thiếu tính độc lập và làm mất lòng người dân trong nước.

Không có nhận xét nào: