Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

ĐÀI PHẢN ĐỘNG RFA TUYÊN TRUYỀN XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

 

ĐÀI PHẢN ĐỘNG RFA TUYÊN TRUYỀN XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Vừa qua, vào ngày 20/5/2021, Đài RFA đã đăng tải bài viết “Liệu có thể đạt được công bằng xã hội khi đảng cộng sản cầm quyền”. Trong đó, bài báo đã đăng tải công khai phát ngôn của Nguyễn Huy Vũ cho rằng: “Chuyện tiến bộ và công bằng xã hội đã và sẽ không bao giờ có trong các chế độ mà đảng cộng sản cầm quyền, vì đảng cộng sản cần ngu dân để dễ trị và ban phát bổng lộc cho các thành viên của mình nhằm mua sự trung thành của họ cho chế độ”. Đây là những phát ngôn hết sức phản động, thể hiện cái nhìn chủ quan, phiến diện, phủ nhận thành tựu mà Đảng cộng sản Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.

ĐÀI PHẢN ĐỘNG RFA TUYÊN TRUYỀN XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Có thể thấy rằng công bằng xã hội không chỉ có tác động mạnh mẽ, tích cực trong lĩnh vực kinh tế, mà còn đóng vai trò điều chỉnh quan hệ giữa con người với con người trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, đạo đức. Do vậy, công bằng xã hội xuất phát từ sự tự nguyện, nó vừa tạo nên trạng thái ổn định của xã hội, vừa tạo nên những điều kiện cần thiết thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ. Bên cạnh đó, công bằng xã hội còn là điều kiện để mỗi cá nhân có thể phát huy cao nhất khả năng của bản thân trong quá trình hoạt động xã hội, giúp sự phát triển của mỗi người ngày càng toàn diện hơn.

Ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể với một hoàn cảnh kinh tế - xã hội nhất định, bao giờ cũng có thước đo của công bằng xã hội tương ứng làm căn cứ để xác định một tỷ lệ tương ứng cụ thể giữa cống hiến và hưởng thụ cho mọi chủ thể cùng tham dự vào hoạt động của nền sản xuất xã hội. Công bằng xã hội tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân phát huy tối đa khả năng của họ vào việc tham gia cống hiến vào sự phát triển của xã hội cũng như quyền được hưởng thụ tương xứng với những cống hiến đó. Do vậy, công bằng xã hội chính là nhân tố kích thích, động viên mọi người ra sức tham gia cống hiến cho sự phát triển của xã hội một cách tự nguyện nhất. Với ý nghĩa đó, công bằng xã hội trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội nói riêng và sự tiến bộ xã hội nói chung.

Thực hiện công bằng xã hội là một chủ trương lớn của Đảng, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta từ khi giành được độc lập cho tới ngày nay. Đại hội VI của Đảng lần đầu tiên tạo sự chuyển biến trong quan điểm nhận thức về vấn đề chính sách xã hội, quan điểm về công bằng xã hội chính thức đưa vào báo cáo chính trị. Cương lĩnh năm 2011 khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng là động lực mạnh mẽ, phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tiếp theo đó, các Đại hội, hội nghị Trung ương các khóa, Quốc hội, Chính phủ đã từng bước cụ thể hóa chủ trương, đường lối này.

Đường lối, chính sách về việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội đã từng bước hoàn thiện. Điều này được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VII (6-1993) về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (7-1994) về phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa...Đại hội VIII của Đảng đánh dấu bước phát triển mới trong chỉ đạo về vấn đề này. Đại hội khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình”.

Trong các nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ Đại hội XIII nêu trong Nghị quyết, Đảng ta tiếp tục chỉ rõ: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam”. Theo quan điểm của Đảng, thực chất của bảo đảm công bằng xã hội là giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tếvới thực hiện chính sách xã hội, đem lại cuộc sống hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của con người, trên tinh thần tất cả vì con người, cho con người. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thực hiện công bằng xã hội có ý nghĩa quan trọng, nhằm khắc phục bản chất cố hữu của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, là mạnh thắng, yếu thua;bảo đảmtính định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở sự công bằng nên cần phải được quán triệt sâu sắc, triển khai có hiệu quả trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trên cơ sở kết quả đạt được qua 35 năm đổi mới, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra hệ thống giải pháp cơ bản, tổng thể và toàn diện để thực hiện vấn đề này. Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Điều đó phản ánh sâu sắc tư duy mới của Đảng về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội hiện nay, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, cần được nhận thức đúng đắn, triển khai thực hiện có hiệu quả. Do đó, việc Nguyễn Huy Vũ cho rằng: “Chuyện tiến bộ và công bằng xã hội đã và sẽ không bao giờ có trong các chế độ mà đảng cộng sản cầm quyền” là đi ngược lại thực tiễn công bằng xã hội ở Việt Nam trong những năm qua. Chúng ta cần tỉnh táo, cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc của đài RFA, không để các đối tượng xấu lợi dụng để chống phá chính quyền nhân dân.

Không có nhận xét nào: